Tại một vài địa phương khu vực miền Trung – Tây Nguyên và khu vực miền Nam, giá lợn hơi đồng loạt giảm nhẹ 1.000 - 2.000 đồng/kg.
Tại khu vực miền Bắc, giá lợn hơi hôm nay tiếp tục đi ngang trên diện rộng và dao động trong khoảng 56.000 - 57.000 đồng/kg. Trong đó, mức giá 56.000 đồng/kg được ghi nhận tại các địa phương gồm Bắc Giang, Yên Bái, Lào Cai, Nam Định, Phú Thọ, Hà Nam, VĩnhPhúc và Tuyên Quang. Cao hơn một giá, tại Hưng Yên, Thái Nguyên, Thái Bình, Ninh Bình và TP Hà Nội duy trì giao dịch với giá 57.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi hôm nay 11/6 giảm nhẹ từ 1.000-2.000 đồng/kg.
Thị trường khu vực miền Trung - Tây Nguyên, giá lợn hơi hôm nay giảm nhiều nhất là 2.000 đồng/kg ở một số địa phương và dao động trong khoảng 54.000 - 56.000 đồng/kg. Theo đó, Quảng Trị giảm 1.000 đồng/kg xuống còn 55.000 đồng/kg, mức giá này cũng được ghi nhận tại Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Bình Định và Lâm Đồng. Còn tại Ninh Thuận, sau khi giảm 2.000 đồng/kg, hiện giá lợn hơi được thu mua với giá 54.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Các tỉnh như Thanh Hóa, Khánh Hòa và Bình Thuận không ghi nhận thay đổi về giá trong ngày hôm nay và được thương lái thu mua ở 56.000 đồng/kg.
Tại khu vực miền Nam, giá lợn hơi hôm nay điều chỉnh giảm 1.000 đồng/kg ở một vài nơi trong khu vực và dao động trong khoảng 54.000 - 58.000 đồng/kg. Cụ thể, TP Hồ Chí Minh và Tây Ninh giảm 1.000 đồng/kg, hiện thu mua chung mức 55.000 đồng/kg. Còn tại Cà Mau và Tiền Giang, giá lợn hơi được thương lái thu mua với giá 56.000 đồng/kg, đi ngang so với ngày trước đó. Mức giá thấp nhất khu vực hiện nay là 54.000 đồng/kg, có mặt tại tỉnh Bến Tre. Còn mức giá cao nhất khu vực được ghi nhận tại An Giang 58.000 đồng/kg, đây cũng là mức giá cao nhất cả nước.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển chăn nuôi, ước tính tổng đàn lợn của cả nước tính đến cuối tháng 5/2022 tăng 5,7% so với năm 2021.
Tình hình chăn nuôi phát triển ổn định, dịch tả lợn châu Phi được kiểm soát tốt trong thời gian qua, khiến tình hình sản xuất tại các doanh nghiệp, trang trại khởi sắc, đặc biệt là các đơn vị chủ động được nguồn con giống, liên kết tiêu thụ sản phẩm đầu ra, đảm bảo vệ sinh, an toàn sinh học.
Tuy nhiên, giá thức ăn chăn nuôi vẫn ở mức cao là một trở ngại lớn đối với ngành chăn nuôi. Trong 5 tháng đầu năm, các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi đã có nhiều đợt điều chỉnh tăng giá. Giá thức ăn chăn nuôi tăng khiến chi phí sản xuất cũng tăng cao trong khi giá bán sản phẩm không thay đổi nhiều, điều này đặc biệt gây áp lực cho các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.