Giá tiêu hôm nay 11/11: Trong khoảng 139,500 - 141,200 đồng/kg

Tổng kết tuần giá tiêu giảm trung bình từ 500 đến 1,000 đồng/kg.

Theo đó giá tiêu Đắk Lắk hôm nay được thu mua ổn định so với cùng kỳ tuần trước ở mức 141,000 đồng/kg. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) thu mua ở mức 140,000 đồng/kg, ổn định so với cùng kỳ tuần trước. Giá tiêu Đắk Nông hôm nay ghi nhận ở mức 141,200 đồng/kg.

Tại khu vực Đông Nam Bộ, giá tiêu hôm nay giảm từ 500 đến 1,000 đồng/kg so với cùng kỳ tuần trước. Cụ thể, tại Bà Rịa – Vũng Tàu hiện ở mức 140,000 đồng/kg, giảm 1,000 đồng/kg so với tuần trước; tại Bình Phước giá tiêu hôm nay ở mức 139,500 đồng/kg.

Vụ mùa hồ tiêu năm 2025 của Việt Nam dự kiến sẽ thu hoạch chậm hơn một tháng, điều này có thể hỗ trợ tích cực cho giá tiêu trên thị trường thế giới.

Trên thị trường thế giới, cập nhật giá tiêu thế giới từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), kết thúc phiên giao dịch gần nhất, IPC niêm yết giá tiêu đen Lampung của Indonesia đạt 6.706 USD/tấn, giá tiêu trắng Muntok đạt 9.180 USD/tấn.

Giá tiêu đen ASTA 570 của Brazil ở mức 6.300 USD/tấn. Giá tiêu đen ASTA của Malaysia duy trì ổn định ở mức 8.400 USD/tấn; giá tiêu trắng ASTA của nước này đạt 10.500 USD/tấn.

Giá tiêu đen Việt Nam hôm nay ổn định ở mức cao, giao dịch ở 6.500 USD/tấn với loại 500 g/l; loại 550 g/l mức 6.800 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 9.500 USD/tấn.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), giá hồ tiêu trên thị trường thế giới trong quý III duy trì ở mức cao, đặc biệt vào tháng 8 và tháng 9, do nguồn cung hạn chế và nhu cầu nhập khẩu tăng mạnh.

Đến tháng 10, giá hồ tiêu giảm do nhu cầu thanh khoản khiến nhiều người bán tháo hàng. Bên cạnh đó, nguồn cung hồ tiêu toàn cầu tăng từ Brazil và Indonesia, trong khi nhu cầu từ Trung Quốc thấp, đã tác động đến giá tiêu trên thế giới.

Dù giảm mạnh so với cuối tháng 9, giá hồ tiêu tháng 10 vẫn ở mức cao. Cục Xuất nhập khẩu dự báo giá tiêu thế giới sẽ giảm nhẹ trong ngắn hạn, nhưng sẽ không kéo dài do nguồn cung hạn chế và nhu cầu nhập khẩu tăng vào mùa vụ.

Tại các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU và châu Á, nhu cầu tiêu dùng tăng, nhưng ở Trung Đông và Trung Quốc vẫn khá chậm.

Lượng hàng tồn kho giảm mạnh khiến người dân và đại lý hạn chế bán ra. Hiện nay, Brazil là nhà sản xuất và xuất khẩu tiêu đen lớn thứ hai thế giới, chiếm khoảng 17-18% nguồn cung toàn cầu. Tuy nhiên, xuất khẩu hồ tiêu của Brazil trong năm 2024 tiếp tục giảm do sản lượng thấp, đánh dấu năm thứ ba liên tiếp giảm.

Phương Thảo (t/h)

Cùng chuyên mục