Ngân hàng Việt và bài toán 'ế' cổ phần ngoại
Trong khi ngành ngân hàng Việt Nam luôn được đánh giá là lĩnh vực hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài, thì thực tế lại cho thấy có nhiều ngân hàng vẫn để tỷ lệ sở hữu của khối ngoại ở mức rất thấp, thậm chí chưa sử dụng đến room ngoại được pháp luật cho phép. Điều này đặt ra nhiều câu hỏi: Vì sao những ngân hàng này không tận dụng hết dư địa để thu hút vốn ngoại? Và liệu đây là sự “thiếu hấp dẫn”, hay là chiến lược chủ động?
Kể từ ngày 19/5 tới đây, quy định mới về tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại các tổ chức tín dụng (TCTD) chính thức có hiệu lực. Những quy định này mở đường cho việc nâng room ngoại lên 49% tại các ngân hàng chuyển giao bắt buộc, thay vì mức trần (30%) như trước đây. Đây là một trong những nội dung được bổ sung tại Nghị định số 69/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2014/NĐ-CP ngày 3/1/2014 về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam, vừa được Chính phủ ban hành.
Thực trạng tỷ lệ room ngoại tại ngân hàng Việt
Ngân hàng nói riêng và ngành tài chính nói chung luôn là lĩnh vực thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Nhiều nhà đầu tư từ Hàn Quốc, Nhật Bản,… đã đầu tư vào các ngân hàng Việt Nam.
Tính đến tháng 4/2025, tại Việt Nam có 27 ngân hàng thương mại đã niêm yết cổ phiếu trên các sàn giao dịch chứng khoán. Trong đó, nhiều ngân hàng có tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (room ngoại) thấp hơn mức tối đa cho phép (30%), thậm chí chưa sử dụng đến room ngoại. Điều này xuất phát từ các chiến lược riêng như chờ đợi đối tác chiến lược phù hợp, kiểm soát cấu trúc cổ đông hoặc do chưa thu hút được sư quan tâm từ nhà đầu tư nước ngoài.

Hiện, mức trần room ngoại đối với các ngân hàng tại Việt Nam đã được lấp đầy, với tỷ lệ tối đa 30%. Theo thống kê từ Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSD), tính đến ngày 18/4/2025 có 13/27 ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán có tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên 15%; Trong đó, một số ngân hàng đã kín hoặc gần kín room ngoại như: Ngân hàng Á Châu – ACB (29,97%), Ngân hàng TMCP Tiên Phong - TPBank (23,61%), Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - MSB (27,28%), Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – VietinBank (26,76%), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – VPBank (24,54%), Ngân hàng Quân đội - MBBank (21,17%), Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Techcombank (22,50%),…
Ngược lại, một số ngân hàng có tỷ lệ sở hữu nước ngoài rất thấp dưới 5% như: VIB (4,99%), Eximbank (3,64%), SHB (2,77%), KienLong Bank (0,99%), LPBank (0,76%),… Đối với Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam - Eximbank, trong tài liệu chuẩn bị họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025, HĐQT trình ĐHĐCĐ xem xét, thông qua đề xuất quy định tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại Eximbank không vượt quá 6% vốn điều lệ của nhà băng từng thời kỳ. Đồng thời, sửa đổi, bổ sung thêm Khoản 6, Điều 20 Điều lệ với nội dung: “6. Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại Eximbank không vượt quá 6% (sáu phần trăm) vốn điều lệ của Eximbank từng thời kỳ”.
Tại Tài liệu Đại hội, Eximbank cho biết, đề xuất nói trên nhằm mục đích ổn định cơ cấu cổ đông, phù hợp với định hướng phát triển dài hạn của Eximbank, đồng thời, để giữ và duy trì tỷ lệ sở hữu cổ phần nhằm thu hút các nhà đầu tư chiến lược tham gia đầu tư vào Eximbank. Dữ liệu thống kê cho thấy, tại ngày 3/4/2025, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại Eximbank ở mức 3,64%, room ngoại còn trống lên tới 491 triệu cổ phiếu, tương ứng gần 26,33%.
Với những ngân hàng có quy mô nhỏ đến trung bình, việc hạn chế tỷ lệ sở hữu nức ngoài cũng giúp tránh rủi ro thâu tóm hoặc thay đổi quá nhanh cơ cấu cổ đông. Đây là yếu tố mang tính phòng thủ, đặc biệt trong bối cảnh thị trường tài chính có nhiều biến động. Ngoài ra, một số ngân hàng vẫn có lượng cổ phần lớn nằm trong tay nhóm cổ đông sáng lập, nên việc nới room không được ưu tiên để duy trì quyền kiểm soát.
Thậm chí, nhiều nhà băng có tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài gần như bằng 0% hoặc vẫn còn nguyên room ngoại. Điển nhình như: VietABank (0,23%), BVBank (0,08%), PG Bank (0,05%) và Bac A Bank (0%).
Bên cạnh đó, một số nhà băng dù chưa chạm ngưỡng tối đa 30% về room ngoại, nhưng lại lựa chọn phương án khóa room ngoại ở mức thấp nhất để gành dư địa huy động vốn sau này, như: VIB (4,99%), LPBank (5%), BVBank (5%), VietABank (5%),… Đơn cử, từ đầu tháng 7/2024, VIB đã khóa room ngoại ở mức 4,99%. Trước đó, room ngoại được ngân hàng này giới hạn ở mức 20,5% và luôn trong tình trạng được lấp đầy. Việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu nước ngoài là một phần trong chiến lược quản lý vốn và cơ cấu cổ đông của VIB. “Việc giảm room ngoại sẽ giúp VIB thuận lợi hơn cho việc tìm kiếm đối tác chiến lược mới”, báo cáo của Công ty Chứng khoán SSI nhận định.
Có thể thấy, một trong những lý do phổ biến khiến các ngân hàng chủ động không mở hoặc chỉ mở một phần room ngoại là để giữ chỗ cho nhà đầu tư chiến lược. Thay vì mở room cho toàn bộ thị trường, họ lựa chọn phương án thận trọng, nhằm đảm bảo khi có đối tác thực sự phù hợp về chiến lược, công nghệ, mạng lưới… thì vẫn còn tỷ lệ sở hữu để đàm phán. Ví dụ điển hình là BVBank, LPBank hay HDBank, các ngân hàng này đều khóa room ở mức thấp (5% – 17%) để phục vụ các kế hoạch hợp tác chiến lược trong tương lai.
Tuy nhiên, không phải ngân hàng nào cũng hấp dẫn nhà đầu tư quốc tế. Một số ngân hàng, đặc biệt là những ngân hàng nhỏ hoặc ít hoạt động nổi bật, khó thu hút dòng vấn ngoại do chưa đáp ứng các các tiêu chí về hiệu quả kinh doanh, minh bạch thông tin, quản trị rủi ro hoặc chiến lược tăng trưởng dài hạn. Các ngân hàng như VietABank, PGBank, KienLongBank hay VietBank đều có tỷ lệ sở hữu nước ngoài gần như bằng 0%, một phần đến từ sự “thờ ơ” của dòng vốn ngoại.
Trong khi, một số ngân hàng như: ACB, TPBank, MBBank, VietinBank,… đã đạt mức sở hữu nước ngoài tối đa 30%, thậm chí nhà đầu tư ngoại vẫn muốn mua thêm do ngân hàng có chiến lược kinh doanh rõ ràng, khả năng bảo toàn vốn ổn định, nhiều mảng đầu tư tiềm năng và sở hữu tệp khách hàng trung thành nhờ uy tín được xây dựng lâu dài.

Giới chuyên gia dự báo, dòng vốn ngoại sẽ có xu hướng chảy vào thị trường ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên, theo ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc đầu tư Công ty quản lý quỹ Dragon Capital: Rào cản lớn nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi muốn tham gia vào các ngân hàng vẫn là giới hạn tỷ lệ sở hữu tối đa 30%, trong khi không phải ngân hàng nào cũng còn nguyên room ngoại. Thực tế, có không ít nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào các ngân hàng Việt với mục đích kiếm lời. Với mục tiêu đó, họ sẽ tìm các ngân hàng tốt để đầu tư, song cũng có nhà đầu tư muốn hợp tác lâu dài, nhất là những nhà băng còn nhiều room ngoại. Có 3 tiêu chuẩn chính mà khối ngoại tập trung xem xét ngân hàng nội là lợi nhuận trong quá khứ và kỳ vọng ở tương lai; bộ máy quản trị tốt; ngân hàng đã niêm yết để có thể thoái vốn khi cần.
Việc nâng room ngoại trong các ngân hàng là cần thiết
Theo giới phân tích, việc nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn vào ngân hàng Việt là điều tốt cho các nhà băng nội. Các nhà đầu tư nước ngoài đã mang lại những thay đổi tích cực về tài chính, công nghệ, quản trị và điều hành tại các tổ chức tín dụng theo hướng tiếp cận gần hơn với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Do đó, việc nâng giới hạn sở hữu nước ngoài trong các ngân hàng là cần thiết.
Thực tế, dù sức khỏe tài chính của hệ thống ngân hàng Việt Nam đã được cải thiện, nhưng nhìn chung, hệ thống ngân hàng vẫn đang mỏng vốn, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) vẫn thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực.
Liên quan đến vấn đề này, PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân, Trường Đại học Kinh tế TPHCM cho rằng: Việc thu hút sự tham gia của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài không chỉ giúp các ngân hàng tăng thêm nguồn lực tài chính mà còn là sự hỗ trợ về công nghệ, quản trị, đáp ứng các chuẩn mực quốc tế.

Còn theo ông Dominic Scriven - nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Dragon Capital, rào cản lớn nhất hiện nay đối với nhà đầu tư nước ngoài khi muốn tham gia ngân hàng Việt vẫn là việc hạn chế room. Do đó, hầu hết ngân hàng đều kỳ vọng được nới room ngoại để có thêm dư địa cho các phương án huy động vốn trong tương lai, có thể là thông qua chào bán cho cổ đông nước ngoài.
Theo Nghị định số 69/2025 ngày 18/3/2025 của Chính phủ vừa ban hành về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam, tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng thương mại nhận chuyển giao bắt buộc (không bao gồm các ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ) được vượt 30% nhưng không vượt quá 49% vốn điều lệ.
Như vậy, kể từ ngày 19/5, MBBank, HDBank và VPBank sẽ được nới room ngoại lên 49% sau khi nhận chuyển giao bắt buộc theo Nghị định 69/2025 vừa được Chính phủ ban hành. Đây được xem là cơ hội cho không chỉ nhà đầu tư ngoại khi muốn tham gia vào các nhà bằng này mà 3 ngân hàng trên có thêm điều kiện hút vốn ngoại, tăng năng lực tài chính.
Việc tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (room ngoại) tại nhiều ngân hàng vẫn thấp, dưới room cho phép, là kết quả của nhiều yếu tố đan xen: từ chiến lược giữ chỗ, kiểm soát quyền lực, cho đến những hạn chế về sức hút đầu tư hoặc trở ngại pháp lý. Dù vậy, đây cũng có thể được xem là cơ hội tiềm năng cho khối ngoại trong tương lai, nhất là khi ngành ngân hàng Việt Nam tiếp tục hội nhập sâu hơn với thị trường tài chính toàn cầu và nhu cầu tăng vốn, cải thiện quản trị ngày càng tăng.
Nhiều quỹ đầu tư ngoại thoái vốn
Thời gian qua, nhiều quỹ đầu tư nước ngoài đã thực hiện thoái vốn tại các ngân hàng Việt Nam. Gần đây nhất, tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB - Mã: VIB), cổ đông chiến lược Commonwealth Bank of Australia (CBA) đã thực hiện tiếp kế hoạch thoái vốn khi bán ra hơn 128 triệu cổ phiếu VIB trong phiên 5/3/2025, tổng giá trị ước khoảng 2.600 tỷ đồng. Trước khi giao dịch diễn ra, CBA chỉ còn sở hữu hơn 140 triệu cp VIB (tỷ lệ 4,7% vốn điều lệ).
Hay quỹ ngoại Pyn Elite Fund thông báo đã bán hơn 1,11 triệu cổ phiếu STB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - Mã: STB) trong phiên 26/2/2025, giảm tỷ lệ sở hữu từ 6,02% (113,5 triệu cổ phiếu) xuống 5,96% (112,4 triệu cổ phiếu). Ước tính quỹ thu về khoảng 42,8 tỷ đồng từ giao dịch này.
Các quỹ thuộc Dragon Capital cũng đã thoái vốn tại Sacombank. Cụ thể, Norges Bank cũng giảm tỷ lệ sở hữu tại Sacombank từ 1,27% xuống 1,1%, còn Amersham Industries Limited đã thoái vốn sau ba tuần, bán hơn 19 triệu cổ phiếu và rút khỏi danh sách cổ đông lớn của Sacombank.
Tương tự, quỹ ngoại Portal Global Limited đã giảm sở hữu tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) khi bán ra hơn 40 triệu cp OCB, giảm từ hơn 62 triệu cổ phiếu (tương đương gần 3,03% vốn) về còn hơn 21 triệu cổ phiếu, không còn trong danh sách cổ đông sở hữu trên 1% vốn điều lệ ngân hàng.
Như vậy, những động thái này cho thấy các quỹ ngoại đang điều chỉnh danh mục đầu tư, giảm tỷ lệ sở hữu tại một số nhà băng Việt.
Minh An
- Cùng chuyên mục
Tổng Bí thư: Binh chủng Tăng thiết giáp phải thật sự xứng đáng là lực lượng đột kích mạnh
Tổng Bí thư đề nghị, Binh chủng Tăng thiết giáp phải nỗ lực phấn đấu, cùng với toàn quân tính toán thời gian, tận dụng mọi thời cơ không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp, trình độ khả năng sẵn sàng chiến đấu, thực sự cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Tin tức - 18:09 22/04/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình hòa nhạc đặc biệt “Bản giao hưởng hòa bình”
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), tối 21/4, tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình hòa nhạc đặc biệt “Bản giao hưởng hòa bình”.
Tin tức - 06:14 22/04/2025
Vụ sản phẩm sữa giả: Đăng ký 71 sản phẩm tại Hà Nội là thực phẩm dinh dưỡng
Theo đại diện Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, trong gần 600 sản phẩm thuộc công ty Rance Pharma và công ty Hacofood Group, Chi cục cấp giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố sản phẩm cho 71 sản phẩm (12%). Trong đó, chủ yếu là thực phẩm dinh dưỡng, không có hồ sơ nào có đối tượng là những người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, phụ nữ mang thai…
Tin tức - 09:51 21/04/2025
Đại thắng mùa xuân 1975 - Thành công xuất sắc của nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh
Đại thắng mùa xuân 1975 là dấu mốc trọng đại trong tiến trình phát triển đi lên của dân tộc Việt Nam, là một trong những thành công xuất sắc nhất về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Đảng ta.
Tin tức - 06:11 21/04/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”
Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), tối 20/4, tại khuôn viên Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự chương trình.
Tin tức - 05:42 21/04/2025
Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam trong Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang
Trong những ngày vừa qua, cán bộ, chiến sĩ ở các cơ quan, đơn vị trong Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang vừa tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025.
Tin tức - 14:58 20/04/2025
Thủ tướng: Giới trẻ cần 'Thần tốc táo bạo' để đưa Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo
Với mục tiêu thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong giới trẻ, Ngày hội là sân chơi cho các ý tưởng sáng tạo, đồng thời kiến tạo không gian kết nối giữa sinh viên - nhà trường - doanh nghiệp - nhà đầu tư, với nhiều hoạt động như tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp, hội thảo chuyên đề, trưng bày sản phẩm khởi nghiệp được tổ chức đồng thời.
Tin tức - 13:29 20/04/2025
50 năm thống nhất đất nước: Ngày 20/4/1975, Quyết định thời gian tổng khởi nghĩa
Ngày 20/4/1975 là ngày ban hành Chỉ thị quyết định thời gian tổng khởi nghĩa. Chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy, từ đầu tháng 4/1975, Ban Thường vụ Thành ủy Sài Gòn - Gia Định đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng lực lượng.
Tin tức - 06:01 20/04/2025
Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Cán bộ, công chức sửa đổi
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 104/NQ-CP, thống nhất thông qua dự án Luật Cán bộ, công chức sửa đổi do Bộ Nội vụ trình.
Tin tức - 05:48 20/04/2025
Thủ tướng: Nhân dân cả nước đang rất háo hức mong chờ cuộc diễu binh, diễu hành
Chiều 19/4, tại tỉnh Đồng Nai, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm, kiểm tra, động viên các lực lượng quân đội, công an, dân quân tự vệ chuẩn bị tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
Tin tức - 19:57 19/04/2025
- Tin mới
-
Asia Vibe - Phố hội sôi động mùa hè, tâm điểm an cư, đầu tư tại thành phố biên mậu
-
Tổng Bí thư: Binh chủng Tăng thiết giáp phải thật sự xứng đáng là lực lượng đột kích mạnh
-
Chứng khoán khối ngoại 22/4: Mua ròng gần 600 tỷ đồng trong phiên biến động mạnh
-
Chứng khoán phiên chiều 22/4: Thị trường hồi phục về cuối phiên nhờ lực mua bắt đáy tăng mạnh
-
Siết chặt quản lý dược: Bộ Y tế tăng cường thanh tra, mở đường dây nóng thông tin thuốc giả
-
Công ty Yến sào Khánh Hòa cam kết đồng hành cùng các cơ quan, doanh nghiệp, người tiêu dùng, gìn giữ chất lượng, bảo vệ thương hiệu, xây dựng niềm tin
- Đọc nhiều
-
1
Asia Vibe - Phố hội sôi động mùa hè, tâm điểm an cư, đầu tư tại thành phố biên mậu
-
2
Tổng Bí thư: Binh chủng Tăng thiết giáp phải thật sự xứng đáng là lực lượng đột kích mạnh
-
3
Chứng khoán khối ngoại 22/4: Mua ròng gần 600 tỷ đồng trong phiên biến động mạnh
-
4
Chứng khoán phiên chiều 22/4: Thị trường hồi phục về cuối phiên nhờ lực mua bắt đáy tăng mạnh
-
5
Siết chặt quản lý dược: Bộ Y tế tăng cường thanh tra, mở đường dây nóng thông tin thuốc giả
-
6
Công ty Yến sào Khánh Hòa cam kết đồng hành cùng các cơ quan, doanh nghiệp, người tiêu dùng, gìn giữ chất lượng, bảo vệ thương hiệu, xây dựng niềm tin