Hơn 11.000 lao động bị nợ lương, ngành đường sắt lâm vào bước “đường cùng”
Hơn 11.000 người lao động, tuần đường, trực gác chắn khu gian đường sắt... thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) đang bị nợ lương, đứng trước nguy cơ phải bỏ việc. Khó khăn chồng chất khó khăn đã khiến VNR vừa phải "kêu cứu" lên Thủ tướng Chính phủ vì khó có thể trụ vững đến hết tháng 4/2021.
Theo kiến nghị "khẩn" của Chủ tịch HĐTV VNR Vũ Anh Minh, 11.315 người lao động của doanh nghiệp đang trong tình trạng làm thì vẫn làm, nhưng lương thì chưa có. Tất cả số lao động này được trả lương từ ngân sách Nhà nước, thông qua VNR.
Vướng mắc của VNR khiến người lao động rơi vào hoàn cảnh này là do chưa được Nhà nước giao vốn bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, trong khi ngành thiếu kinh phí hoạt động, kinh doanh sụt giảm, dẫn đến việc không có nguồn tiền trả lương.
Để giải quyết tình trạng trên, VNR khẩn thiết đề nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ GTVT nghiêm túc thực hiện đầy đủ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng tại văn bản 1956/2021, về việc nghiên cứu ý kiến của Bộ Tư pháp đối với việc giao dự toán bảo trì đường sắt cho VNR. Đồng thời, chỉ đạo Bộ GTVT tiếp tục giao dự toán bảo trì đường sắt giai đoạn từ năm 2021 trở về sau cho VNR như các năm trước.
Tháng 2/2020, VNR từng kêu cứu vì không được Bộ GTVT giao dự toán ngân sách, nên không có tiền chi trả cho các đơn vị quản lý hạ tầng và nợ lương công nhân. Nguyên nhân chính là do VNR chuyển về Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, không còn trực thuộc Bộ GTVT, nên bộ này không tiếp tục giao vốn cho đơn vị ngoài ngành.
Sau đó, Bộ GTVT tạm giao vốn cho VNR để thực hiện đặt hàng dịch vụ công ích với 20 công ty trực thuộc nhằm kịp thời đảm bảo an toàn chạy tàu như duy tu, bảo trì, tuần đường, gác chắn, hệ thống thông tin tín hiệu… Tuy nhiên, đến năm 2021, phương án giao vốn cho đơn vị nào vẫn chưa được tháo gỡ.
Nguyên nhân là do đề án quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Bộ GTVT lập chưa được phê duyệt sau nhiều lần trình Thủ tướng vì có sự khác biệt quan điểm.
Ngành Đường sắt 'kêu cứu', đang nợ lương hàng chục nghìn lao động
Trao đổi về vấn đề bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt (KCHTĐS) quốc gia, ông Vũ Anh Minh cho hay, từ năm 1955 đến nay, VNR là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước duy nhất, được Chính phủ thành lập với mục đích giao quản lý, khai thác, sử dụng và kinh doanh trực tiếp toàn bộ tài sản KCHTĐS theo hình thức không tính thành phần vốn tại doanh nghiệp. Hệ thống đường sắt quốc gia đi qua 34 tỉnh, thành phố, trong điều kiện không có nguồn kinh phí cho công tác quản lý tài sản KCHTĐS, VNR đã tổ chức một hệ thống quản lý tài sản từ cấp Tổng công ty đến các đơn vị thành viên và các công ty cổ phần có vốn góp chi phối.
Đến thời điểm này, do ảnh hưởng kéo dài của dịch COVID-19, cũng như việc thi công gói đầu tư 7.000 tỷ đồng thuộc nguồn vốn trung hạn trong điều kiện đường đơn, vừa chạy tàu vừa thi công, VNR đang trong giai đoạn hết sức khó khăn. 20 công ty thành viên thực hiện nhiệm vụ bảo trì KCHTĐS quốc gia hiện không có kinh phí để mua vật tư đưa vào công trình, chi thường xuyên và trả lương. Thực tế này đã đẩy các doanh nghiệp đến bước đường cùng, đứng trên bở vực phá sản và nếu người lao động bỏ việc, thì nguy cơ dừng chạy tàu hiện hữu.
Còn theo lãnh đạo các doanh nghiệp thành viên VNR, trên cơ sở các quy định của pháp luật liên quan, kinh nghiệm quốc tế và đặc biệt là thực tiễn quản lý, điều hành hoạt động, Chính phủ đã chủ trì họp nhiều lần với các Bộ, ngành để phân tích cơ sở pháp lý và đã có các kết luận, thông báo.
Bộ Tư pháp cũng đã thẩm định tính pháp lý tại văn bản số 193/BTP-PLDSKT ngày 22/1/2021, khẳng định việc giao tài sản KCHTĐS và dự toán kinh phí bảo trì cho VNR là đúng quy định của pháp luật hiện hành (kể cả Luật Ngân sách nhà nước).
"Việc dừng chạy tàu sẽ gây ảnh hưởng lớn đến vận tải hành khách, nhưng nếu VNR cho chạy tàu thì trái luật. VNR có thể cho các công ty trực thuộc vay tiền để duy trì, nhưng sau này kiểm tra, kiểm toán có thể kết luận là sai vì VNR không có chức năng cho vay", ông Vũ Anh Minh khẳng định.
Thiên Trường
- Cùng chuyên mục
Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Đà Nẵng có gì mới lạ?
Nhiều hoạt động hấp dẫn đang chờ đón người dân và du khách đến thành phố biển Đà Nẵng trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Xã hội - 05:59 21/04/2025
Thời tiết ngày 15/4: Miền Bắc nắng nóng, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, khu vực Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, trưa chiều trời nắng. Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối và tối có mưa rào và dông, khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Xã hội - 06:48 15/04/2025
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc đã trở thành một trụ cột quan trọng, góp phần xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của quan hệ song phương.
Xã hội - 06:15 15/04/2025
50 năm thống nhất đất nước: Ngày 14/4/1975, Chiến dịch mang tên Hồ Chí Minh
Ngày 14/4/1975, thể theo nguyện vọng của toàn quân, toàn dân, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương chính thức đặt tên Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định là Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Xã hội - 06:14 14/04/2025
Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới
Hội nhập quốc tế đã trở thành một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển quốc gia kể từ công cuộc Đổi mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều chuyển biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, đòi hỏi tư duy về hội nhập cũng phải được cập nhật và nâng tầm trong kỷ nguyên mới. Bài viết "Vươn mình trong hội nhập quốc tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm là một chỉ đạo quan trọng, thể hiện cách tiếp cận mới của Đảng về hội nhập trong điều kiện đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới.
Xã hội - 07:20 12/04/2025
Toàn văn phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII
Tạp chí Thương hiệu và Công luận trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII.
Xã hội - 11:14 10/04/2025
Đề xuất quy định mới về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH
Bộ Nội vụ đề xuất quy định mới về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.
Xã hội - 09:14 10/04/2025
Tàu Thống nhất thiết kế đặc biệt sẽ lăn bánh chào mừng ngày 30/4
Đường sắt tổ chức chạy đôi tàu thiết kế riêng mang tên "Đoàn tàu Thống nhất" dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam 30/4.
Xã hội - 14:16 09/04/2025
Bắc Giang tập trung nguồn lực ưu tiên phát triển các dự án nhà ở xã hội
Tỉnh Bắc Giang đang tập trung nguồn lực ưu tiên phát triển các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) dành cho công nhân và đối tượng thu nhập thấp theo Quyết định số 444/QĐ-TTg ngày 27/2/2025 của Thủ tướng Chính phủ.
Xã hội - 10:33 09/04/2025
Chuyến công tác của Chủ tịch Quốc hội thành công tốt đẹp: Xung lực mới cho quan hệ hợp tác Việt Nam - Armenia - Uzbekistan
Chuyến thăm chính thức Armenia, Uzbekistan của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã kết thúc thành công, thổi một “luồng gió mới” cho quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp sẵn có giữa Việt Nam với hai nước, đồng thời mở ra một thời kỳ hợp tác toàn diện, hiệu quả hơn.
Xã hội - 09:52 09/04/2025
- Tin mới
-
Giá cao su hôm nay 3/7: Tăng trên sàn Tocom và SGX
-
Giá xăng dầu hôm nay 3/7: Tiếp tục tăng mạnh
-
Tỷ giá USD hôm nay 3/7: Đồng USD bật tăng
-
Giá sầu riêng hôm nay 3/7: Sầu Thái VIP duy trì mức 90.000 – 95.000 đồng/kg
-
Giá heo hơi hôm nay 3/7: Ổn định tại nhiều địa phương
-
Giá vàng hôm nay 3/7/: Vàng trong nước giữ giá cao gần 121 triệu đồng/lượng
- Đọc nhiều
-
1
Giá cao su hôm nay 3/7: Tăng trên sàn Tocom và SGX
-
2
Giá xăng dầu hôm nay 3/7: Tiếp tục tăng mạnh
-
3
Tỷ giá USD hôm nay 3/7: Đồng USD bật tăng
-
4
Giá sầu riêng hôm nay 3/7: Sầu Thái VIP duy trì mức 90.000 – 95.000 đồng/kg
-
5
Giá heo hơi hôm nay 3/7: Ổn định tại nhiều địa phương
-
6
Giá vàng hôm nay 3/7/: Vàng trong nước giữ giá cao gần 121 triệu đồng/lượng