Khoa học & công nghệ: Động lực phát triển kinh tế - xã hội

06:29 31/01/2025

Công tác xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách được quan tâm, chỉ đạo thường xuyên, góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để khoa học & công nghệ và đổi mới sáng tạo thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực chính để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

Những kết quả đáng ghi nhận

Năm 2024, ngành Khoa học & công nghệ (KH&CN) tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật về KH&CN và đổi mới sáng tạo, cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động KH&CN.  

Bộ KH&CN đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng - trình Bộ Chính trị 4 văn bản, nhất là NQ số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 về đột phá phát triển KH&CN và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia.

Bộ KH&CN đã xây dựng, hoàn thiện 4 dự thảo Luật chuyên ngành: Luật KH&CN và đổi mới sáng tạo, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi). 

Bộ KH&CN đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 9 đề án, văn bản về KH&CN; phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, xây dựng chính sách đặc thù, vượt trội với hoạt động KH&CN và đổi mới sáng tạo, được ban hành trong Luật Thủ đô sửa đổi, Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, Luật Đầu tư, NQ136 về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Đà Nẵng.

Việc xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn, quản lý các chương trình KH&CN quốc gia, được triển khai theo hướng đơn giản hóa quy trình, tạo môi trường thuận lợi để thực hiện nhiệm vụ KH&CN; đẩy nhanh tiến độ triển khai 23 chương trình KH&CN quốc gia.

Năm 2024, Bộ KH&CN đã phê duyệt và tổ chức triển khai mới 2 chương trình KH&CN quốc gia nhằm giải quyết các vấn đề cấp bách, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Khoa học, công nghệ đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế - xã hội
Khoa học, công nghệ đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế - xã hội

Nhiều thành tựu KH&CN được ứng dụng nhanh chóng và rộng rãi trong các lĩnh vực y tế, nông nghiệp, công nghiệp, công nghệ thông tin, quốc phòng, an ninh; hoạt động xúc tiến hỗ trợ tìm kiếm, trao đổi, chuyển giao công nghệ được đẩy mạnh.

Khoa học xã hội nhân văn, đóng góp tích cực và cung cấp luận cứ cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, cơ chế, chính sách và định hướng phát triển KT-XH của đất nước. Một số lĩnh vực khoa học tự nhiên, đạt trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới.

Trong công nghiệp, năng lượng, đã nghiên cứu, chế tạo thành công nhiều sản phẩm với tỷ lệ nội địa hóa cao, giá trị kinh tế lớn, từng bước tiếp thu, làm chủ các công nghệ cao của CMCN 4.0. 

Lĩnh vực xây dựng, giao thông, đã làm chủ thiết kế, xây dựng các công trình quy mô lớn, phức tạp; tiếp nhận, làm chủ công nghệ bê tông cốt thép ứng suất từ khâu thiết kế đến thi công trong xây dựng nhà cao tầng, đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. 

Trong nông nghiệp, từng bước làm chủ công nghệ chọn tạo các giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản chủ lực năng suất cao, chất lượng tốt; hoàn thiện quy trình canh tác, nuôi trồng, bảo quản, chế biến…, góp phần đưa tổng kim ngạch XK nông lâm thủy sản năm 2024 ước đạt mức cao kỷ lục 62,5 tỷ USD, tăng 18,7% so 2023. 

Lĩnh vực khoa học y - dược, đã làm chủ công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán, điều trị nhiều bệnh nguy hiểm, góp phần nâng cao vị thế của y học Việt Nam ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới (ghép tạng, phẫu thuật, can thiệp ít xâm lấn...); làm chủ công nghệ và sản xuất đáp ứng 11/12 vắc xin, phục vụ Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia.

Việt Nam đã đạt được những bước tiến quan trọng trong phát triển công nghệ cao, công nghệ bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI), khẳng định vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng công nghệ cao toàn cầu. Chính phủ đã ban hành các chính sách ưu đãi thu hút đầu tư nước ngoài, nhiều dự án hợp tác từ các tập đoàn lớn như Samsung, Intel, NVIDIA…; trong đó Việt Nam và NVIDIA đã hợp tác thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về AI và Trung tâm Dữ liệu AI tại Việt Nam.

Lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng, hệ thống tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, thường xuyên được rà soát, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn và mức độ hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế (đến nay, đã công bố hơn 14.000 TCVN, gần 800 QCVN, tỷ lệ hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực đạt trên 62%). 

Lĩnh vực sở hữu trí tuệ, Bộ KH&CN đã triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp, hướng tới giảm tình trạng tồn đọng đơn. 

Cần ưu tiên hoàn thiện thể chế

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác 2025 ngành KH&CN, Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh:

“Trong bối cảnh quốc tế diễn biến phức tạp, thế giới tiếp tục phát triển trong thời kỳ CMCN 4.0 với nhiều yếu tố tác động bước ngoặt như AI, dữ liệu lớn, Internet di động…, ảnh hưởng sâu sắc đến việc khai thác tiềm năng và thế mạnh của ngành KH&CN nước nhà.

Với quyết tâm rất lớn của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo đúng đắn của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cùng vai trò của Chính phủ, dự kiến 15/15 chỉ tiêu phát triển năm 2024 sẽ đạt và vượt; tăng trưởng GDP kỳ vọng vượt mức 7%. Trong thành tựu chung đó, có sự đóng góp của ngành KH&CN”.

Phó thủ tướng bày tỏ tâm đắc và ấn tượng với 2 trong nhiều kết quả ngành KH&CN đạt được năm 2024: Bộ KH&CN đã tham mưu Chính phủ - trình Bộ Chính trị NQ số 57-NQ/TW - nghị quyết đột phá, xoay chuyển tình thế cho phát triển đất nước; công tác hoàn thiện thể chế, chính sách, các cơ chế liên quan đến KH&CN và đổi mới sáng tạo.

Theo Phó thủ tướng, một số hạn chế cần tìm giải pháp vượt qua đó là về cơ chế tài chính. Thời gian qua, đầu tư cho KH&CN chưa huy động được nguồn lực của các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân trong nước và nguồn lực từ hợp tác quốc tế. Thị trường KH&CN đã bắt đầu hình thành, nhưng chưa đạt tầm vóc thực sự. KH&CN chưa thực sự đóng vai trò tiên phong trong chuyển đổi số, chuyển đổi xanh…

Nhấn mạnh 2025 là năm quyết định cho việc hoàn thành mục tiêu Đại hội XIII của Đảng đề ra, tạo tiền đề cho nước ta bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Phó thủ tướng đề nghị Bộ KH&CN cần chủ động xây dựng chương trình hành động triển khai NQ số 57-NQ/TW tới các bộ, ngành, trình Chính phủ trước ngày 2/1/2025 để tiến tới Hội nghị toàn quốc triển khai NQ57.

Ngành KH&CN cần dành ưu tiên cao nhất cho công tác hoàn thiện thể chế chính sách về KH&CN và đổi mới sáng tạo
Ngành KH&CN cần dành ưu tiên cao nhất cho công tác hoàn thiện thể chế chính sách về KH&CN và đổi mới sáng tạo

Ngành KH&CN cần dành ưu tiên cao nhất cho công tác hoàn thiện thể chế chính sách về KH&CN và đổi mới sáng tạo; đồng thời, có giải pháp huy động sự tham gia của các nguồn lực trong và ngoài nước; coi trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; tập trung cho công tác kiện toàn sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo NQ18.

Phát huy thành tựu đạt được, ngành KH&CN sẽ tiếp tục có một năm phát triển, vươn mình trong kỷ nguyên mới.

Bộ KH&CN đang rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn hạt nhân; sửa đổi Luật Năng lượng nguyên tử; bảo đảm an toàn xây dựng NM Điện hạt nhân Ninh Thuận; vận hành lò hạt nhân  Đà Lạt; phối hợp triển khai xây dựng Trung tâm Nghiên cứu KH&CN hạt nhân tại Đồng Nai…

Triệu Hiền

  • Cùng chuyên mục

Tập đoàn Samsung xuất khẩu điện thoại đến 128 quốc gia, vùng lãnh thổ

Tập đoàn Samsung hiện có 6 nhà máy, 1 trung tâm nghiên cứu và phát triển và 1 pháp nhân bán hàng tại Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Sản lượng điện thoại sản xuất tại Việt Nam chiếm 50% tổng sản lượng toàn cầu (bao gồm sản phẩm nguyên chiếc và linh kiện), xuất khẩu đến 128 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Kinh tế - 06:12 24/07/2025

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 470,65 tỷ USD

Số liệu thống kê vừa được Cục Hải quan công bố, từ đầu năm đến ngày 15/7, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 470,65 tỷ USD, dự kiến sẽ vượt 500 tỷ USD vào cuối tháng này.

Kinh tế - 11:33 20/07/2025

Chuyên gia trao đổi các giải pháp chiến lược giúp Việt Nam đạt tăng trưởng 2 con số

Với góc nhìn thực tiễn, nhiều chuyên gia, doanh nghiệp đã đề xuất, kiến nghị giải pháp mang tầm chiến lược nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 8% trong năm nay và vượt mốc hai con số từ 10% trở lên trong giai đoạn 2026 – 2030.

Kinh tế - 06:18 15/07/2025

Tập đoàn sản xuất quặng sắt, niken lớn nhất thế giới muốn mở rộng hợp tác tại Việt Nam

Trong chương trình tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng và hoạt động song phương tại Brazil, chiều 7/7, giờ địa phương, tại thành phố Rio de Janeiro, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Vale - Tập đoàn đa quốc gia của Brazil trong lĩnh vực kim loại, khai khoáng và logistics.

Kinh tế - 07:43 08/07/2025

Xuất khẩu phân bón 5 tháng đầu năm đạt hơn 372 triệu USD

Trong 5 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu phân bón đạt 947.654 tấn, trị giá 372,02 triệu USD, tăng 31,3% về lượng, tăng 26,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024.

Kinh tế - 20:44 15/06/2025

Nền kinh tế toàn cầu đang trên đà suy giảm mạnh nhất kể từ những năm 1960

Đó là nhận định của các chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB). Các chuyên gia cho rằng, tăng trưởng kinh tế toàn cầu suy yếu mà cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump là một yếu tố chính gây áp lực lên các nền kinh tế trên toàn thế giới.

Kinh tế - 07:55 13/06/2025

Bắc Giang: Giá trị sản xuất công nghiệp 5 tháng ước đạt 338,8 nghìn tỷ đồng

Giá trị sản xuất công nghiệp (giá hiện hành) tháng năm ước đạt hơn 78 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng ước đạt 338,8 nghìn tỷ đồng, tăng 27,06% so với cùng kỳ năm trước. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt cao nhất, hơn 300 nghìn tỷ đồng.

Kinh tế - 06:25 08/06/2025

Xuất khẩu thủy sản đẩy mạnh chiến lược đa dạng hóa

Sau những tháng tăng trưởng mạnh mẽ, xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã có dấu hiệu chững lại trong tháng 5/2025, với mức tăng thấp nhất kể từ đầu năm. Tuy vậy, kim ngạch xuất khẩu cả 5 tháng vẫn đạt hơn 4 tỷ USD, phản ánh những nỗ lực vượt khó của toàn ngành trong bối cảnh thị trường nhiều “sóng gió”.

Kinh tế - 06:12 04/06/2025

Tăng cường hợp tác thương mại nông sản giữa Việt Nam và Đức

Thương vụ Việt Nam tại Cộng hòa Liên bang Đức đã phối hợp cùng các đơn vị của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Hiệp hội Nông nghiệp Đức (German Agriculture Alliance - GAA) tổ chức Tọa đàm kết nối thương mại nông sản Việt Nam - Cộng hòa Liên bang Đức.

Kinh tế - 14:04 21/05/2025

Xuất khẩu nông sản Thái Lan sớm bị Việt Nam vượt qua

Các doanh nhân Thái Lan bày tỏ quan ngại trước việc nước này dần đánh mất vị thế dẫn đầu về xuất khẩu nông sản, khi mà Việt Nam – nhờ chính sách nhất quán từ chính phủ và sự đầu tư chiến lược đang vươn lên mạnh mẽ và có thể sớm vượt mặt Thái Lan trong lĩnh vực này.

Kinh tế - 07:29 12/05/2025