Hiểm họa khôn lường khi sử dụng thực phẩm chức năng giả

15:15 22/06/2022

Do lợi nhuận “khủng” từ kinh doanh thực phẩm chức năng (TPCN), không ít đối tượng xấu làm giả mặt hàng này với giá rẻ, không rõ nguồn gốc để bán kiếm lời. Nếu người tiêu dùng không biết sử dụng loại sản phẩm giả này thì cực kỳ nguy hại cho sức khỏe.

Khi tìm hiểu thông tin về lĩnh vực này, quả thực, chúng tôi, những người viết bài cũng thấy hoang mang, không biết mình đã từng mua và dùng phải thuốc, TPCN giả chưa. Bởi theo tài liệu do các cơ quan chức năng cung cấp khi điều tra về các đường dây làm thuốc và TPCN giả, thì loại hàng giả đặc biệt này đã tuồn vào cuộc sống dân sinh qua rất nhiều ngả đường tinh vi khác nhau.

Nhiều kẻ làm giả loại hàng này đều có chuyên môn về dược, thậm chí chúng thành lập cả công ty liên quan đến lĩnh vực dược.

Mới đây, lực lượng quản lý thị trường Bắc Giang phối hợp với lực lượng chức năng vừa phát hiện vụ việc có dấu hiệu sản xuất, buôn bán thực phẩm chức năng giả. Theo đó, Tổ công tác gồm Đội Quản lý thị trường số 3, Cục Quản lý thị trường Bắc Giang, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an Bắc Giang phối hợp với Công an huyện Lạng Giang, Công an xã Đại Lâm kiểm tra và phát hiện quả tang các đối tượng có dấu hiệu sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm chức năng tại Công ty CP Công nghệ cao EUPHA, có địa chỉ tại quốc lộ 31, thôn Hậu, xã Đại Lâm, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.

Tại thời điểm kiểm tra, Tổ công tác bắt quả tang các nhân viên của Công ty CP Công nghệ cao EUPHA đang tiến hành dán nhãn phụ lên các vỏ hộp có chữ nước ngoài ghi nội dung: Collagen + A, E, C 12000mg (Gold), Made in USA; nhãn phụ có nội dung: Thực phẩm chức năng Collagen + A, E, C 12000mg (Gold), nhà sản xuất: Ava Pharmaceutical Company, địa chỉ: ô 01/lô 15 điểm công nghiệp làng nghề xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội; phân phối độc quyền: Công ty TNHH Thương mại BTC Thanh Xuân, có địa chỉ tại số 25, ngõ 523, đường Cổ Nhuế, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.

Số tang vật bị cơ quan chức năng thu giữSố tang vật bị cơ quan chức năng thu giữ

Mở rộng vụ án, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Giang đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định khởi tố bị can đối với Vũ Văn Sỹ (SN 1995, Giám đốc Công ty cổ phần công nghệ cao UEPHA - địa chỉ tại xã Đại Lâm, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) và Ong Thị Vân (SN 1988, Giám đốc Công ty TNHH Nam Phong - có địa chỉ ở số 32, 75, ngách 322/95/29, đường Mỹ Đình, phường Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà Nội) về tội Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm đồng thời mở rộng điều tra vụ án.

Trước đó,  ngày 13 và 14/6, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Giang đã thực hiện khám xét khẩn cấp các điểm là nhà kho và trụ sở công ty của Vân và Sỹ đồng thời thu giữ 76 thùng hàng bao gồm thành phẩm và các sản phẩm, tem nhãn, vỏ hộp dùng để đóng gói.

Tại cơ quan công an, bước đầu, đối tượng Ong Thị Vân khai nhận trước đó đã đặt 1.200 lọ thực phẩm chức năng collagen của đối tượng Sỹ và đã giao cho trình dược viên và bán trên mạng xã hội Facebook hết số lượng trên.

Các thực phẩm chức năng được đối tượng Sỹ và Vân sản xuất, tung ra thị trường mà cơ quan công an thu giữ bao gồm các loại phổ biến như: Glucosamin, Collagen, Canxi giả nhãn mác của các công ty có uy tín trên thị trường nhập khẩu từ Mỹ về Việt Nam.

Theo cơ quan công an, việc các đối tượng sản xuất, buôn bán thực phẩm chức năng giả như thế này đã ảnh hưởng đến uy tín của các đơn vị phân phối chính hãng thực phẩm chức năng trên thị trường; đồng thời, có nguy cơ ảnh hưởng, đe doạ đến sức khoẻ và sự an toàn của người tiêu dùng.

Trao đổi với chúng tôi, Thạc sỹ Nguyễn Đăng Lâm, Viện phó Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương cho biết: Thuốc giả trước hết không thể chữa được bệnh dẫn đến bệnh sẽ diễn biến xấu đi. Trong trường hợp xấu nhất có thể gây tử vong cho người bệnh sử dụng, trường hợp nhẹ hơn có thể ảnh hưởng đến các chức năng của các cơ quan trong  cơ thể, gây kháng thuốc, nhờn thuốc

Theo các chuyên gia, tác hại của việc dùng phải hàng giả, hàng nhái vô cùng nguy hiểm, đặc biệt là các loại thực phẩm như sữa, sâm, TPCN… mà người tiêu dùng uống vào cơ thể. Người bị nhẹ thì có thể không cảm thấy thuốc có hiệu quả tác dụng, người bị nặng sẽ cảm thấy bệnh không những nặng lên mà còn xuất hiện nhiều biểu hiện bất thường khác như tiêu chảy, ngộ độc, nôn ói hoặc nặng nữa là trụy tim mạch, giảm huyết áp hoặc khó thở, dị ứng…

Bởi vậy, người tiêu dùng nên tỉnh táo để tìm hiểu thông tin về các công ty phân phối uy tín tại thị trường Việt Nam của sản phẩm TPCN có nguồn gốc từ nước ngoài. Trong trường hợp cần thiết, có thể yêu cầu công ty phân phối xuất trình các giấy tờ chứng minh sản phẩm đang bán là hàng chính hãng.

Trước khi quyết định mua một sản phẩm TPCN về dùng, cần phải hiểu được thực chất của sản phẩm này, tốt nhất là nên đến thầy thuốc khám, tư vấn và được cung cấp các thông tin về loại sản phẩm định sử dụng, tự đánh giá đúng tình hình bệnh tật và sức khoẻ của chính mình để chọn đúng sản phẩm cần thiết cho bản thân. Nhưng dù gì đi nữa cũng không nên quá lạm dụng TPCN và đặt trọn niềm tin vào loại thực phẩm này với mong muốn đẹp da, giảm cân, chống lão hóa, trị khỏi ung thư, tim mạch, đái tháo đường… mà không có chế độ ăn uống cũng như nếp sinh hoạt, tập thể dục phù hợp.

  Ngọc Linh

  • Cùng chuyên mục

Cử tri kiến nghị giải quyết triệt để tình trạng hàng giả, mất an toàn thực phẩm

Cử tri tỉnh Vĩnh Long kiến nghị nhiều vấn đề thiết thực liên quan đến đời sống dân sinh. Cử tri Vũ Xuân Luận bày tỏ lo ngại trước tình trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng, làm suy giảm niềm tin người tiêu dùng và gây thiệt hại cho doanh nghiệp kinh doanh chân chính.

Cảnh báo - 06:05 05/07/2025

Cảnh báo bệnh suy thận ở giới trẻ

Các chuyên gia y tế cho biết, suy thận sớm ở người trẻ hiện nay không còn là vấn đề hiếm gặp, mà đã trở thành một vấn đề y tế cộng đồng đáng lưu ý, đòi hỏi hành động khẩn cấp và đồng bộ từ cá nhân, gia đình, ngành y tế và toàn xã hội. Đây là hồi chuông cảnh báo cho lối sống thiếu lành mạnh, chủ quan với sức khỏe của giới trẻ hiện nay.

Cảnh báo - 15:36 30/06/2025

Phát hiện hơn 35.000 bộ quần áo giả mạo nhãn hiệu trị giá hơn 6 tỷ đồng

Thông tin từ Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) thành phố Hà Nội cho biết, mới đây, đơn vị trực thuộc vừa chủ trì phối hợp kiểm tra, phát hiện 35.300 bộ quần áo thể thao giả mạo nhãn hiệu.

Cảnh báo - 19:53 28/06/2025

Tiêu huỷ hơn 56.500 sản phẩm quần áo và phụ kiện may mặc giả mạo nhãn hiệu

Mới đây, Chi Cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình phối hợp với các cơ quan chức năng giám sát việc tiêu hủy hàng hóa vi phạm giả mạo nhãn hiệu của bà Phạm Thị Mừng, cơ sở sản xuất tại thôn Đông Mai, xã Khánh Hải, huyện Yên Khánh.

Cảnh báo - 16:12 25/06/2025

Dầu ăn chăn nuôi 'phù phép' thành dầu ăn cho người: Bộ Y tế khuyến cáo người dân

Trước thông tin một số cơ sở bị phát hiện sử dụng dầu ăn nhập khẩu với mục đích làm thức ăn chăn nuôi nhưng "phù phép" thành dầu ăn cho người, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế khẳng định, đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng về an toàn thực phẩm, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cảnh báo - 15:07 25/06/2025

Doanh nghiệp Hải Dương ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc và chống hàng giả

Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Hải Dương tham dự khoá tập huấn “Công nghệ truy xuất nguồn gốc và chống giả - giải pháp bền vững cho doanh nghiệp”.

Cảnh báo - 12:30 19/06/2025

Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo không nên sử dụng Siro ăn ngon Hải Bé

Cục An toàn thực phẩm vừa ra khuyến cáo người dân không sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Siro ăn ngon Hải Bé – sản phẩm do Công ty TNHH Hải Bé sản xuất – trong khi các cơ quan chức năng đang điều tra, xác minh dấu hiệu vi phạm liên quan đến chất lượng sản phẩm.

Cảnh báo - 07:49 18/06/2025

Nam Định tăng cường kiểm soát giết mổ, phòng chống dịch tả lợn Châu Phi

Trước diễn biến phức tạp của bệnh dịch tả lợn Châu Phi, UBND tỉnh Nam Định vừa ban hành Công văn số 570/UBND-VP3, yêu cầu các địa phương và sở, ngành liên quan tăng cường công tác quản lý, kiểm soát giết mổ và triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch nhằm bảo vệ đàn lợn, ổn định sản xuất chăn nuôi và đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

Cảnh báo - 07:48 13/06/2025

Giả mạo thương hiệu nổi tiếng Rolex, Hermès, 2 cửa hàng tại Đà Nẵng bị xử phạt nặng

UBND TP. Đà Nẵng vừa có các quyết định xử phạt vi phạm hành chính với 2 đơn vị kinh doanh và buộc tiêu hủy số hàng giả gắn mác các nhãn hiệu thương hiệu nổi tiếng.

Cảnh báo - 21:09 10/06/2025

Bán thuốc giả cho người bệnh, trách nhiệm của Pharmacity ở đâu?

Mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đã khởi tố, bắt tạm giam ông Phạm Vũ Khiêm, Giám đốc Công ty TNHH Herbitech, với cáo buộc sản xuất thuốc giả. Câu chuyện càng khiến dư luận bàng hoàng, khi những sản phẩm bị làm giả là thực phẩm bảo vệ sức khỏe dành cho trẻ nhỏ, một nhóm đối tượng dễ tổn thương nhất về thể chất.

Cảnh báo - 13:34 05/06/2025