Giá tiêu hôm nay 20/6 giảm nhẹ về mức 71.000 - 74.500 đ/kg

Tuần này thị trường có 3 phiên điều chỉnh gồm 2 lần tăng nhẹ và 1 lần giảm đồng loạt. Ở một số địa phương giá tiêu hôm nay được giao dịch quanh mức từ 71.000 - 74.500 đ/kg.

Giá tiêu trong nước

Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 72.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg. Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 71.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg.

Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 71.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg. Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 74.500 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg. Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 73.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg.

Giá tiêu giảm nhẹ ở môt số tỉnh thành.Giá tiêu giảm nhẹ ở môt số tỉnh thành.

Kết thúc tuần qua, thị trường có 3 phiên điều chỉnh gồm 2 lần tăng nhẹ và 1 lần giảm đồng loạt. Tổng hợp tuần, giá hồ tiêu giữ nguyên, không thay đổi. Hiện doanh nghiệp đã dự trữ đủ lượng hàng để sản xuất và xuất khẩu nên lực mua chậm và yếu hơn so với diễn biến của thị trường.

Bộ Công Thương dẫn số liệu từ cơ quan Hải quan Trung Quốc thể hiện, nhập khẩu hạt tiêu của nước này tăng mạnh trở lại trong tháng 4/2022, với mức tăng 110,1% so với tháng 3/2022 và tăng 51,5% so với tháng 4/2021. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu hạt tiêu vào Trung Quốc giảm 28,5% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 14,3 triệu USD.

Tháng 4/2022, Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu hạt tiêu từ Indonesia và Việt Nam, nhưng giảm nhập khẩu từ Brazil và Malaysia. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, Trung Quốc giảm nhập khẩu hạt tiêu từ nhiều nguồn cung chính, ngoại trừ Việt Nam và Brazil.

Kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam vào Trung Quốc tăng 25% trong tháng 4, đạt 1,42 triệu USD. Nếu tính cả 4 tháng đầu năm 2022, Việt Nam là nguồn cung tiêu lớn thứ 2 cho Trung Quốc, với tổng kim ngạch nhập khẩu tiêu từ Việt Nam đạt 4,15 triệu USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước.

Bộ Công Thương dự báo, thị trường hạt tiêu toàn cầu sẽ khởi sắc trở lại khi một vài thành phố của Trung Quốc đã bắt đầu gỡ phong tỏa.

Mới đây, thông tin trên tờ Khmer Times, Chủ tịch Liên đoàn Hồ tiêu và Gia vị Campuchia (CPSF) Mak Ny cho biết, vụ thu hoạch một số khu vực vẫn chưa hoàn thành do mưa lớn và thiếu lao động.

Trong mùa thu hoạch cao điểm tại quốc gia này, giá tiêu giảm xuống trung bình 13.000 Riel (3,20 USD)/kg, từ mức 16.000 Riel hồi tháng 1. Sản lượng năm nay của Campuchia được sự báo tăng nhẹ. Việt Nam là khách hàng chính của Campuchia.

Hiện nay, Liên đoàn Hồ tiêu và Gia vị Campuchia đang liên kết các nông dân lại với nhau và tìm kiếm các nhà xuất khẩu để mua tiêu trực tiếp từ người trồng tiêu mà không cần phải phụ thuộc vào các thương lái.

Giá tiêu tăng trở lại nhờ nhu cầu nhập khẩu từ Trung Quốc tăng

Hiện tại, Trung Quốc đang dần mở cửa trở lại sau thời gian dài phong toả nhiều thành phố lớn để chống dịch COVID-19. Điều này giúp nhu cầu tiêu và các mặt hàng khác tăng, kéo theo giá nội địa khởi sắc.

Ngày 8/6/2022, giá hạt tiêu đen tại thị trường nội địa tăng từ 1.500 – 2.500 đồng/ kg (tùy từng khu vực khảo sát) so với ngày 30/5/2022, lên mức 72.000 - 75.500 đồng/kg. Giá hạt tiêu trắng ở mức 111.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg so với cuối tháng 5/2022 và cao hơn so với mức 103.000 đồng/kg cùng kỳ năm 2021.

Thời điểm hiện tại giá hạt tiêu của Việt Nam phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc khi mà các nhà nhập khẩu châu Âu và Mỹ đã ký hợp đồng đến cuối năm nay. Doanh nghiệp đã dự trữ đủ lượng hàng để sản xuất và xuất khẩu nên lực mua chậm và yếu hơn so với diễn biến của thị trường.

Cục Xuất nhập khẩu dự báo thị trường hạt tiêu toàn cầu sẽ khởi sắc trở lại khi một vài thành phố của Trung Quốc đã bắt đầu gỡ phong tỏa. Tuy nhiên, giá hạt tiêu thế giới vẫn chịu áp lực do căng thẳng địa chính trị tại Đông Âu khiến giá năng lượng và lạm phát ở mức cao, người dân có xu hướng tiết kiệm chi tiêu khiến nhu cầu tiêu thụ vẫn ở mức thấp.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, vụ thu hoạch tiêu tại Việt Nam và miền nam Brazil đã kết thúc với sản lượng ghi nhận giảm khoảng 10% ở cả 2 khu vực. Theo Tổ chức Hồ tiêu Quốc tế (IPC), tổng nguồn cung tiêu toàn cầu năm nay khoảng 535 nghìn tấn, giảm 2,6% so với năm 2021.

Tuy nhiên, dù sản lượng giảm nhưng giá thị trọng nội địa Việt Nam thời gian qua giảm từ mức 80.000 đồng/kg hồi đầu năm xuống còn 74.000 đồng/kg những ngày đầu tháng 6.

Tương tự, giá tiêu xuất khẩu cũng giảm khoảng 5% xuống 4.250 USD/tấn trong 5 tháng đầu năm. Không chỉ ở Việt Nam, giá ở các thị trường như Brazil cũng giảm 200 - 250 USD/tấn so với đầu năm 2022.

Nhu cầu tiêu thụ toàn cầu giảm là nguyên nhân chính dẫn đến đà đi xuống cua giá tiêu thời gian qua. Bên cạnh đó, bất ổn địa chính trị giữa Nga và Ukraine cũng tác động không nhỏ đến thị trường tiêu thụ mặt hàng này.

Việc Trung Quốc theo đuổi chính sách Zero Covid cũng là nguyên nhân chính dẫn đến giá tiêu giảm khi đây là thị trường nhập khẩu tiêu lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ. Thế nhưng lượng nhập khẩu tiêu của Trung Quốc từ Việt Nam trong 5 tháng đầu năm giảm tới 89% so với cùng kỳ năm 2021.

Thanh Hằng (t/h)

Cùng chuyên mục