Phác thảo bức tranh kinh tế năm 2025
Những nét vẽ đầu tiên của Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư phác thảo. Theo đó, trong năm cuối thực hiện Kế hoạch 5 năm, tăng trưởng kinh tế dự kiến đạt khoảng 6,5-7%.
Đề xuất chọn kịch bản tăng trưởng 6,5-7%
Tháng 9 thường là thời điểm để bắt đầu đề xuất các nội dung cơ bản của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của năm sau. Năm nay cũng vậy, những nét vẽ đầu tiên của Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư phác thảo. Theo đó, có hai kịch bản tăng trưởng và lạm phát năm 2025 được Ban Cán sự Đảng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ trong cuộc họp mới đây.
Cụ thể, kịch bản 1, dự báo tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 6,5-7%, lạm phát khoảng 4-4,5%. Dự báo này được đưa ra dựa trên cơ sở tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; tăng trưởng kinh tế toàn cầu vẫn ở mức thấp; môi trường vĩ mô toàn cầu đối mặt với nhiều rủi ro. Với kịch bản này, nếu tăng trưởng GDP của năm cuối cùng thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 ở mức 6,5-7%, thì bình quân 5 năm, tăng trưởng GDP sẽ ở mức 5,8-6%.
Sự phục hồi mạnh mẽ của lĩnh vực thương mại mang lại nhiều tín hiệu sáng cho kinh tế Việt Nam.
Trong khi đó, ở kịch bản 2, dự báo tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7-7,5%, lạm phát khoảng 4,5%. Đây là mức tăng trưởng khá cao và chỉ có thể đạt được với dự kiến tình hình thế giới, các nền kinh tế lớn, đối tác thương mại, đầu tư chủ yếu của Việt Nam chuyển biến tích cực hơn so với dự báo; sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp của Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ hơn. Với kịch bản này, tăng trưởng GDP bình quân 5 năm sẽ đạt khoảng 5,9-6,1%.
Đưa ra hai kịch bản, song Ban Cán sự Đảng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã kiến nghị lựa chọn mục tiêu tăng trưởng khoảng 6,5-7%, lạm phát bình quân khoảng 4-4,5% trong năm 2025; đồng thời phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn (7-7,5%) khi bối cảnh, tình hình thuận lợi hơn để phấn đấu tăng trưởng bình quân 5 năm khoảng trên 6%.
Kịch bản tăng trưởng 6,5-7% được cho là phù hợp trong bối cảnh tình hình thế giới được dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó khăn, thách thức nhiều hơn thuận lợi và cơ hội. Kinh tế trong nước cũng vậy, vẫn đang chịu những tác động từ những diễn biến bất lợi từ bên ngoài, cũng như những vấn đề nội tại đã tích tụ từ lâu, khó có thể cải thiện ngay trong ngắn hạn…
Tuy vậy, xu hướng chung là tích cực. Các dự báo gần đây của các định chế quốc tế đều cho rằng, năm 2025, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ đạt mức cao hơn năm 2024. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) là một ví dụ. Theo ngân hàng này, kinh tế Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 6% trong năm nay, sau đó tăng lên 6,2% trong năm 2025.
Ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc Quốc gia ADB của Việt Nam cho rằng, sự phục hồi mạnh mẽ của lĩnh vực thương mại, cũng như khu vực sản xuất và thu hút đầu tư nước ngoài đã mang lại nhiều tín hiệu sáng cho kinh tế Việt Nam.
Tương tự, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,1% trong năm 2024 và tăng lên 6,5% trong hai năm 2025-2026. WB cũng đánh giá cao sức chống chịu của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh thách thức ngày càng gia tăng trên toàn cầu.
Bứt phá để về đích
Đầu năm nay, khi trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho rằng, năm 2024 chính là năm “bứt phá để về đích” và do đó, cần tận dụng mọi cơ hội và dồn mọi nguồn lực để “thúc” tăng trưởng kinh tế.
Dù con số cuối cùng phải tới cuối năm mới chính thức được công bố, song nhiều dự báo cho thấy, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2024 có thể đạt 6,8-7% và đang phấn đấu đạt mức cao hơn 7%. Đây chính là nền tảng quan trọng để Việt Nam có thể tiếp tục bứt phá và về đích vào năm 2025, năm có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.
Trong kỳ Kế hoạch 5 năm này, kinh tế Việt Nam đã chịu những ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19, sau đó là biến động địa chính trị toàn cầu, đứt gãy chuỗi cung ứng... Do đó, tăng trưởng GDP của 3 năm 2021-2023 lần lượt đạt mức 2,58%; 8,12% và 5,05%. Năm 2024, dự kiến đạt 6,8-7%, phấn đấu đạt cao hơn. Còn năm 2025, mục tiêu dự kiến đặt ra là 6,5-7%. Với các kết quả này, mục tiêu tăng trưởng bình quân 6,5-7% của Kế hoạch 5 năm khó có thể đạt được.
Dẫu vậy, trong các chỉ đạo gần đây của Chính phủ, việc làm sao đạt kết quả cao nhất có thể luôn được khẳng định. Trong dự kiến Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất mục tiêu tổng quát là: “Lấy phát triển để ổn định, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. Tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế…”.
Câu hỏi đặt ra là, làm sao để kinh tế Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 6,8-7% trong năm nay, phấn đấu đạt cao hơn, cũng như đạt mức tăng trưởng 6,5-7%, phấn đấu đạt mức cao hơn trong năm tới?
Có 12 nhóm chính sách đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất, trong đó có ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, thu hút đầu tư nước ngoài, các nguồn lực xã hội; nâng cao vai trò và phát huy hiệu quả hơn nữa nguồn lực của các tập đoàn, tổng công ty doanh nghiệp nhà nước…
Cùng với đó là đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, làm mới lại các động lực tăng trưởng truyền thống; đẩy mạnh phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn...; tập trung rà soát, tháo gỡ triệt để các khó khăn, vướng mắc, nhất là về pháp lý của tất cả dự án để giải phóng tối đa các nguồn lực còn đang tồn đọng cho tăng trưởng và phát triển…
Liên quan đến khả năng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam, các chuyên gia của WB cho rằng, sự phục hồi xuất khẩu các mặt hàng chế tạo, chế biến, cũng như sự phục hồi trong du lịch, tiêu dùng và đầu tư sẽ là những yếu tố quan trọng.
Tuy vậy, trong dài hạn, ông Sebastian Eckardt, Trưởng ban Kinh tế vĩ mô, Thương mại và Đầu tư khu vực Đông Á - Thái Bình Dương của WB cho rằng, việc phát triển các thị trường vốn sẽ tạo ra nguồn vốn dài hạn quan trọng cho nền kinh tế, giúp Việt Nam đạt mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Để thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ hơn, việc thu hút đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp tiên phong, như bán dẫn, AI… cũng được cho là một chìa khóa quan trọng. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhiều lần khẳng định, đây chính là một trong những yếu tố quan trọng để Việt Nam có thể “bắt kịp, tiến cùng và vượt lên” trong cuộc chơi toàn cầu.
Theo Báo Đầu Tư
- Cùng chuyên mục
Tỷ giá USD hôm nay 22/4: Đồng USD giảm thấp nhất trong 3 năm
Tỷ giá USD hôm nay 22/4/2025 ghi nhận như sau: Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 9 đồng, hiện ở mức 24.907 đồng. Trong khi đó, trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giảm 1,06%, xuống mức 98,32.
Kinh tế - 06:28 22/04/2025
Fed và ECB đã có cách tiếp cận khác nhau về chính sách tiền tệ như thế nào?
Theo báo chí Mỹ và Châu Âu, trong năm 2025, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã có những cách tiếp cận đối với chính sách tiền tệ hoàn toàn khác nhau, sau chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ ngày 2/4.
Kinh tế - 06:15 21/04/2025
Tỷ giá USD hôm nay 19/4: Tăng giá
Đồng USD tăng giá vào phiên giao dịch vừa qua, ổn định phần lớn trong tuần này và giao dịch trong phạm vi hẹp so với đồng tiền chung châu Âu, sau những đợt giảm mạnh vào tuần trước do lo ngại về tác động kinh tế của thuế quan và các nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài.
Kinh tế - 06:32 19/04/2025
Vì sao, giới đầu tư Phố Wall luôn quan tâm tới chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ?
Giới đầu tư Phố Wall luôn quan tâm tới chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ. Cụ thể, trong một động thái được giới đầu tư hoan nghênh, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gợi ý về khả năng miễn thuế 25% áp dụng đối với hàng nhập khẩu là ô tô và phụ tùng.
Kinh tế - 05:53 17/04/2025
Cao su Đà Nẵng (DRC) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 giảm nhẹ, đồng thời xem xét kế hoạch đầu tư xây dựng nhà máy mới
CTCP Cao su Đà Nẵng (DRC) vừa công bố tài liệu trình Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, dự kiến diễn ra vào ngày 25/4 tại trụ sở công ty ở Đà Nẵng.
Kinh tế - 08:37 16/04/2025
Sau chính sách thuế quan, Nvidia công bố kế hoạch sản xuất trị giá 500 tỷ USD tại Mỹ
Theo CNBC News, lãnh đạo Tập đoàn Nvidia cho biết, đang lên kế hoạch sản xuất trị giá tới 500 tỷ USD tại Mỹ thông qua các đối tác sản xuất trong vòng bốn năm tới.
Kinh tế - 06:14 16/04/2025
Tỷ giá USD hôm nay 13/4: Lao xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1/2015
Đồng USD đã giảm 0,9%, xuống mức 0,81650 so với đồng Franc Thụy Sĩ, kéo dài mức lỗ trong phiên trước đó khi lao xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1/2015.
Kinh tế - 06:30 13/04/2025
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất và truyền thống của Việt Nam ở mặt hàng thủy sản
Trong những năm qua, Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất và truyền thống của Việt Nam, với tỷ trọng chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Mỹ dao động từ 800 triệu USD - 1 tỷ USD, năm 2021 đạt kỷ lục 1 tỷ USD. Và hiện có khoảng 230 doanh nghiệp đang tham gia xuất khẩu tôm sang thị trường này.
Kinh tế - 10:27 12/04/2025
Tỷ giá USD hôm nay 12/4: Giảm giá trên diện rộng
Đồng USD đã giảm giá trên diện rộng do những lo ngại liên tục về thuế quan của Mỹ làm suy yếu niềm tin vào đồng tiền này như một nơi trú ẩn an toàn, đẩy nó xuống mức thấp nhất trong một thập kỷ so với đồng franc Thụy Sĩ và mức thấp nhất trong ba năm so với đồng Euro.
Kinh tế - 06:33 12/04/2025
Giá vàng hôm nay 12/4: Tăng cao kỷ lục
Tuần qua, giá vàng thế giới tăng hơn 6% và vàng trong nước tăng 3,9 triệu đồng do cuộc chiến thuế quan Mỹ - Trung.
Kinh tế - 06:24 12/04/2025
- Tin mới
-
Giá heo hơi hôm nay 23/4: Dao động từ 67.000 - 76.000 đồng/kg
-
VN-Index hôm nay: Nhà đầu tư lưu ý giao dịch của cổ phiếu ngân hàng, bán lẻ, điện, đầu tư công
-
Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh giải phóng mặt bằng, khai thác vật liệu xây dựng cho các dự án đường bộ cao tốc
-
Giá sầu riêng hôm nay 23/4: Tăng ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên
-
Hàng giả, hàng nhái ở Bắc Giang đang có chiều hướng gia tăng
-
Đảm bảo cung ứng điện dịp 30/4 - 1/5 và các tháng mùa khô năm 2025
- Đọc nhiều
-
1
Giá heo hơi hôm nay 23/4: Dao động từ 67.000 - 76.000 đồng/kg
-
2
VN-Index hôm nay: Nhà đầu tư lưu ý giao dịch của cổ phiếu ngân hàng, bán lẻ, điện, đầu tư công
-
3
Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh giải phóng mặt bằng, khai thác vật liệu xây dựng cho các dự án đường bộ cao tốc
-
4
Giá sầu riêng hôm nay 23/4: Tăng ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên
-
5
Hàng giả, hàng nhái ở Bắc Giang đang có chiều hướng gia tăng
-
6
Đảm bảo cung ứng điện dịp 30/4 - 1/5 và các tháng mùa khô năm 2025