Đề xuất ứng dụng công nghệ trong quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa

10:14 12/09/2024

Bộ Khoa học và Công nghệ đang lấy ý kiến sủa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Trong đó, đề xuất bổ sung quy định về ứng dụng công nghệ trong quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.

Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất ứng dụng công nghệ quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóaBộ Khoa học và Công nghệ đề xuất ứng dụng công nghệ quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa

Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, ứng dụng công nghệ là một trong những biện pháp để quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa, trong đó có ứng dụng mã số, mã vạch, ghi nhãn điện tử. Việc quy định quản lý nhà nước về mã số, mã vạch đã được quy định từ hơn 20 năm trước theo Quyết định số 45/2002/QĐ-TTg ngày 27/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ quy định nội dung quản lý nhà nước về mã số mã vạch và cơ quan quản lý nhà nước về mã số, mã vạch.

Mã số, mã vạch là một công cụ hữu hiệu được ứng dụng phổ biến trong quản lý và được sử dụng bởi tất cả các bên trong chuỗi cung ứng như nhà sản xuất, bán lẻ, dịch vụ vận chuyển, cơ quan quản lý, người tiêu dùng… Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhiều quốc gia trên thế giới (Mỹ, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Thái Lan,...) cũng đã ứng dụng công nghệ, trong đó có mã số, mã vạch trong việc giám sát, quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa, ghi nhãn điện tử, giúp cho việc kết nối, thu thập, chia sẻ thông tin về sản phẩm, từ đó các bên tham gia trong chuỗi cung ứng có thể ứng dụng để truy xuất nguồn gốc, triệu hồi sản phẩm, quản lý sản xuất, bán hàng, kho bãi, giao nhận vận chuyển.

Quy định về ghi nhãn điện tử là một cách hỗ trợ, bổ sung cho cách ghi nhãn bằng phương pháp vật lý truyền thống (dán, in, đính, đúc, chạm, khắc…) cho các nhà sản xuất truyền đạt thông tin, các nội dung bắt buộc theo quy định. Ghi nhãn điện tử cho phép một số nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa được tạo ra theo phương thức điện tử và hiển thị trên màn hình.

Trong quản lý chất lượng sản phẩm, mã số, mã vạch là yếu tố cơ bản liên kết thông tin về điều kiện bảo đảm chất lượng sản phẩm (công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy của sản phẩm, hàng hóa); là công cụ phục vụ nhà sản xuất giám sát chất lượng sản phẩm, truy tìm, xác định nguồn gốc, nguyên nhân sự cố liên quan đến sản phẩm; người tiêu dùng tra cứu, tìm kiếm thông tin về chất lượng sản phẩm; tạo thuận lợi cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý quá trình sản xuất và lưu thông sản phẩm. Mã số, mã vạch giúp thúc đẩy thương mại và hội nhập quốc tế thông qua việc: tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử toàn cầu; giúp truy xuất nguồn gốc sản phẩm thuận lợi, cung cấp dữ liệu sản phẩm cho đối tác thương mại; tích hợp với dữ liệu hải quan và cơ quan thuế nhằm tạo thuận lợi cho khai báo, thông quan, tính thuế; hỗ trợ kiểm soát luồng hàng xuất nhập khẩu.

Cũng theo Bộ Khoa học và Công nghệ, trong bối cảnh căng thẳng thương mại gia tăng giữa các quốc gia, gian lận xuất xứ đã ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất của các doanh nghiệp chân chính, uy tín của các sản phẩm và môi trường kinh doanh từng quốc gia. Để ngăn chặn gian lận xuất xứ từ việc biến một nước nào đó thành điểm trung chuyển hàng xuất khẩu giả sang nước thứ ba, một số nước đã áp dụng các biện pháp trấn áp hàng giả và gian lận xuất xứ để đảm bảo uy tín của sản phẩm, hàng hóa của quốc gia mình.

Hiện nay, vấn đề chuyển đổi số sẽ giúp mang lại giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tạo ra giá trị mới nhờ việc cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm mới; tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa, nâng cao uy tín, thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước. Việc định danh, mã hóa và thu thập thông tin dạng máy đọc là tiền đề để có thể số hóa, trao đổi dữ liệu điện tử giữa các đơn vị trong chuỗi cung ứng và là nền tảng cho giải pháp truy xuất nguồn gốc điện tử.

Đồng thời, Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia có thể hỗ trợ hiển thị/tham chiếu/chuyển tiếp đến các dữ liệu chỉ dẫn địa lý, dữ liệu bản đồ trực tuyến, dữ liệu atlas điện tử khi các nguồn dữ liệu này sẵn sàng. Các hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa sẽ được phép sử dụng các dữ liệu chỉ dẫn địa lý, dữ liệu bản đồ trực tuyến, dữ liệu atlas điện tử khi việc đồng bộ nêu trên sẵn sàng.

Việc ứng dụng mã số, mã vạch trên nền tảng công nghệ như Blockchain, IoT, AI và các công nghệ mới khác sẽ tạo ra hệ sinh thái số, dữ liệu lớn (Big data) phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới, là yếu tố cơ bản liên kết thông tin về điều kiện bảo đảm chất lượng sản phẩm (công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy sản phẩm, hàng hóa), là công cụ phục vụ nhà sản xuất giám sát chất lượng sản phẩm, truy tìm, xác định nguồn gốc, nguyên nhân sự cố liên quan đến sản phẩm; người tiêu dùng tra cứu, tìm kiếm thông tin về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Trước những lý do trên, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất bổ sung Điều 7b về ứng dụng công nghệ trong quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Theo đó, nhà nước có chính sách hỗ trợ, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ trong việc giám sát, quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa; khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực để ứng dụng công nghệ trong việc giám sát, quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Bộ Khoa học và Công nghệ giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ứng dụng công nghệ trong việc giám sát, quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa, bao gồm mã số, mã vạch, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, nhãn điện tử và các công nghệ dựa trên nền tảng mã số, mã vạch.

Các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai ứng dụng công nghệ trong việc giám sát, quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong phạm vi, lĩnh vực được phân công quản lý.

Cũng tại dự thảo này, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đề nghị bổ sung thêm khái niệm về “mã số, mã vạch”, “truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa”, “mã truy xuất nguồn gốc”, “nhãn hàng hóa” và “nhãn điện tử”.

Hải Minh

  • Cùng chuyên mục

Phát hiện xưởng may nhái hàng loạt nhãn hiệu thời trang xa xỉ

Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Ninh Bình vừa phối hợp với các đơn vị chức năng tỉnh tiến hành kiểm tra và phát hiện một cơ sở sản xuất hàng loạt sản phẩm may mặc có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu thời trang quốc tế nổi tiếng.

Bảo vệ người tiêu dùng - 14:26 18/05/2025

Ngăn thuốc giả vào thị trường bằng quản lý kê đơn và bán thuốc theo đơn

Việc quản lý kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn cần được triển khai quyết liệt hơn nữa để thuốc giả không có cơ hội len vào thị trường, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. 

Bảo vệ người tiêu dùng - 11:31 12/05/2025

Sớm mang vaccine điều trị ung thư tiềm năng công nghệ mRNA của Nga về Việt Nam

Với việc ký văn kiện chính thức với Quỹ Đầu tư trực tiếp của Nga, VNVC nỗ lực sớm tiếp cận vaccine ung thư tiềm năng công nghệ mRNA hiện đại của Nga mới công bố gần đây, đưa về Việt Nam.

Bảo vệ người tiêu dùng - 15:21 11/05/2025

Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dược 4,5 tháng Hai công ty Dược phẩm ở Bắc Ninh

Do vi phạm trong lĩnh vực y tế, Công ty cổ phần Thương mại Dược phẩm Anphaco và Công ty cổ phần Dược phẩm Gia Thuận vừa bị Thanh tra Bộ Y tế ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính và tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dược trong thời hạn 4,5 tháng.

Bảo vệ người tiêu dùng - 11:07 07/05/2025

Làm thế nào để an tâm chọn sữa

Sự quyết liệt và kịp thời của các cơ quan chức năng trong việc xử lý các công ty sữa giả gần đây được người tiêu dùng hoan nghênh và ủng hộ. Đồng thời, người tiêu dùng cũng cần nắm bắt các kiến thức và thông tin để an tâm chọn đúng sản phẩm cho trẻ.

Bảo vệ người tiêu dùng - 14:45 06/05/2025

Cần điều chỉnh quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo mức độ rủi ro

Theo Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, việc sửa đổi quy định phân loại sản phẩm, hàng hóa theo mức độ rủi ro (thấp, trung bình và cao) là bước tiếp cận với thông lệ quốc tế, tiến tới hài hòa với các quy định về quản lý chất lượng trên thế giới.

Bảo vệ người tiêu dùng - 14:32 06/05/2025

Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý thực phẩm giả và đảm bảo an toàn thực phẩm

Bộ Y tế - Thường trực Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm đã ban hành công văn số 2633/BYT-ATTP ngày 30/4/2025 đề nghị Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương triển khai thực hiện nhiều nội dung.

Bảo vệ người tiêu dùng - 06:45 04/05/2025

Điều tra đường dây sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả cho trẻ em

Hai sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ được xác định là làm giả do Công ty TNHH Công nghệ Herbitech ở Khối 8, xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội sản xuất là BABY SHARK và Medi Kid Calcium K2.

Bảo vệ người tiêu dùng - 15:44 25/04/2025

Phát hiện nhiều hiệu thuốc bán thuốc giả tại Thanh Hóa

Liên quan đến vụ triệt phá đường dây buôn bán, sản xuất thuốc giả quy mô lớn, trong quá trình điều tra, cơ quan chức năng phát hiện thuốc giả được bán tại nhiều quầy thuốc và một số tài khoản Facebook cá nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Bảo vệ người tiêu dùng - 20:20 22/04/2025

Những lưu ý người dân cần biết để tránh mua thuốc giả

Sau khi công an tỉnh Thanh Hóa thông tin triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với quy mô lớn, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế đưa ra một số lưu ý, kinh nghiệm để người dân không mua phải thuốc giả.

Bảo vệ người tiêu dùng - 09:30 22/04/2025