Làm giàu là vinh quang, là yêu nước

06:02 20/05/2025

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị sáng 18/5/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra một thông điệp có ý nghĩa đặc biệt: Chính phủ sẽ phát động phong trào thi đua toàn dân làm giàu, đóng góp, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra một thông điệp có ý nghĩa đặc biệt: Chính phủ sẽ phát động phong trào thi đua toàn dân làm giàu, đóng góp, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra một thông điệp có ý nghĩa đặc biệt: Chính phủ sẽ phát động phong trào thi đua toàn dân làm giàu, đóng góp, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Nghị quyết 68 cũng đã nêu rõ một trong 8 nhóm giải pháp lớn là: Đề cao đạo đức kinh doanh, phát huy trách nhiệm xã hội, thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần kinh doanh, tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nhân tham gia quản trị đất nước. Trong đó, sẽ tôn vinh, biểu dương, khen thưởng các doanh nhân, doanh nghiệp điển hình, tiên tiến, kinh doanh hiệu quả, bền vững, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, tham gia tích cực các hoạt động vì cộng đồng.

Do đo, dù chưa phải là một lễ phát động chính thức, nhưng thông điệp trong phát biểu của Thủ tướng đã khơi dậy một định hướng tư tưởng phát triển đầy cảm hứng: làm giàu – nếu chính đáng, sáng tạo và có trách nhiệm – cũng là một hành động yêu nước.

Đáng chú ý, thông điệp ấy cũng đồng thời tháo cởi một định kiến đã âm ỉ lâu nay trong tâm lý xã hội: quan niệm rằng nghèo mới là trong sạch, còn giàu là đồng nghĩa với bóc lột, tha hóa. Trong một thời kỳ dài, tâm thức "nghi ngờ người giàu" khiến cho động lực vươn lên làm giàu chân chính bị kìm hãm và thành công kinh tế nhiều khi phải giấu mình. Giờ đây, khi người đứng đầu Chính phủ khẳng định "thi đua làm giàu" là hành động yêu nước, đó là một bước giải phóng tinh thần lớn – giúp khôi phục danh dự cho sự thành đạt và chính danh cho khát vọng phát triển cá nhân.

Như vậy, "làm giàu" được xác lập trong tầm nhìn quốc gia như một giá trị gắn với thi đua yêu nước – một bước chuyển sâu sắc trong tư duy phát triển: gắn khát vọng cá nhân với lý tưởng dân tộc, kết nối hành động kinh tế với tinh thần phụng sự Tổ quốc và nâng cao phẩm giá của sự thành công vật chất trong thời đại phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Làm giàu chính đáng không chỉ mang lại của cải cho cá nhân, mà còn tạo ra việc làm, tăng thu ngân sách, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và lan tỏa các giá trị xã hội
Làm giàu chính đáng không chỉ mang lại của cải cho cá nhân, mà còn tạo ra việc làm, tăng thu ngân sách, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và lan tỏa các giá trị xã hội

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, làm giàu là quyền hiến định của mọi người dân. Nhưng khi đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới, làm giàu không chỉ là quyền, mà còn là nghĩa vụ công dân. Làm giàu chính đáng không chỉ mang lại của cải cho cá nhân, mà còn tạo ra việc làm, tăng thu ngân sách, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và lan tỏa các giá trị xã hội. Một doanh nhân thành công, một nông dân giỏi, một người trẻ khởi nghiệp hiệu quả – tất cả đều có thể trở thành những "chiến sĩ kinh tế" trong thời bình nếu thành quả của họ góp phần vào sự phồn vinh chung của đất nước.

Làm giàu, vì thế, cần được hiểu theo ba tầng ý nghĩa: làm giàu cho cá nhân là phát huy quyền tự do và năng lực sáng tạo; làm giàu cho cộng đồng là tạo ra giá trị chia sẻ và gắn kết xã hội; làm giàu cho quốc gia là nâng cao nội lực, mở rộng vị thế và củng cố bản lĩnh dân tộc. Ba tầng nghĩa ấy không tách rời mà lan tỏa trong nhau, hình thành một tư duy phát triển tích hợp – vừa giải phóng tiềm năng con người, vừa phát huy sức mạnh quốc gia.

Tuy nhiên, để phong trào thi đua làm giàu thành công và không rơi vào hình thức, điều kiện tiên quyết là phải được đặt trên nền tảng chính sách, thể chế và cơ chế hỗ trợ thực chất. Thi đua không thể triển khai bằng lời hô hào nếu môi trường kinh doanh còn bất ổn, nếu quyền sở hữu chưa được bảo vệ đầy đủ, nếu pháp luật chưa thực sự đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân. Phong trào chỉ có ý nghĩa khi được gắn với cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư, giảm rủi ro pháp lý và bảo đảm sự công bằng trong tiếp cận cơ hội.

Điều quan trọng là đo đếm được giá trị thực chất: bao nhiêu sáng kiến kinh doanh có ích được ra đời, bao nhiêu việc làm bền vững được tạo ra, bao nhiêu cộng đồng được vươn lên thoát nghèo và khởi sắc nhờ nỗ lực cá nhân. Việc tôn vinh trong phong trào cần hướng đến những tấm gương làm giàu bằng đổi mới sáng tạo, bằng đạo đức kinh doanh, bằng tinh thần phụng sự, bằng cống hiên – chứ không chỉ đơn thuần là người có nhiều tài sản nhất.

Để làm được điều đó, cần xây dựng một hệ sinh thái phát triển đồng bộ. Chính sách phải khơi dậy động lực và bảo vệ quyền tự chủ. Thể chế phải minh bạch, ổn định và khả thi. Nguồn lực nhà nước cần được phân bổ thông minh để kích hoạt thị trường, hỗ trợ nhóm yếu thế và phát triển hạ tầng chiến lược. Và quan trọng nhất, khu vực tư nhân phải được nhìn nhận như lực lượng trung tâm trong chiến lược phát triển – không chỉ là đối tượng quản lý mà là chủ thể hành động.

"Thi đua làm giàu" không thay thế tinh thần yêu nước bằng tinh thần vật chất. Trái lại, nó mở rộng phạm vi của lòng yêu nước – từ chiến hào đến xưởng máy, từ ruộng đồng đến phòng họp khởi nghiệp. Trong bối cảnh hiện nay, bảo vệ Tổ quốc không chỉ bằng quốc phòng – an ninh, mà còn bằng năng lực cạnh tranh quốc gia, bằng sự thịnh vượng của mỗi gia đình, mỗi doanh nghiệp, mỗi vùng đất.

Khi làm giàu trở thành một lý tưởng công dân, khi hành trình phát triển của mỗi người được kết nối với vận mệnh quốc gia, khi thi đua yêu nước được thể hiện qua từng hành động kinh tế cụ thể – thì đó chính là lúc chúng ta đang xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa hiện đại, tự cường và đầy khát vọng.

Làm giàu là vinh quang, là yêu nước – nếu sự giàu có được dựng xây bằng chính khối óc, bàn tay và trái tim của người Việt Nam hướng về tương lai dân tộc.

Bài viết của TS. Nguyễn Sĩ Dũng trên chinhphu.vn

 

  • Cùng chuyên mục

Nhập khẩu thép khổ rộng tăng đột biến trong 4 tháng đầu năm

Lượng thép (HRC) có khổ rộng từ 1.880mm trở lên từ Trung Quốc nhập khẩu về Việt Nam tăng bất thường. Chỉ trong tháng 4/2025, Việt Nam đã nhập 214.000 tấn loại thép này, tăng 81% so với cả quý I/2025 (118.000 tấn)

Tin tức - 14:58 20/05/2025

Thủ tướng: Quy định rõ trách nhiệm trong quản lý an toàn thực phẩm

Chiều 19/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về một số nội dung quan trọng, trong đó có có các nội dung chuẩn bị cho phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 5/2025, gồm: Đề nghị xây dựng Luật Giám định tư pháp (sửa đổi); đề nghị xây dựng Luật An toàn thực phẩm (sửa đổi).

Tin tức - 10:59 20/05/2025

Đối thoại Việt - Hoa Kỳ về hải quan: Cùng chặn 'làn sóng gian lận thương mại xuyên quốc gia

Trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư SelectUSA tại Hoa Kỳ, Hải quan Việt Nam và Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ đã có cuộc đối thoại cởi mở, thực chất, bàn sâu vào những vấn đề "nóng" như chuyển tải bất hợp pháp và gian lận xuất xứ.

Tin tức - 15:52 19/05/2025

Học Bác để xây dựng phong cách lãnh đạo "gần dân, sát dân"

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: "Trong bầu trời không gì quý bằng Nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của Nhân dân". Thấm nhuần tư tưởng ấy, cán bộ, đảng viên đã và đang học và làm theo gương Bác về phong cách gần dân, sát dân, đem lại lợi ích thiết thực cho dân.

Tin tức - 14:12 19/05/2025

Thị trường hàng hóa thế giới diễn biến giằng co sau đàm phán Mỹ - Trung

Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết sau cuộc đàm phán Mỹ - Trung tại Thụy Sỹ, thị trường hàng hóa thế giới diễn biến giằng co. Giá nhiều mặt hàng đồng loạt tăng mạnh nhưng sau đó lại lao dốc vào cuối tuần theo tâm lý thị trường. Đóng cửa, lực mua chiếm ưu thế đã kéo chỉ số MXV-Index tăng nhẹ 0,1% lên mức 2.196 điểm.

Tin tức - 10:40 19/05/2025

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình nghệ thuật đặc biệt 'Người là Hồ Chí Minh'

Tối 18/5, chương trình nghệ thuật đặc biệt “Người là Hồ Chí Minh” diễn ra tại Quảng trường Ba Đình (quận Ba Đình, thành phố Hà Nội).

Tin tức - 05:52 19/05/2025

Tổng Bí thư Tô Lâm: Bộ tứ nghị quyết chiến lược để đất nước cất cánh

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh các Nghị quyết số 57, 59, 66 và 68 là “Bộ tứ trụ cột” để giúp đất nước cất cánh trong thời gian tới.

Tin tức - 12:55 18/05/2025

Thủ tướng: Thương trường là chiến trường, cần tạo động lực, truyền cảm hứng cho doanh nhân và phát động toàn dân thi đua làm giàu

Trình bày chuyên đề tại Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng "thương trường là chiến trường", cần tạo động lực, truyền cảm hứng cho các thương nhân - chiến sĩ trên mặt trận kinh tế và phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu trên phạm vi cả nước, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tin tức - 11:00 18/05/2025

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị quán triệt Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68

Ngày 18/5, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66 và Nghị quyết số 68 của Bộ Chính trị.

Tin tức - 10:18 18/05/2025

Thủ tướng: Tìm những điểm đột phá để xây dựng 2 nghị quyết của Bộ Chính trị về giáo dục đào tạo và chăm sóc sức khỏe nhân dân

Thủ tướng nhấn mạnh phải có giải pháp tăng cường hợp tác công tư cho cả 2 lĩnh vực giáo dục, đào tạo và y tế.

Tin tức - 05:45 18/05/2025