Sẵn sàng cho kế hoạch phục hồi kinh tế
Dự thảo Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2022-2023 nếu đưa vào triển khai sẽ góp phần quan trọng để kinh tế Việt Nam có thể đạt tốc độ tăng trưởng 6-6,5% năm 2022.
Chuẩn bị nguồn lực chương trình phục hồi kinh tế
Một thông tin quan trọng vừa được Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương chia sẻ. Đó là Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã hoàn thành Dự thảo Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2022-2023, trình Chính phủ cho ý kiến và đang tiếp tục hoàn thiện để triển khai các bước tiếp theo, bao gồm trình Bộ Chính trị cho ý kiến về chủ trương, đường hướng và trình Quốc hội để xem xét thông qua các giải pháp, cơ chế chính sách, đặc biệt là các giải pháp, chính sách liên quan đến tài khóa và tiền tệ thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
Theo dự kiến, tháng 12 tới, Quốc hội sẽ có phiên họp chuyên đề để thảo luận và thông qua một số vấn đề mang tính cấp bách cho quốc kế dân sinh. Và như thông tin từ Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội sẽ không xem xét chương trình tổng thể phục hồi kinh tế - xã hội, mà chỉ xem xét quyết định gói chính sách tài khóa và tiền tệ đối với chương trình này.
Trên thực tế, đây là vấn đề rất quan trọng, bởi ngay từ khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự thảo Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội, một trong những câu hỏi đầu tiên luôn được đặt ra là lấy nguồn lực đâu để thực hiện? Ngay từ đầu, như khẳng định của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, đây phải là một chương trình tổng thể với nguồn lực đủ lớn và thời gian phù hợp.
Cho tới thời điểm này, quy mô của Chương trình chưa được tiết lộ. Tuy nhiên, các đề xuất của các chuyên gia kinh tế đều cho rằng, quy mô của gói hỗ trợ phải rất lớn.
“Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2022 là 6-6,5%. Đây là bước nhảy vọt 4% trên mức ‘nền’ thấp của năm 2021. Vì vậy, để tăng trưởng đột phá, gói hỗ trợ cũng phải ở mức đột phá”, ông Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nói.
Còn đại biểu Quốc hội Nguyễn Thiện Nhân, khi phát biểu tại nghị trường Kỳ họp thứ hai, Quốc hội Khóa XV đã đề xuất nên dành khoảng 4% GDP để hỗ trợ doanh nghiệp.
Trong khi đó, trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, cơ quan này đang tính toán công cụ tài khóa để thực hiện cho chương trình phục hồi, phát triển kinh tế. Theo đó, Bộ Tài chính đang tính phương án phát hành trái phiếu chính phủ và công trái ngoại tệ để huy động khoảng 180.000 tỷ đồng tiền trong dân trong 2 năm.
Không những vậy, theo chia sẻ của Thứ trưởng Trần Quốc Phương, không chỉ là chính sách tài khóa hay tiền tệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang đề xuất 5 nhóm chính sách trong một chương trình tổng thể về phục hồi kinh tế - xã hội.
Trong đó, chính sách đầu tiên là về phòng, chống dịch bệnh và y tế. Ngay cả nhóm chính sách này cũng sẽ bao gồm cả chính sách trong ngắn hạn và dài hạn, như chuẩn bị cơ sở y tế, trang thiết bị, máy móc, đào tạo nguồn nhân lực.
Nhóm giải pháp thứ hai là an sinh xã hội. Nhóm giải pháp thứ ba là hỗ trợ doanh nghiệp. Nhóm giải pháp thứ tư là kích cầu đầu tư công. Nhóm thứ năm là về quản lý điều hành, đảm bảo cân đối vĩ mô, kiểm soát lạm phát, duy trì ổn định và kiểm soát rủi ro. Thực hiện các nhóm chính sách này, ngoại trừ nhóm thứ năm, đều cần nguồn lực lớn để thực hiện.
Vì vậy, việc Quốc hội vào tháng 12 tới sẽ xem xét các cơ chế, chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ kịp thời triển khai Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội có ý nghĩa rất quan trọng. Nếu mọi việc thuận lợi, thì có thể bắt đầu triển khai các kế hoạch cho phục hồi kinh tế ngay từ đầu năm 2022.
Doanh nghiệp sẵn sàng cho thời khắc “mở cửa”
Giải pháp “cộng thêm” và mục tiêu tăng trưởng 6-6,5% trong năm 2022
Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội là rất quan trọng, song theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, đây chỉ là giải pháp “cộng thêm”. Bởi thực tế, cùng với việc trình Quốc hội thông qua Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, với mục tiêu tăng trưởng 6-6,5%, Chính phủ cũng đã đề xuất 12 nhóm giải pháp để thực hiện các mục tiêu này.
“Để hoàn thành Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, phải thực hiện quyết liệt và hiệu quả 12 nhóm giải pháp đã được Quốc hội thông qua. Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội là giải pháp cộng thêm, nhằm tăng thêm hiệu ứng, giúp nền kinh tế phục hồi nhanh hơn, mạnh hơn, hiệu quả hơn”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói.
Thông tin cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang chuẩn bị xây dựng Dự thảo Nghị quyết 01 của Chính phủ, để Thủ tướng Chính phủ có thể sớm ký ban hành vào những ngày đầu năm 2022. Khi các giải pháp điều hành kinh tế - xã hội năm 2022 được ban hành sẽ tạo nền tảng quan trọng để các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện, nhằm đưa nền kinh tế sớm về đích kế hoạch 2022.
“Có nhiều người hỏi, động lực cho tăng trưởng kinh tế 2022 là gì, thì câu trả lời là không thể chỉ một động lực duy nhất có thể vực dậy nền kinh tế”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói và cho rằng, sản xuất công nghiệp, dịch vụ, hay sản xuất nông nghiệp… đều là những động lực quan trọng của nền kinh tế.
“Du lịch trước đây tăng trưởng 6%/năm, nhưng nay tăng trưởng âm. Nếu động lực dịch vụ này quay trở lại, thì chúng ta có thể yên tâm hơn về tăng trưởng kinh tế trong năm 2022. Dịch vụ hồi phục, thì sản xuất cũng sẽ tốt hơn”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói.
Ông cũng đồng thời nhấn mạnh vai trò của sức cầu nền kinh tế, bởi khi cầu nền kinh tế quay trở lại sẽ tác động tích cực tới khu vực sản xuất và dịch vụ.
Để kinh tế phục hồi, các giải pháp kích cầu tiêu dùng và đầu tư đã được các chuyên gia đề xuất. Trong các giải pháp tổng thể phục hồi kinh tế, kích cầu đầu tư công cũng đã được nhấn mạnh. Quan trọng hơn, theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, giải pháp này có ý nghĩa “kép”, tức là vừa kích thích chi tiêu đầu tư công tức thời trong gian đoạn ngắn để kích thích tăng trưởng, vừa có ý nghĩa lâu dài là tạo ra các kết cấu hạ tầng, tạo nền tảng cho tăng trưởng và phát triển giai đoạn sau.
Thông tin cho biết, dự kiến, Kỳ họp chuyên đề của Quốc hội cũng sẽ xem xét Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 10 luật; Dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025; Đề án thí điểm về việc tách giải phóng mặt bằng, tái định cư ra khỏi dự án đầu tư; Dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Cần Thơ.
Đây cũng chính là các giải pháp “cộng thêm” quan trọng, sẽ hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế không chỉ trong ngắn hạn, mà cả trong trung và dài hạn.
Hà Nguyễn
- Cùng chuyên mục
Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh giải phóng mặt bằng, khai thác vật liệu xây dựng cho các dự án đường bộ cao tốc
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 48/CĐ-TTg ngày 22/4/2025 về việc đẩy nhanh tiến độ công tác giải phóng mặt bằng, khai thác vật liệu xây dựng cho các dự án để hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc trong năm 2025.
Tin tức - 06:09 23/04/2025
Đảm bảo cung ứng điện dịp 30/4 - 1/5 và các tháng mùa khô năm 2025
Ngày 22/4, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì buổi làm việc với đại diện các đơn vị ngành năng lượng về tình hình cung ứng điện dịp 30/4 - 1/5 và các tháng mùa khô năm 2025.
Tin tức - 22:33 22/04/2025
Tổng Bí thư: Binh chủng Tăng thiết giáp phải thật sự xứng đáng là lực lượng đột kích mạnh
Tổng Bí thư đề nghị, Binh chủng Tăng thiết giáp phải nỗ lực phấn đấu, cùng với toàn quân tính toán thời gian, tận dụng mọi thời cơ không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp, trình độ khả năng sẵn sàng chiến đấu, thực sự cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Tin tức - 18:09 22/04/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình hòa nhạc đặc biệt “Bản giao hưởng hòa bình”
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), tối 21/4, tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình hòa nhạc đặc biệt “Bản giao hưởng hòa bình”.
Tin tức - 06:14 22/04/2025
Vụ sản phẩm sữa giả: Đăng ký 71 sản phẩm tại Hà Nội là thực phẩm dinh dưỡng
Theo đại diện Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, trong gần 600 sản phẩm thuộc công ty Rance Pharma và công ty Hacofood Group, Chi cục cấp giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố sản phẩm cho 71 sản phẩm (12%). Trong đó, chủ yếu là thực phẩm dinh dưỡng, không có hồ sơ nào có đối tượng là những người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, phụ nữ mang thai…
Tin tức - 09:51 21/04/2025
Đại thắng mùa xuân 1975 - Thành công xuất sắc của nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh
Đại thắng mùa xuân 1975 là dấu mốc trọng đại trong tiến trình phát triển đi lên của dân tộc Việt Nam, là một trong những thành công xuất sắc nhất về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Đảng ta.
Tin tức - 06:11 21/04/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”
Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), tối 20/4, tại khuôn viên Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự chương trình.
Tin tức - 05:42 21/04/2025
Ngân hàng Việt và bài toán 'ế' cổ phần ngoại
Trong khi ngành ngân hàng Việt Nam luôn được đánh giá là lĩnh vực hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài, thì thực tế lại cho thấy có nhiều ngân hàng vẫn để tỷ lệ sở hữu của khối ngoại ở mức rất thấp, thậm chí chưa sử dụng đến room ngoại được pháp luật cho phép. Điều này đặt ra nhiều câu hỏi: Vì sao những ngân hàng này không tận dụng hết dư địa để thu hút vốn ngoại? Và liệu đây là sự “thiếu hấp dẫn”, hay là chiến lược chủ động?
Tin tức - 22:03 20/04/2025
Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam trong Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang
Trong những ngày vừa qua, cán bộ, chiến sĩ ở các cơ quan, đơn vị trong Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang vừa tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025.
Tin tức - 14:58 20/04/2025
Thủ tướng: Giới trẻ cần 'Thần tốc táo bạo' để đưa Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo
Với mục tiêu thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong giới trẻ, Ngày hội là sân chơi cho các ý tưởng sáng tạo, đồng thời kiến tạo không gian kết nối giữa sinh viên - nhà trường - doanh nghiệp - nhà đầu tư, với nhiều hoạt động như tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp, hội thảo chuyên đề, trưng bày sản phẩm khởi nghiệp được tổ chức đồng thời.
Tin tức - 13:29 20/04/2025
- Tin mới
-
Giá heo hơi hôm nay 23/4: Dao động từ 67.000 - 76.000 đồng/kg
-
VN-Index hôm nay: Nhà đầu tư lưu ý giao dịch của cổ phiếu ngân hàng, bán lẻ, điện, đầu tư công
-
Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh giải phóng mặt bằng, khai thác vật liệu xây dựng cho các dự án đường bộ cao tốc
-
Giá sầu riêng hôm nay 23/4: Tăng ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên
-
Hàng giả, hàng nhái ở Bắc Giang đang có chiều hướng gia tăng
-
Đảm bảo cung ứng điện dịp 30/4 - 1/5 và các tháng mùa khô năm 2025
- Đọc nhiều
-
1
Giá heo hơi hôm nay 23/4: Dao động từ 67.000 - 76.000 đồng/kg
-
2
VN-Index hôm nay: Nhà đầu tư lưu ý giao dịch của cổ phiếu ngân hàng, bán lẻ, điện, đầu tư công
-
3
Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh giải phóng mặt bằng, khai thác vật liệu xây dựng cho các dự án đường bộ cao tốc
-
4
Giá sầu riêng hôm nay 23/4: Tăng ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên
-
5
Hàng giả, hàng nhái ở Bắc Giang đang có chiều hướng gia tăng
-
6
Đảm bảo cung ứng điện dịp 30/4 - 1/5 và các tháng mùa khô năm 2025