Người tiêu dùng nên cẩn trọng với các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc trên mạng xã hội

17:59 16/05/2025

Hiện nay, trên các nên tảng thương mại điện tử, mạng xã hội đang xuất hiện tràn lan các loaị mỹ phẩm giả giống sản phẩm chính hãng đến 90% và có giá bán rẻ hơn rất nhiều lần. Theo các chuyên gia cảnh báo, để tránh “tiền mất, tật mang”, người tiêu dùng không nên mua và sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ này…

Hàng loạt vụ sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm giả, bị cơ quan chức năng triệt phá

Trong thời đại số hóa mạnh mẽ, thương mại điện tử (TMĐT) đã trở thành kênh mua sắm phổ biến với hàng triệu người tiêu dùng Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích vượt trội, tình trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan trên các sàn TMĐT đang đặt ra nhiều lo ngại. Trách nhiệm của các sàn trong việc kiểm soát chất lượng hàng hóa được bày bán đang là vấn đề gây tranh cãi và cần được làm rõ.

Chỉ với vài cú nhấp chuột, người tiêu dùng có thể tìm thấy vô số sản phẩm “thời thượng” với mức giá rẻ giật mình trên các sàn như Shopee, Lazada, Tiki hay TikTok Shop. Tuy nhiên, không ít trong số đó là hàng nhái, hàng kém chất lượng, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Theo phản ánh từ người tiêu dùng, nhiều sản phẩm được quảng cáo là chính hãng, nhưng khi nhận được hàng, lại là hàng giả, không rõ nguồn gốc, xuất xứ...

Kiểm tra kho hàng phát hiện số lượng lớn mỹ phẩm không có hóa đơn
Cơ quan chức năng tỉnh Binh Bình kiểm tra kho hàng phát hiện số lượng lớn mỹ phẩm không có hóa đơn. Ảnh: ninhbinh.gov

Đơn cử, ngày 25/3, tin từ Công an tỉnh Ninh Bình, qua công tác trinh sát, nắm tình hình địa bàn, Tổ công tác của Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh đã chủ trì phối hợp Công an phường Vân Giang, thành phố Hoa Lư tiến hành kiểm tra ô tô biển kiểm soát 35C-125.16 do Đỗ Thanh Liêm, sinh năm 1987, trú tại đường Trương Hán Siêu, phường Vân Giang, thành phố Hoa Lư làm chủ, đang đỗ xe bốc hàng tại đường Trương Hán Siêu, phường Vân Giang, thành phố Hoa Lư có biểu hiện nghi vấn nên đã tiến hành kiểm tra, xác minh.

Quá trình kiểm tra, Tổ công tác phát hiện có 451 sản phẩm là mỹ phẩm các loại (Dầu gội, tinh dầu dưỡng tóc, thuốc nhuộm, dung dịch trợ nhuộm, dầu xả Colagen…) và Đỗ Thanh Liêm không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ.

Tiến hành làm việc với Đỗ Thanh Liêm, anh ta khai vận chuyển số hàng hoá trên từ kho hàng của vợ chồng Liêm thuê tại đường Trương Hán Siêu, phường Vân Giang, thành phố Hoa Lư...

Lực lượng chức năng đã tạm giữ toàn bộ số hàng hóa
Cơ quan chức năng tỉnh Ninh Bình đã tạm giữ toàn bộ số hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ. Ảnh: ninhbinh.gov

Tiếp tục kiểm tra kho hàng do vợ của Liêm là Phạm Thị Hương Thảo, sinh năm 1991, ở đường Trương Hán Siêu, phường Vân Giang làm chủ, Cơ quan chức năng tiếp tục phát hiện hơn 10.000 sản phẩm mỹ phẩm các loại (Dầu gội, tinh dầu dưỡng tóc, thuốc nhuộm, dung dịch trợ nhuộm, dầu xả Colagen, kem hấp, kem ủ, mặt nạ, sữa tắm, Hoá chất uốn tóc, Keo uốn tóc, dung dịch uốn…), quá trình kiểm tra Phạm Thị Hương Thảo cũng không xuất trình được hoá đơn, chứng từ chứng mình nguồn gốc, xuất xứ, theo ước tính ban đầu, số hàng hóa trên trị giá khoảng 2 tỷ đồng…

Tiếp đó, thông tin trước báo chí ngày 8/5, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Giang cho biết, vừa triệt phá một cơ sở sản xuất, buôn bán số lượng cực lớn mỹ phẩm giả ở xã Đại Lâm, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.

Chủ cơ sở này đã sản xuất hàng nghìn sản phẩm mỹ phẩm giả, bán trót lọt hơn 100.000 đơn hàng cho các khách hàng ở các tỉnh, thành phố trong cả nước thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử Shopee, Tiktok.

Tại hiện trường, tổ công tác đã thu giữ 13 loại mỹ phẩm khác nhau có tổng số lượng là 2.468 sản phẩm thành phẩm như kem tẩy trang, kem dưỡng da, serum trị mụn Demi Skin 3 days, SEIMY skin 7 days plus, KT’skin serum; lăn khử mùi STOPIREX, Sạch hôi nách Cú đấm thép, Khử mùi hôi nách Hải Sen, Xịt khử mùi BEUFRES, Nước cất phèn chua ALUFAN, INOD Armpit Serum, Crystal 24 Hour; khoảng 104.000 chiếc tem chống hàng giả, nhãn mác các loại; gần 10.000 chai, lọ; hàng triệu vỏ bao bì các loại; 300kg nguyên liệu là phèn chua, dung dịch pha chế, máy co màng băng chuyền, máy dập date...

Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Giang làm việc với đối tượng Nguyễn Văn Khánh. Ảnh: Công an tỉnh Bắc Giang
Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Giang làm việc với đối tượng Nguyễn Văn Khánh. Ảnh: Công an tỉnh Bắc Giang

Đặc biệt, là vụ việc Bộ Công an khởi tố vụ án hình sự “Sản xuất hàng giả là thực phẩm và Lừa dối khách hàng”, khởi tố bị can, áp dụng biện pháp tạm giam đối với Nguyễn Thị Thái Hằng (Hằng Du mục) và Phạm Quang Linh (Quang Ling Vlogs) cùng 3 đồng phạm. Hai người này cùng hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên thường livestream trên TikTok, quảng cáo về sản phẩm kẹo rau củ Kera. Sản phẩm này do Công ty cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt (Công ty CER Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh) công bố, bắt đầu đưa ra thị trường vào cuối năm 2024.

Theo Cơ quan Cảnh sát điều tra xác định, sản phẩm kẹo rau củ Kera do Công ty cổ phần Asia life sản xuất, Công ty CER công bố, là hàng giả. Từ 12/12/2024 đến ngày 19/3/2025, Công ty cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt đã bán ra thị trường 135.325 hộp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi người tiêu dùng…

Tác hại khôn lường khi sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc

Thông tin trước báo chí ngày 16/5, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, chỉ trong 1 tuần (từ ngày 5 đến 11/5), Trung tâm thử nghiệm lâm sàng (Bệnh viện Da liễu trung ương) đã tiếp nhận 2 - 3 bệnh nhân sử dụng mỹ phẩm bị viêm da kích ứng phải nhập viện, trong đó có một thai phụ.

Theo đó, tai phụ này bị mụn trứng cá trên mặt gây mất thẩm mỹ. Khi mang thai, tình trạng mụn trứng cá càng nặng hơn và thai phụ được người quen tư vấn sử dụng một loại mỹ phẩm để điều trị mụn. Thế nhưng, sau khi bôi xong, da mặt bị kích ứng, đỏ, ngứa rát nhiều.

Quá lo lắng, thai phụ dừng sử dụng và tìm đến một sản phẩm dưỡng da khác để thay thế. Hậu quả, là nữ bệnh nhân phải nhập viện điều trị vì toàn bộ khuôn mặt phủ kín mụn mủ và chảy dịch rất nặng nề...

Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Nguyệt Minh, Giám đốc Trung tâm thử nghiệm lâm sàng (Bệnh viện Da liễu trung ương) kiểm tra da cho một cô gái. Ảnh: Thu Trang
Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Nguyệt Minh, Giám đốc Trung tâm thử nghiệm lâm sàng (Bệnh viện Da liễu trung ương) kiểm tra da cho một bệnh nhân. Ảnh: Thu Trang

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Nguyệt Minh, Giám đốc Trung tâm thử nghiệm lâm sàng (Bệnh viện Da liễu trung ương) cho biết, số lượng bệnh nhân đến khám do gặp tình trạng bất thường sau khi sử dụng mỹ phẩm là rất cao.

Có những sản phẩm bệnh nhân mang đến chỉ ghi tên, không ghi thành phần, hoạt chất, hay có những sản phẩm “nhái” mang nhãn mác giống y như hàng thật, thậm chí có cả tem chống hàng giả nên rất khó để nhận biết. Với những sản phẩm này, khi bệnh nhân sử dụng và gặp phản ứng, bác sĩ không thể biết thành phần bên trong là gì nên phải điều trị “mò”.

Ở Việt Nam, các kim loại nặng không được phép cho vào mỹ phẩm là chì, thủy ngân và asen (thạch tín). Thế nhưng, với các sản phẩm mỹ phẩm tự chế, tự pha trộn thường cho thêm corticoid hoặc kim loại nặng để có tác dụng giảm viêm, trị mụn, chống lão hoá hoặc làm trắng da, nhưng lại mang đến những hậu quả rất nặng nề với người sử dụng.

“Thuỷ ngân và corticoid là hai thành phần thường được sử dụng nhiều trong các sản phẩm làm đẹp. Nếu đưa vào sản phẩm quá nhiều thuỷ ngân (khoảng 10%) với mục đích làm trắng da nhanh thì rất độc hại. Hay corticoid là loại thuốc bán theo đơn vì có khoảng 40 tác dụng phụ tại chỗ. Khi chất này được bổ sung quá nhiều trong sản phẩm làm đẹp cũng sẽ gây nhiều tác dụng phụ”, bác sĩ Vũ Nguyệt Minh cảnh báo.

Riêng với các loại mỹ phẩm có chứa kim loại nặng, hầu như da không có phản ứng tức thì mà tiến triển âm thầm, lâu dài. Điều này nguy hại tới sức khỏe người dùng, đặc biệt là gây nguy cơ ung thư da.

“Với sản phẩm có chứa asen thường không biểu hiện ngay, phải sử dụng trong thời gian dài khoảng 10 năm mới có thể gây ung thư da. Biểu hiện ung thư da trong trường hợp ngộ độc asen rất rõ, thường xuất hiện đa ung thư - tức là ung thư xuất hiện tại nhiều vị trí trên cơ thể”, bác sĩ Vũ Nguyệt Minh lưu ý thêm.

Để tránh “tiền mất, tật mang”, bác sĩ Vũ Nguyệt Minh khuyến cáo, người tiêu dùng không nên mua, sử dụng những sản phẩm làm đẹp, trị liệu một cách tùy tiện, mà cần phải có sự tư vấn, hướng dẫn của các bác sĩ, chuyên gia.

Trước thực tế trên, trước đó Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã có thông báo đến sở y tế các tỉnh, thành phố đề nghị tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý mỹ phẩm đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trên địa bàn... Đặc biệt, tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên sàn giao dịch thương mại điện tử, nền tảng mạng xã hội nhằm phát hiện, xử lý việc sản xuất, kinh doanh trái phép, nghi ngờ giả.

Tuấn Ngọc (t/h)

  • Cùng chuyên mục

Phát hiện 600 kg măng tươi không rõ nguồn gốc tại TP. Vinh

Thực hiện đợt cao điểm kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 – Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã tiến hành kiểm tra đột xuất một cơ sở chế biến, kinh doanh măng tươi trên địa bàn phường Quang Trung, TP. Vinh (Nghệ An), phát hiện lượng lớn hàng hóa vi phạm.

Cảnh báo - 10:20 14/05/2025

Hà Nội sẽ kiểm tra đột xuất không báo trước cơ sở sản xuất, kinh doanh dược

Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong thời gian từ ngày 8/5 đến 8/6, Sở Y tế Hà Nội thực hiện kế hoạch triển khai Tháng cao điểm phòng, chống thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ trên địa bàn thành phố.

Cảnh báo - 10:00 09/05/2025

Đình chỉ lưu hành, thu hồi toàn quốc lô dầu gội Hanayuki - Chai 300 gam

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ra Thông báo số 1254/QLD-MP đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy trên toàn quốc lô sản phẩm Hanayuki Shampoo - Chai 300 gam.

Cảnh báo - 11:09 07/05/2025

Hà Nội: Phát hiện gần 11 tấn thịt và nội tạng bò không rõ nguồn gốc trong 3 kho lạnh

Gần 11 tấn thịt và nội tạng bò đông lạnh không rõ nguồn gốc, không có nhãn mác, hóa đơn chứng từ vừa bị lực lượng chức năng phát hiện và tạm giữ tại 3 kho lạnh trên địa bàn Hà Nội.

Cảnh báo - 12:59 29/04/2025

Các loại mì chính, hạt nêm, dầu ăn giả của công ty Famimoto bán cho các bếp ăn khu công nghiệp

Các sản phẩm hàng giả trên được Công ty TNHH Famimoto Việt Nam bán cho các bếp ăn tại các khu công nghiệp, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động.

Cảnh báo - 15:30 27/04/2025

"Chiêu thị" sữa ngoại tại Việt Nam: "Đòn bẩy" chiều cao và "vũ khí" kiểm soát đường huyết

Thị trường sữa ngoại tại Việt Nam chứng kiến cuộc đua sôi động giữa các thương hiệu lớn, mỗi nhãn hàng đều tung ra những chiến lược quảng bá ấn tượng, tập trung vào các lợi ích sức khỏe cụ thể, đặc biệt là chiều cao cho trẻ em và kiểm soát đường huyết cho người lớn. Dưới đây là điểm qua một số "gương mặt" tiêu biểu và thông điệp quảng cáo nổi bật của họ.

Cảnh báo - 21:39 22/04/2025

Cẩn trọng với thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Thông tin cần biết để bảo vệ bản thân

Thị trường thực phẩm bảo vệ sức khỏe đa dạng, đòi hỏi người tiêu dùng phải có kiến thức vững vàng để lựa chọn đúng đắn và tránh những hiểu lầm tai hại.

Cảnh báo - 20:36 20/04/2025

12 học sinh tiểu học ở Đô Lương nghi bị ngộ độc sau khi ăn cơm nắm mua gần cổng trường

Sáng ngày 8/4, tại thị trấn Đô Lương, tỉnh Nghệ An đã xảy ra một sự việc khiến nhiều phụ huynh lo lắng khi 12 học sinh Trường Tiểu học thị trấn có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cơm nắm được bán bên ngoài cổng trường. Các em xuất hiện triệu chứng đau bụng, buồn nôn và phải được đưa đến cơ sở y tế để theo dõi, điều trị.

Cảnh báo - 12:52 09/04/2025

33 người ngộ độc thực phẩm trong ngày hội ở Trường Đại học Đồng Tháp

33 người bị ngộ độc thực phẩm trong sự kiện Ngày hội STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học) được tổ chức tại Trường Đại học Đồng Tháp.

Cảnh báo - 21:55 08/04/2025

Xuất hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật trong nhập khẩu thép

Tổng cục Hải quan cho biết, thời gian gần đây, cơ quan này liên tiếp nhận được một số thông tin cảnh báo hành vi khai sai tên hàng, chủng loại, mã số mặt hàng thép nhập khẩu, để gian lận trốn thuế nhập khẩu và các loại thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá.

Cảnh báo - 19:06 22/11/2024