Nguyên nhân nào khiến đồng tiền số lớn nhất thế giới bất ngờ tụt dốc?

Đồng tiền số Bitcoin đã mất giá hơn 11%, từ 62.000 USD xuống còn 55.000 USD/Bitcoin - đây là mức thấp nhất kể từ cuối tháng 3. Đồng tiền số lớn nhất thế giới tiếp tục giảm sâu ở phiên gần nhất, rời khỏi mốc 50.000 USD và "bốc hơi" hơn 20% so với mức cao kỷ lục 64.829 USD vào ngày 14/4 vừa qua.

Lúc 6h00 ngày 26/4, trên CoinDesk, giá Bitcoin đứng mức 48.406 USD, giảm 4,8%, tương đương mỗi coin mất 2.446 USD. Trong 24 giờ gần nhất, tiền ảo hàng đầu có lúc rơi về 47.816 USD. Trên Vicuta, giá Bitcoin cũng điều chỉnh giảm 3,6% về 1,157 tỷ đồng mua vào và 1,211 tỷ đồng bán ra.

Dữ liệu thống kê từ CoinMarketCap cho thấy vốn hóa Bitcoin hiện chỉ còn hơn 908 tỷ USD, lượng giao dịch trong 24 giờ qua ở mức 45 tỷ USD.

Hàng loạt tiền ảo vốn hóa lớn cũng lao dốc theo Bitcoin khiến thị trường ngập trong sắc đỏ. Cụ thể Ripple giảm 4,6%, Cardano giảm 3,4%, Dogecoin giảm 5%, Binancecoin giảm 0,4%, Tether giảm 0,01%, Polkadot giảm 1%...

The Guardian cho hay, có nhiều lý do dẫn tới việc Bitcoin đột ngột giảm giá, trong đó có sự kiện ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ cấm sử dụng tiền điện tử để giao dịch, mua bán vì lo ngại rủi ro tài chính. Lệnh cấm sẽ có hiệu lực từ ngày 30/4 tới.

Tiền ảo tiếp tục lao dốc thảm hạiTiền ảo tiếp tục lao dốc thảm hại

Thêm vào đó, Ấn Độ cũng đang đề xuất dự luật ngăn cấm mọi hoạt động liên quan đến tiền điện tử, đồng thời đặt ra quy định xử phạt hành chính cho bất cứ ai vi phạm. 

CoinMarketCap cũng vừa báo cáo tình trạng mất điện tại khu vực Tân Cương của Trung Quốc - nơi diễn ra nhiều hoạt động khai thác Bitcoin. Theo đó, gần một nửa mạng Bitcoin ở Tân Cương đã rơi vào trạng thái ngoại tuyến trong vòng 48 giờ.

Gần đây cũng có đồn đoán Bitcoin lao dốc là do Bộ Tài chính Mỹ đang lên kế hoạch trấn áp các hoạt động rửa tiền thông qua hoạt động mua bán tài sản kỹ thuật số. Tuy nhiên, tin này vẫn chưa được kiểm chứng.

Mới nhất, thị trường tiền ảo phản ứng tiêu cực trước thông tin Mỹ có thể nâng thuế thặng dư vốn tăng gấp đôi với những người thu nhập từ 1 triệu USD trở lên. Mục đích của việc tăng thuế là thu về 1.000 tỷ USD dành cho các chương trình an sinh xã hội như giáo dục, chăm sóc trẻ em và trả lương cho người lao động khi nghỉ phép. Điều này có thể ảnh hưởng đến các nhà đầu tư tiền mã ảo.

Dù yếu tố đã khơi mào cho đợt bán tháo là gì thì các nhà phân tích đều chung quan điểm rằng Bitcoin đã tăng tốc nhờ sự bùng nổ của một lượng lớn các giao dịch sử dụng đòn bẩy trên các sàn giao dịch phái sinh tiền số ở nước ngoài. Những sàn này vốn được quản lý thiếu nghiêm ngặt.

Theo nhà cung cấp dữ liệu Bybt, tổng cộng, nhà đầu tư đã bán tháo 10,1 tỷ USD giá trị tiền số trên các sàn giao dịch. Hơn 90% số vị thế bị bán tháo đến từ khoản đặt cược tăng giá vào Bitcoin hoặc các đồng tiền số khác. Thậm chí, gần 5 tỷ USD vị thế bị thanh lý đã diễn ra chỉ trên một sàn là Binance.

 Thiên Trường

Bài liên quan

Cùng chuyên mục