Dệt may trước bài toán sinh tồn mùa Covid-19

Những tháng cuối năm sẽ là giai đoạn khó khăn nhất của ngành dệt may, xuất khẩu dự kiến giảm tới 16%.


Ngành dệt may gặp nhiều khó khăn vì dịch Covid-19 nên bị hủy nhiều đơn hang xuất khẩu.Ngành dệt may gặp nhiều khó khăn, do dịch Covid-19 nên bị hủy nhiều đơn hang xuất khẩu.

Theo Bộ Công Thương, 7 tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc ước đạt 16,18 tỷ USD, giảm 12,1%; xơ, sợi dệt các loại giảm 20,9% so với cùng kỳ năm 2019. 

Đến giữa tháng 8, nhiều doanh nghiệp dệt may gần như chưa có đơn hàng cho các tháng cuối năm. Trong khi đó, mặt hàng khẩu trang và đồ bảo hộ y tế từng được xem là “cứu cánh” cho nhiều doanh nghiệp dệt may hiện giảm giá mạnh do thừa nguồn cung.

Toàn ngành đang đối đầu với tình trạng hàng tồn kho tăng cao khi khách hàng tại các thị trường xuất khẩu lớn là Mỹ, EU đều đã hủy đơn hàng do các thị trường đồng loạt đóng cửa. Tỷ lệ bị hủy đơn hàng trung bình từ 30% - 70%. Đơn hàng giảm mạnh, vẫn phải trả lương nhân công khiến các doanh nghiệp dệt may khó khăn chồng chất khó khăn.

Để giảm cầm cự chờ dịch bệnh qua đi, 80% doanh nghiệp trong ngành dệt may đã buộc phải cắt giảm lao động và tìm mọi cách duy trì hoạt động ở mức 50% công suất. 

Trước hàng loạt khó khăn hiện hữu, các chuyên gia dự báo, xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong những tháng cuối năm tiếp tục giảm từ 14-18% so với cùng kỳ năm trước. Tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt khoảng 32,75 tỷ USD, giảm khoảng 16% so với năm 2019.

Dịch bệnh có thể vẫn tiếp tục kéo dài và chưa biết khi nào sẽ kết thúc, các doanh nghiệp dệt may cần “bù đắp” bằng cách đẩy mạnh khai thác thị trường trong nước. Dù nhỏ hẹp hơn nhiều so với xuất khẩu nhưng chỉ cần đủ chi phí để duy trì, vượt qua giai đoạn khó khăn khi thị trường chưa hồi phục.

THU TRANG

Cùng chuyên mục