Tổ chức xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu Vùng Trung du, miền núi phía Bắc

Bộ Công thương và UBND tỉnh Lào Cai chủ trì hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu Vùng Trung du, miền núi phía Bắc với hơn 300 khách mời đại diện cho các tỉnh Yên Bái, Sơn La, Lạng Sơn và các sở ban ngành.

Đây là hội nghị triển khai nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao tại Quyết định số 975/QĐ-TTg ngày 19/08/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc, nhằm tăng cường công tác xúc tiến thương mại, liên kết sản xuất, kết nối cung cầu, đẩy mạnh quảng bá hình ảnh, thương hiệu ngành hàng, sản phẩm của địa phương vùng Trung du và miền núi phía Bắc; hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết nhằm phát triển sản phẩm, đa dạng hóa thị trường và các chuỗi cung ứng, đẩy mạnh xuất nhập khẩu.

Tai hội nghị, ông Hoàng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai cho biết, tình hình hoạt động kinh doanh thương mại trong năm diễn ra khá sôi động, hàng hóa được lưu thông, thông suốt, đáp ứng tốt nhu cầu của đời sống của Nhân dân trong tỉnh, giá cả các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu ổn định, không có hiện tượng thiếu hàng tăng giá ở tất cả các mặt hàng. Với nhiều sự kiện văn hoá, thương mại nổi bật trên địa bàn tỉnh như: Lễ hội Đền Thượng; Lễ hội Cao nguyên trắng Bắc Hà năm 2023; Lễ hội Đền Bảo Hà năm 2023; Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà mùa hè năm 2023; Giải đua ngựa truyền thống mở rộng lần thứ 16; Giải bóng chuyền nữ VTV Cup năm 2023… Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội năm 2023 ước đạt 39.100 tỷ đồng, tăng 13,7% so KH được giao và tăng 21,9% so với CK năm trước. Cơ sở hạ tầng thương mại được quan tâm đầu tư phát triển và ngày càng được mở rộng: trên địa bàn tỉnh hiện có 71 chợ đang hoạt động; 09 siêu thị, 02 trung tâm thương mại, 94 cửa hàng kinh doanh xăng dầu, 312 cửa hàng kinh doanh khí LPG, cơ sở hạ tầng thương mại đã đáp ứng tốt nhu cầu đời sống, sản xuất của Nhân dân trong tỉnh.Được ghi nhận, tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu Vùng Trung du, miền núi phía BắcĐược ghi nhận, tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu Vùng Trung du, miền núi phía Bắc

Đánh giá về hoạt động xuất nhập khẩu, UBND tỉnh Lào Cai cho rằng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, mặc dù phía Trung Quốc khôi phục toàn diện hoạt động thông quan qua các cửa khẩu, lối mở biên giới. Bên cạnh đó các ngành chức năng cũng đã cố gắng thường xuyên thực hiện công tác cải cách, phát triển và hiện đại hóa hải quan, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, giảm thiểu tối đa thời gian và chi phí cho doanh nghiệp khi tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, tuy nhiên do cơ sở hạ tầng tại cửa khẩu và hạ tầng giao thông kết nối với các Trung tâm lớn của cửa khẩu cũng như việc áp dụng chính sách cư dân biên giới của Quảng Tây (Trung Quốc) thuận lợi hơn so với Hà Khẩu (Trung Quốc) nên các doanh nghiệp vẫn lựa chọn xuất khẩu các mặt hàng nông sản, trái cây (thanh long, xoài, mít, dưa hấu, sầu riêng..) qua các cửa khẩu Bằng Tường (Lạng Sơn), Đông Hưng (Quảng Ninh); lưu lượng hàng hóa thấp hơn rất nhiều so với thời điểm trước khi diễn ra dịch Covid-19, giá trị xuất nhập khẩu không đạt KH như kỳ vọng. Các mặt hàng chiếm tỷ lệ lớn trong kim ngạch xuất nhập khẩu như phốt pho vàng tiếp tục giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2022. Lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu hiện nay có sự chênh lệch rất lớn giữa lượng hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu (từ 5 - 7 lần). Tổng giá trị xuất nhập khẩu, mua bán, trao đổi hàng hoá qua các cửa khẩu trong tháng 12 ước đạt 213,22 triệu USD, tăng 22 % so với tháng 11/2023, giảm 4,2% so với CK 2022. Luỹ kế hết năm 2023 đạt 2.134,4 triệu USD (giảm 6,8% so với CK 2022), đạt 42,69% so KH được giao.

Đánh giá cao sự nỗ lực của tỉnh Lào Cai, Bộ Công thương đã giao Cục Xúc tiến thương mại và Sở Công Thương tỉnh Lào Cai phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Trung du, miền núi phía Bắc nhằm khẳng định đây vẫn là một nền kinh tế quan trọng trong phát triển kinh tế vùng.

Với lợi thế nằm sát với đất nước tỷ dân  nên có nhiều thuận lợi, khát vọng  trở thành một trung tâm logistics hiện đại, đúng tầm là trung tâm kết nối giao thương, khu trung chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu đang được UBND tỉnh Lào Cai đưa vào nghị quyết và có chương trình hành động cụ thể theo từng giai đoạn. Đồng thời, khuyến cáo các doanh nghiệp cần kịp thời cập nhật thông tin về thị trường nước ngoài để nắm bắt được thị hiếu tiêu dùng tại từng thị trường, từ đó điều chỉnh sản phẩm phù hợp theo từng thị trường, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm. Các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực để ra sân chơi lớn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp của vùng cần kết nối với hệ thống bán lẻ của nước ngoài như AEON (Nhật Bản), hệ thống bán lẻ của Thái Lan để đưa sản phẩm của địa phương vào siêu thị.

Trong khuôn khổ Hội nghị, Cục Xúc tiến thương mại còn kết hợp tổ chức khu trưng bày sản phẩm đặc trưng của các địa phương vùng Trung du và miền núi phía Bắc nhằm hỗ trợ quảng bá sản phẩm, kết nối giao thương cho các doanh nghiệp trong vùng, đồng thời tổ chức một số phiên tư vấn, kết nối giao thương cho các doanh nghiệp vùng Trung du, miền núi phía Bắc với một số chuyên gia tư vấn, nhà nhập khẩu ở các thị trường nước ngoài.

                                                                                            Thiên Anh

Bài liên quan

Cùng chuyên mục