Ngoại giao Việt Nam đóng góp vào giải phóng miền nam, thống nhất đất nước-Những bài học lịch sử còn nguyên giá trị

06:21 23/04/2025

Trong kỷ nguyên mới, ngoại giao Việt Nam phải vươn lên những tầm cao mới để hoàn thành trọng trách vinh quang mới, xứng đáng là đội quân tiên phong, binh chủng hợp thành của cách mạng Việt Nam. Thấm nhuần tư tưởng đó, ngoại giao Việt Nam sẽ phát huy những bài học có giá trị vượt thời đại trong cuộc đấu tranh giải phóng miền nam, thống nhất đất nước để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Thắng lợi trong Hội nghị Paris đã góp phần quan trọng vào Chiến thắng mùa Xuân năm 1975 lịch sử
Thắng lợi trong Hội nghị Paris đã góp phần quan trọng vào Chiến thắng mùa Xuân năm 1975 lịch sử

Cách đây 50 năm, Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đã kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ, giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước. Đây là trang sử hào hùng trong lịch sử dựng nước và giữ nước vĩ đại của dân tộc như Đại hội Đảng lần thứ IV năm 1976 đã nhận định, thắng lợi của dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng miền nam, thống nhất đất nước “mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX”.

Nền ngoại giao Việt Nam rất vinh dự và tự hào được đóng góp vào thắng lợi vĩ đại và to lớn đó của dân tộc. Lịch sử 80 năm qua đã cho thấy, trong những thắng lợi vĩ đại của đất nước, những chiến thắng trên chiến trường đều gắn liền với những thắng lợi trên bàn đàm phán.

Nếu như Chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử đã tạo thế cho những kết quả trên bàn đàm phán ở Hội nghị Geneva thì thắng lợi trong Hội nghị Paris đã góp phần quan trọng vào Chiến thắng mùa Xuân năm 1975 lịch sử. Những thắng lợi trên mặt trận ngoại giao trong giai đoạn này đã để lại những bài học vô giá, còn nguyên giá trị đến ngày nay.

Ngoại giao - Mặt trận chiến lược quan trọng

Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, thực hiện mệnh lệnh thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi… Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào nam, bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”, lợi ích quốc gia dân tộc trên hết và trước hết lúc này là làm thế nào để giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.

Trong hoàn cảnh phải “lấy yếu đánh mạnh”, Đảng ta đã xác định việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là một nhân tố quyết định. Đó là sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, từ bắc chí nam; sức mạnh của tình đoàn kết với Lào và Campuchia; sức mạnh của sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, nhất là Liên Xô (trước đây), Trung Quốc và sức mạnh của sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới.

Với tinh thần đó, Hội nghị Trung ương 13 năm 1967 đã xác định “đấu tranh ngoại giao không chỉ đơn thuần phản ánh cuộc đấu tranh trên chiến trường, mà trong tình hình quốc tế hiện nay với tính chất cuộc chiến tranh giữa ta và địch, đấu tranh ngoại giao giữ một vai trò quan trọng, tích cực và chủ động”. Tiếp đó, năm 1969, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết xác định ngoại giao trở thành mặt trận chiến lược, có ý nghĩa quan trọng.

Một là, ngoại giao đã kết hợp với quân sự, chính trị, tạo ra thế trận “vừa đánh vừa đàm”, huy động sức mạnh tổng hợp của dân tộc. Trong đó đấu tranh quân sự và chính trị là cơ sở cho đàm phán trên mặt trận ngoại giao; ngược lại, đấu tranh ngoại giao góp phần cộng hưởng thắng lợi của đấu tranh chính trị và quân sự.

Bằng những sách lược linh hoạt và mềm dẻo, khi thời cơ chín muồi, ta đã buộc Mỹ ngồi vào đàm phán từ năm 1969, mở ra cục diện mới đi tới giành thắng lợi từng bước. Những cuộc đấu trí cam go trên bàn đàm phán với cường quốc hàng đầu thế giới đã tôi luyện bản lĩnh và trí tuệ của ngoại giao cách mạng Việt Nam. Các nhà ngoại giao lỗi lạc như Lê Đức Thọ, Xuân Thủy, Nguyễn Thị Bình… đã trở thành biểu tượng cho ý chí kiên định, đầy bản lĩnh, sắc sảo nhưng mềm dẻo của ngoại giao Việt Nam.

Nghệ thuật “đánh-đàm” trong ngoại giao đã đạt đến đỉnh cao với việc ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Cùng với các chiến thắng Khe Sanh, Mậu Thân…, những thắng lợi trên bàn đàm phán đã buộc Mỹ xuống thang và ký Hiệp định vào tháng 1/1973, hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mỹ cút” để tiến tới “đánh cho ngụy nhào”.

Thể theo Hiệp định, Mỹ buộc phải rút toàn bộ quân đội và vũ khí ra khỏi miền nam Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho các lực lượng vũ trang, lực lượng chính trị và phong trào quần chúng cách mạng củng cố. Từ đó hình thái chiến trường thay đổi theo hướng có lợi cho cách mạng, tạo thời cơ như Bộ Chính trị nhận định năm 1974: Ngoài thời cơ này, không còn thời cơ nào khác cho giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.

Hai là, ngoại giao đã tranh thủ sức mạnh của ba dòng thác cách mạng, huy động được sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa và mặt trận quốc tế rộng rãi ủng hộ sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam.

Câu nói “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình” của Chủ tịch Fidel Castro đã trở thành khẩu hiệu tiêu biểu cho sự hỗ trợ vật chất và tinh thần của các nước xã hội chủ nghĩa anh em. Cùng với ý chí, quyết tâm của quân và dân ta, sự chi viện, giúp đỡ mọi mặt của các nước xã hội chủ nghĩa đã góp phần lập nên những chiến công lẫy lừng trên chiến trường.

Bằng uy tín và các hoạt động ngoại giao của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các lãnh đạo tiền bối không chỉ huy động được sự ủng hộ mà còn đóng góp to lớn vào việc củng cố đoàn kết, hợp tác của các nước xã hội chủ nghĩa. Cách mạng Việt Nam đã trở thành ngọn cờ quy tụ sự đoàn kết của các nước xã hội chủ nghĩa vượt qua những thời khắc có những rạn nứt, bất đồng. Đồng thời với tinh thần “giúp bạn là giúp mình”, ta đã xây dựng tình đoàn kết và liên minh chiến đấu với Lào và Campuchia, góp phần làm nên thắng lợi của cách mạng mỗi nước.

Bên cạnh đó, ngoại giao “tâm công” Việt Nam đã thu phục lòng người bằng chính nghĩa, lẽ phải và đạo lý, tạo nên mặt trận nhân dân rộng khắp ủng hộ Việt Nam. Hai chữ “Việt Nam” đã trở thành biểu tượng của phong trào giải phóng dân tộc, trong đó có cả nhân dân Mỹ và đông đảo chính khách, học giả, nhân sĩ nổi tiếng thế giới.

Hàng triệu người khắp năm châu, ngay cả trong lòng nước Mỹ đã xuống đường biểu tình phản đối chiến tranh; phong trào tình nguyện sang Việt Nam chiến đấu, hiến máu, lập quỹ quyên góp… lan rộng khắp thế giới. Hình ảnh các nhà lãnh đạo như Thủ tướng Thụy Điển Olof Palme tham gia biểu tình hay những nhà hoạt động vì hòa bình như Norman Morrison tự thiêu phản đối chiến tranh đã trở thành biểu tượng cho cuộc đấu tranh vì hòa bình, công lý.

Ba là, với tinh thần “hòa hiếu”, ngoại giao đã mở rộng quan hệ đối ngoại của đất nước và đặt nền móng cho sự hòa giải với các nước đã từng tham chiến. Giữa những ngày khói lửa chiến tranh, chúng ta đã luôn bày tỏ mong muốn xây dựng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước đang tham chiến tại Việt Nam, kể cả với Mỹ, sẵn sàng “trải thảm đỏ” cho Mỹ rút.

Với các cử chỉ thiện chí như đối xử nhân đạo với tù binh, trao trả tù binh, tạo thuận lợi cho việc di tản công dân Mỹ vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến…, tinh thần ngoại giao hòa hiếu đã thể hiện thiện chí hòa bình, nhân đạo và góp phần khôi phục quan hệ bình thường với các nước sau này.

Cùng với cuộc đấu tranh chính nghĩa của ta, ngoại giao đã nêu cao phương châm làm cho nước mình ít kẻ thù hơn hết và nhiều bạn đồng minh hơn hết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, góp phần mở rộng quan hệ không chỉ với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước thuộc địa cũ mới giành độc lập.

Ngay sau thắng lợi của Hiệp định Paris, ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều nước tư bản phát triển phương Tây như Nhật Bản, Anh, Pháp, Italia, Canada, Bỉ, Hà Lan…, mở rộng sự công nhận với Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Bốn là như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Muốn thành công: thì phải biết trước mọi việc”, việc nghiên cứu, dự báo chiến lược của ngoại giao đã hỗ trợ đắc lực cho mặt trận đấu tranh chính trị và quân sự. Ngoại giao đã đánh giá, nhận định đúng tình hình thế giới, lợi ích và chủ trương của bạn bè cũng như đối thủ, từ đó giúp Trung ương Đảng có những quyết sách kịp thời trong từng giai đoạn. Trong giai đoạn đánh-đàm, cùng với tiến công quân sự, ngoại giao đã đẩy mạnh tấn công chính trị, dư luận buộc Mỹ phải ngừng tấn công bắn phá miền bắc, chấp nhận chuyển hướng chiến lược và ngồi vào đàm phán với Việt Nam.

Lịch sử các cuộc chiến tranh đều cho thấy, mỗi dự báo chiến lược có sức mạnh không kém những binh đoàn, ngoại giao cũng góp phần vào những chiến thắng trên mặt trận quân sự. Trong mỗi hoạt động lớn như cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân, Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử…, ngoại giao đã cùng với các lực lượng khác đánh giá đúng về tình hình đối thủ để từ đó có các dự báo chuẩn xác về bước đi quân sự.

Đặc biệt trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, ngoại giao đã đánh giá đúng về những khó khăn của chính quyền Sài Gòn và chiều hướng chính sách của Mỹ, dự báo chuẩn xác về việc Mỹ không thể can thiệp quân sự trở lại.

Những bài học trong kỷ nguyên vươn mình

Nền ngoại giao non trẻ của Việt Nam ra đời, trưởng thành trong 9 năm kháng chiến chống Pháp và được tôi luyện trong 20 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Những chiến công hiển hách trên bàn đàm phán ở Geneva năm 1954 và tại Paris năm 1973 là sự kết tinh trí tuệ trong những giai đoạn cam go nhất của lịch sử cách mạng Việt Nam. Được thử thách, trui rèn trong thực tiễn vào những thời điểm lợi ích quốc gia-dân tộc bị đe dọa nghiêm trọng, những bài học này vẫn còn nguyên giá trị trong giai đoạn phát triển đất nước hiện nay.

Những thay đổi mang tính thời đại đòi hỏi những quyết sách mang tính cách mạng. Như Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, ngoại giao Việt Nam phải vươn lên những tầm cao mới để hoàn thành những trọng trách vinh quang mới, xứng đáng là đội quân tiên phong, binh chủng hợp thành của cách mạng Việt Nam. Thấm nhuần tư tưởng đó, ngoại giao Việt Nam sẽ phát huy những bài học có giá trị vượt thời đại trong cuộc đấu tranh giải phóng miền nam, thống nhất đất nước để bước vào kỷ nguyên vươn mình.

Thứ nhất là bài học bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia-dân tộc. Trong suốt cuộc kháng chiến, ngoại giao đã thấm nhuần lời Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 3 năm 1964 là ngoại giao phải luôn luôn vì lợi ích của dân tộc mà phục vụ. Ngày nay, lợi ích quốc gia-dân tộc vẫn là kim chỉ nam cho hành động, là căn cứ quan trọng nhất để xác định hợp tác đấu tranh trong ngoại giao.

Đồng thời trong thế giới phụ thuộc lẫn nhau như hiện nay, bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia-dân tộc còn cần dựa trên cơ sở bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi, cùng phấn đấu vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, dựa trên các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.

Thứ hai là bài học về kết hợp nội lực với ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Trước đây, ngoại giao “tâm công” đã huy động được sự ủng hộ vô cùng to lớn cả về vật chất và tinh thần của nhân loại tiến bộ.

Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, ngoại giao “phục vụ phát triển” phải huy động các điều kiện, nguồn lực thuận lợi bên ngoài như các xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển, sự đồng thuận trong kiến tạo, củng cố thế giới đa cực, đa trung tâm, công bằng, bình đẳng, dựa trên luật pháp quốc tế; các xu thế phát triển mới đang định hình thế giới như kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn và đặc biệt là những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ đang mở ra cơ hội đột phá mới như trí tuệ nhân tạo, bán dẫn…

Trong đó, ngoại giao có nhiệm vụ tiên phong khơi thông hợp tác với các quốc gia, tập đoàn hàng đầu; khai mở nguồn vốn, nguồn tri thức từ các trung tâm đổi mới sáng tạo; nâng cao vị trí của Việt Nam trong chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng toàn cầu…

Thứ ba là việc đặt đối ngoại vào vai trò, vị trí “trọng yếu, thường xuyên, tiên phong” trong bảo vệ những lợi ích quốc gia dân tộc. Trong chiến tranh, Đảng ta đã có quyết sách chiến lược là xác định đối ngoại là một “mặt trận” cùng với chính trị và quân sự.

Trong giai đoạn hiện nay, trong bối cảnh thế giới biến động nhanh chóng, cạnh tranh, xung đột gia tăng, Đảng ta đã xác định cùng với quốc phòng và an ninh, đối ngoại phải đóng vai trò “trọng yếu, thường xuyên” trong bảo vệ đất nước từ sớm, từ xa, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, lãnh thổ, tạo dựng cục diện quốc tế hòa bình, ổn định, thuận lợi, tranh thủ các nguồn lực và điều kiện phục vụ phát triển đất nước.

Đặc biệt, ngoại giao phải nâng tầm, làm sâu sắc hơn khuôn khổ quan hệ với các đối tác để mở ra không gian an ninh và phát triển mới cho đất nước.

Thứ tư là bài học về hội nhập với thế giới, đặt đất nước vào dòng chảy chính của thời đại. Trước kia hội nhập là gắn dân tộc với 3 dòng thác cách mạng, với sự nghiệp chung của các nước xã hội chủ nghĩa; ngày nay là hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện, đầy đủ, đưa hội nhập quốc tế trở thành động lực cho phát triển.

Theo đó, thực hiện thành công Nghị quyết số 59/ NQ-TW vừa qua về hội nhập quốc tế trong tình hình mới, cùng với Nghị quyết 18 về tổ chức, sắp xếp bộ máy và Nghị quyết số 57 về phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số là “bộ ba chiến lược” của Đảng trong giai đoạn cách mạng mới này. Đặc biệt, đưa hội nhập trở thành sự nghiệp của toàn dân, trở thành “văn hóa tự giác” của người dân, doanh nghiệp, địa phương. Đây cũng chính là chủ thể, lực lượng chủ công và đối tượng thụ hưởng các lợi ích của hội nhập quốc tế.

Kế thừa truyền thống của các thế hệ cha anh, ngoại giao ngày nay đã tạo dựng cục diện đối ngoại thuận lợi, rộng mở cho bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Chúng ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 194 quốc gia, tạo lập khuôn khổ Đối tác chiến lược, Đối tác toàn diện với 34 nước, là thành viên tích cực của hơn 70 tổ chức quốc tế, từ hội nhập kinh tế đơn thuần chuyển sang hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện, phát huy vai trò nòng cốt, dẫn dắt trong những vấn đề và cơ chế quan trọng có tầm chiến lược, phù hợp với lợi ích của ta cũng như đóng góp thiết thực, có trách nhiệm vào việc giải quyết các vấn đề chung của thế giới.

Trong mỗi chiến thắng vĩ đại của dân tộc đều có sự đóng góp của ngoại giao. Trong kỷ nguyên giải phóng dân tộc, ngoại giao đã trở thành một mặt trận, góp phần vào thắng lợi vĩ đại mùa Xuân 1975. Trong kỷ nguyên đổi mới, ngoại giao đã tiên phong phá thế bao vây cấm vận, đưa đất nước hội nhập quốc tế mở ra giai đoạn phát triển mới của đất nước.

Với tư tưởng vượt thời gian, những bài học trong cuộc đấu tranh giải phóng miền nam, thống nhất đất nước vẫn còn nguyên giá trị và tiếp tục soi đường cho ngoại giao bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển giàu mạnh của dân tộc. Ngoại giao sẽ tiếp tục nỗ lực để phụng sự đất nước, phụng sự nhân dân, bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia, dân tộc trong bối cảnh mới.

Bài viết của Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trên báo Nhân Dân

  • Cùng chuyên mục

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh giải phóng mặt bằng, khai thác vật liệu xây dựng cho các dự án đường bộ cao tốc

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 48/CĐ-TTg ngày 22/4/2025 về việc đẩy nhanh tiến độ công tác giải phóng mặt bằng, khai thác vật liệu xây dựng cho các dự án để hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc trong năm 2025.

Tin tức - 06:09 23/04/2025

Đảm bảo cung ứng điện dịp 30/4 - 1/5 và các tháng mùa khô năm 2025

Ngày 22/4, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì buổi làm việc với đại diện các đơn vị ngành năng lượng về tình hình cung ứng điện dịp 30/4 - 1/5 và các tháng mùa khô năm 2025.

Tin tức - 22:33 22/04/2025

Tổng Bí thư: Binh chủng Tăng thiết giáp phải thật sự xứng đáng là lực lượng đột kích mạnh

Tổng Bí thư đề nghị, Binh chủng Tăng thiết giáp phải nỗ lực phấn đấu, cùng với toàn quân tính toán thời gian, tận dụng mọi thời cơ không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp, trình độ khả năng sẵn sàng chiến đấu, thực sự cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Tin tức - 18:09 22/04/2025

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình hòa nhạc đặc biệt “Bản giao hưởng hòa bình”

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), tối 21/4, tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình hòa nhạc đặc biệt “Bản giao hưởng hòa bình”.

Tin tức - 06:14 22/04/2025

Vụ sản phẩm sữa giả: Đăng ký 71 sản phẩm tại Hà Nội là thực phẩm dinh dưỡng

Theo đại diện Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, trong gần 600 sản phẩm thuộc công ty Rance Pharma và công ty Hacofood Group, Chi cục cấp giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố sản phẩm cho 71 sản phẩm (12%). Trong đó, chủ yếu là thực phẩm dinh dưỡng, không có hồ sơ nào có đối tượng là những người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, phụ nữ mang thai…

Tin tức - 09:51 21/04/2025

Đại thắng mùa xuân 1975 - Thành công xuất sắc của nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh

Đại thắng mùa xuân 1975 là dấu mốc trọng đại trong tiến trình phát triển đi lên của dân tộc Việt Nam, là một trong những thành công xuất sắc nhất về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Đảng ta.

Tin tức - 06:11 21/04/2025

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), tối 20/4, tại khuôn viên Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự chương trình.

Tin tức - 05:42 21/04/2025

Ngân hàng Việt và bài toán 'ế' cổ phần ngoại

Trong khi ngành ngân hàng Việt Nam luôn được đánh giá là lĩnh vực hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài, thì thực tế lại cho thấy có nhiều ngân hàng vẫn để tỷ lệ sở hữu của khối ngoại ở mức rất thấp, thậm chí chưa sử dụng đến room ngoại được pháp luật cho phép. Điều này đặt ra nhiều câu hỏi: Vì sao những ngân hàng này không tận dụng hết dư địa để thu hút vốn ngoại? Và liệu đây là sự “thiếu hấp dẫn”, hay là chiến lược chủ động?

Tin tức - 22:03 20/04/2025

Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam trong Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang

Trong những ngày vừa qua, cán bộ, chiến sĩ ở các cơ quan, đơn vị trong Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang vừa tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025.

Tin tức - 14:58 20/04/2025

Thủ tướng: Giới trẻ cần 'Thần tốc táo bạo' để đưa Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo

Với mục tiêu thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong giới trẻ, Ngày hội là sân chơi cho các ý tưởng sáng tạo, đồng thời kiến tạo không gian kết nối giữa sinh viên - nhà trường - doanh nghiệp - nhà đầu tư, với nhiều hoạt động như tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp, hội thảo chuyên đề, trưng bày sản phẩm khởi nghiệp được tổ chức đồng thời.

Tin tức - 13:29 20/04/2025