Triệt phá đường dây sản xuất và buôn bán thuốc điều trị Covid-19 giả qua dịch vụ chuyển phát nhanh

Vừa qua, Cục Hải quan TP.HCM đã phối hợp Đội kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Nam (Đội 3) - Cục Điều tra chống buôn lậu tiến hành khám xét 2 bưu kiện nhập khẩu qua đường chuyển phát nhanh tại kho bưu cục ngoại dịch và phát hiện có 266 hộp thuốc các loại nhập lậu, có tác dụng điều trị, hỗ trợ điều trị COVID-19 được cất giấu lẫn trong đồ dùng.

Lợi dụng tình hình dịch bệnh, nhiều đối tượng đã bất chấp thủ đoạn, buôn bán thuốc điều trị Covid-19 giả. Việc làm này đem lại rất nhiều rủi ro cho sức khỏe người tiêu dùng, cản trở quá trình phòng chống dịch bệnh của Nhà nước và người dân. Đây là hành vi vô cùng nguy hiểm, thể hiện sự coi thường pháp luật, coi thường sức khỏe tính mạng của người khác và thờ ơ trước công tác phòng chống dịch bệnh của toàn xã hội.

Vừa qua, Cục Hải quan TP.HCM đã phối hợp Đội kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Nam (Đội 3) - Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan tiến hành khám xét hai bưu kiện nhập khẩu qua đường chuyển phát nhanh tại kho bưu cục ngoại dịch, thuộc địa bàn Chi cục Hải quan chuyển phát nhanh thuộc Cục Hải quan TP.

Lô hàng được nhập khẩu theo chuyến bay thẳng từ Nga về Hà Nội, sau đó được vận chuyển vào TP.HCM. Kết quả kiểm tra 2 kiện hàng nhập khẩu theo loại hình quà biếu tặng, phát hiện 266 hộp thuốc các loại (hơn 3.000 viên) nhập lậu, có tác dụng điều trị, hỗ trợ điều trị COVID-19 được cất giấu lẫn trong đồ dùng cá nhân, quần áo, bánh kẹo...

Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cho biết: Việc sản xuất, kinh doanh các loại hàng giả là hành vi trái pháp luật, xâm hại quyền lợi của người tiêu dùng và đặc biệt là gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ, tính mạng người sử dụng. Hành vi kinh doanh thuốc giả, nguyên liệu làm thuốc giả bị nghiêm cấm theo điểm a, khoản 5, Điều 6, Luật Dược năm 2016.

Lực lượng chức năng phát hiện hơn 3.000 viên thuốc trị COVID-19 vận chuyển trái phép qua chuyển phát nhanh (Ảnh: T.H)Lực lượng chức năng phát hiện hơn 3.000 viên thuốc trị COVID-19 vận chuyển trái phép qua chuyển phát nhanh

Tuỳ theo mức độ, tính chất mà hành vi bị xử phạt hành chính nếu vụ việc mang tính chất đơn giản, quy mô nhỏ, chưa gây hậu quả lớn, không đến mức phải xử lý hình sự, các đối tượng vi phạm sẽ bị phạt theo Nghị định 98/2020/NĐ-CP. Theo đó, đối tượng vi phạm sẽ bị xử phạt từ 2 - 140 triệu đồng (với cá nhân buôn bán) hoặc 10 – 200 triệu đồng (với cá nhân sản xuất thuốc giả). Với tổ chức vi phạm quy định tương tự, mức phạt sẽ gấp hai lần mức tiền trên.

Theo Điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, mức phạt tiền có thể lên tới 50 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên. Trong trường hợp kinh doanh hàng hóa nhập lậu là trang thiết bị y tế, mức phạt trên có thể sẽ tăng gấp 2 lần.

Trong trường hợp các cơ quan chức năng khi tiến hành điều tra, làm rõ, nếu tháy đủ yếu tố cấu thành tội phạm, đối tượng vi phạm có thể đối diện với mức xử lý hình sự về “Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh” theo Điều 194, Mục 1, Chương XVIII, Bộ luật hình sự 2015. Theo đó, tuỳ vào mức độ vi phạm, các cá nhân phạm tội sẽ chịu mức xử lý tương đương  theo các khung hình phạt như sau:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm: Có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Tái phạm nguy hiểm; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; Buôn bán qua biên giới; Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên; Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng; Làm chết người; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: Thu lợi bất chính 2.000.000.000 đồng trở lên; Làm chết 02 người trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên; Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.”.

Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì có thể bị phạt tiền từ 1 - 20 tỷ đồng, đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc vĩnh viễn.

Thu Hằng

Bài liên quan

Cùng chuyên mục