Thu giữ gần 1000 linh kiện, phụ tùng xe máy không có hóa đơn chứng từ

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện tại 03 cửa hàng có tới 834 loại hàng hóa là linh kiện, phụ tùng xe máy không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp với tổng trị giá hàng hóa lên đến 33.960.000 đồng. Trong đó, có 263 loại hàng mang nhãn hiệu Honda và Yamaha có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam.

Đội quản lý thị trường số 6 - Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Lạng Sơn vừa tiến hành kiểm tra và tạm giữ hàng trăm sản phẩm là phụ tùng xe máy có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Honda, Yamaha.

Theo đó, cơ quan chức năng kiểm tra cửa hàng phụ tùng xe máy Hanh Hồng địa chỉ đường Chu Văn An, phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn; cửa hàng phụ tùng xe máy Huy Hưởng địa chỉ đường Ngô Quyền, phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn; cửa hàng phụ tùng xe máy Trịnh Văn Sơn địa chỉ số 79H, đường Trần Đăng Ninh, phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn. 

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện tại 03 cửa hàng có tới 834 loại hàng hóa là linh kiện, phụ tùng xe máy không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp với tổng trị giá hàng hóa lên đến 33.960.000 đồng. Trong đó, có 263 loại hàng mang nhãn hiệu Honda và Yamaha có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam. 

Đội QLTT số 06 - Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn kiểm tra hàng hoá tại hộ kinh doanh. Ảnh: Tổng cục QLTTĐội QLTT số 06 - Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn kiểm tra hàng hoá tại hộ kinh doanh. Ảnh: Tổng cục QLTT

Đội QLTT số 06 ra quyết định tạm giữ toàn bộ hàng hóa có dấu hiệu vi phạm, niêm phong để phối hợp cùng chủ sở hữu quyền xác minh dấu hiệu vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật.

Hiện nay, thực trạng buôn lậu, gian lận thương mại vẫn diễn biến phức tạp trong thời gian qua. Đặc biệt vi phạm sở hữu trí tuệ đang là vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng không nhỏ đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp chân chính.

Liên quan tới vấn đề này, ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, ở Việt Nam hiện nay hàng giả rất phổ biến, đặc biệt là giả nhãn hiệu của các tập đoàn lớn. Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam thường có tâm lý e ngại phối hợp với các lực lượng chức năng do lo ngại sẽ giảm doanh số. Mặt khác, để cán bộ xác định một sản phẩm giả rất khó nếu không có sự phối hợp giữa hãng và chủ thể quyền.

 Bảo Ngọc 

Bài liên quan

Cùng chuyên mục