Thị trường hàng hóa đầu tuần trầm lắng, chỉ số MXV-Index giảm nhẹ

10:07 22/07/2025

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến tương đối trầm lắng trong phiên giao dịch đầu tuần (21/7). Kết phiên, lực bán chiếm ưu thế đã đẩy chỉ số MXV-Index giảm hơn 0,3% về mức 2.240 điểm. Thị trường năng lượng và kim loại tiếp tục trở thành tâm điểm với nhiều diễn biến đáng chú ý.

Tâm lý thận trọng bao phủ thị trường năng lượng

Theo ghi nhận từ MXV, tâm lý thận trọng bao phủ thị trường năng lượng trong phiên giao dịch ngày 21/7, khi mà các nhà đầu tư đang có những đánh giá về các biện pháp trừng phạt đối với nguồn dầu thô từ Nga.

Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu Brent tiếp tục giảm nhẹ khoảng 0,1%, rơi xuống mốc 69,21 USD/thùng; trong khi giá dầu WTI cũng ghi nhận mức giảm khoảng 0,21%, dừng ở mốc 67,2 USD/thùng.

Ngày 18/7 vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) chính thức thông qua gói biện pháp trừng phạt lần thứ 18 đối với Nga liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine. Gói trừng phạt mới tập trung siết chặt kiểm soát đối với lĩnh vực năng lượng – vốn là nguồn thu lớn của Nga. Đáng chú ý, EU đã áp đặt mức giá trần mới thấp hơn đối với dầu thô xuất khẩu từ Nga, đồng thời tiếp tục cắt giảm mạnh nguồn nhập khẩu các sản phẩm năng lượng có nguồn gốc từ Nga. 

Ngoài ra, EU cũng mở rộng danh sách trừng phạt, bổ sung các tổ chức và cá nhân bị đánh giá là có liên quan đến hoạt động giao dịch, nhập khẩu hoặc vận chuyển xăng dầu Nga. Trong số đó, nhà máy lọc dầu Nayara tại Ấn Độ lần đầu tiên được đưa vào danh sách do các giao dịch liên quan đến xăng dầu Nga.

Các biện pháp trên nhằm gây gián đoạn hoạt động xuất khẩu các mặt hàng năng lượng của Nga cũng như nguồn tài chính mà nước này thu về từ đó. Tuy nhiên, cũng như đối với biện pháp trừng phạt thông qua thuế quan thứ cấp mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cảnh báo từ trước đó, nhiều ý kiến trên thị trường đang nghi ngờ tính hiệu quả của các biện pháp này.

Bên cạnh đó, áp lực lên giá dầu tiếp tục gia tăng khi nhiều quốc gia thuộc OPEC+, đặc biệt là Saudi Arabia – nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới – đồng loạt ghi nhận đà tăng mạnh về nguồn cung. Theo báo cáo mới nhất của Sáng kiến dữ liệu Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (JODI), xuất khẩu dầu thô của Saudi Arabia trong tháng 5 đã tăng lên 6,19 triệu thùng/ngày, đạt mức cao nhất trong vòng ba tháng trở lại đây. Đồng thời, sản lượng khai thác và lượng dầu cung ứng cho các nhà máy lọc dầu trong nước cũng bật tăng so với tháng trước.

Ở khu vực Trung Á, Kazakhstan thông báo sản lượng dầu cung ứng qua đường ống Atyrau–Samara trong sáu tháng đầu năm 2025 đã tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuyến ống này đóng vai trò trung chuyển dầu từ Kazakhstan tới các cảng xuất khẩu của Nga, đồng thời nối với đường ống Druzhba – huyết mạch đưa dầu thô sang châu Âu.

Trong khi đó, Iraq – quốc gia có sản lượng dầu lớn thứ hai OPEC vừa đạt thỏa thuận quan trọng với khu bán tự trị người Kurd nhằm duy trì ổn định nguồn cung dầu từ khu vực này, mặc cho những gián đoạn gần đây gây ra bởi các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái.

Hiện tại, thông tin từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa công bố đã góp phần tạm thời kìm hãm đà giảm của giá dầu trên thị trường quốc tế. Cụ thể, tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 6 đạt khoảng 1,4 triệu tấn, tương đương 295.700 thùng/ngày. Dù con số này giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng đã tăng 7% so với tháng 5, phản ánh tín hiệu hồi phục nhất định từ nhu cầu mua vào của quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới.

Trong một diễn biến khác, giá khí tự nhiên trên sàn NYMEX giảm tới 6,73%, xuống chỉ còn 3,33 USD/MMBtu – mức thấp nhất trong vòng một tuần qua. Diễn biến này chủ yếu đến từ tình hình nhu cầu suy yếu khi các nhà máy điện Mỹ được dự báo sẽ giảm sử dụng khí tự nhiên do thời tiết dịu mát hơn tại miền Tây và sự xuất hiện của một cơn bão lớn tại khu vực Trung Tây cũng như Đông Bắc nước Mỹ.

Giá bạch kim phục hồi mạnh mẽ

Ở chiều ngược lại, phiên giao dịch đầu tuần chứng kiến lực mua áp đảo trên toàn bộ 10 mặt hàng trong nhóm kim loại. Trong đó, giá bạch kim đảo chiều và bật tăng 2,68%, lên mức 1.495,7 USD/ounce, tiếp tục neo ở vùng giá cao nhất trong 11 năm qua. Theo MXV, đồng USD suy yếu và thị trường liên tục đón nhận các tín hiệu khả quan về triển vọng tiêu thụ là nguyên nhân chính hỗ trợ cho giá bạch kim trong phiên hôm qua.

Hôm qua, chỉ số USD tiếp tục suy yếu sang phiên thứ hai liên tiếp, giảm 0,62% xuống còn 97,85 điểm. Ngoài ra, giá bạch kim tiếp tục duy trì ở mức cao nhờ nền tảng cung – cầu cân đối vững chắc. Trong khi tổng nguồn cung sụt giảm đáng kể, nhu cầu trang sức bạch kim toàn cầu trong quý I tăng 2% so với quý IV/2024 và tăng tới 9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 533.000 ounce, chủ yếu nhờ nhu cầu gia tăng tại Trung Quốc - hiện là thị trường tiêu thụ trang sức bạch kim lớn nhất toàn cầu, chiếm khoảng 20% tổng nhu cầu thế giới trong phân khúc này.

Theo Chinhphu.vn

  • Cùng chuyên mục

Giá lúa gạo hôm nay 22/7: Biến động nhẹ

Ghi nhận giá lúa gạo hôm nay (22/7), thị trường lượng ít, gạo các loại trong nước và lúa tươi ít biến động, trong khi đó một số mặt hàng gạo nguyên liệu xuất khẩu tiếp đà tăng so với hôm qua.

Thị trường - 11:57 22/07/2025

Giá xăng dầu hôm nay 22/7: Quay đầu giảm nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 22/7 trên thế giới quay đầu giảm nhẹ do lo ngại thiếu hụt nguồn cung dầu diesel. Còn tại thị trường trong nước, giá xăng dầu hầu hết được điều chỉnh giảm.

Thị trường - 06:22 22/07/2025

Giá heo hơi hôm nay 22/7: Giảm giá diện rộng

Giá heo hơi hôm nay 22/7/2025 ghi nhận giảm sâu trên cả nước. Nhiều địa phương giảm giá đến 2.000 đồng/kg chỉ sau một ngày.

Thị trường - 06:17 22/07/2025

Giá vàng hôm nay 22/7: Giá vàng trong nước và thế giới neo mức đỉnh 2 tuần qua

Giá vàng hôm nay 22/7 ghi nhận giá vàng trong nước và thế giới đang ở mức cao nhất 2 tuần qua. Theo các chuyên gia, dự báo tuần này giá vàng có thể tăng thêm, vượt mốc 121,5 triệu đồng.

Thị trường - 06:14 22/07/2025

Giá cao su hôm nay 22/7: Tín hiệu tích cực trở lại trên sàn Tocom, trong nước ổn định

Giá cao su hôm nay 22/7, sau thời gian biến động không đồng nhất, đà tăng trở lại trên sàn Tocom - Nhật Bản. Trong nước, giá thu mua mủ nước của Công ty Cao su Phú Riềng duy trì mức 405 đồng/TSC/kg.

Thị trường - 06:13 22/07/2025

Giá tiêu hôm nay 22/7: Cao nhất 140.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 22/7/2025 ghi nhận mức giá không thay đổi so với hôm qua. Hiện giá tiêu trong nước hôm nay nằm ở mức 137.000 - 140.000 đồng/kg.

Thị trường - 06:11 22/07/2025

Giá cà phê hôm nay 22/7: Đi ngang so với hôm qua

Giá cà phê hôm nay 22/7/2025 ghi nhận không thay đổi so với hôm qua. Hiện giá cà phê trong nước nằm ở mức 93.500 - 94.000 đồng/kg.

Thị trường - 06:08 22/07/2025

Giá sầu riêng hôm nay 22/7: Đắk Lắk dẫn đầu với mức cao nhất 85.000 đồng/kg

Giá sầu riêng hôm nay 22/7, sầu Thái loại đẹp tại Đắk Lắk đang được thu mua với mức cao nhất lên đến 85.000 đồng/kg, các khu vực khác không có nhiều biến động.

Thị trường - 06:06 22/07/2025

Giá sầu riêng hôm nay 21/7: Ri6 ở Đồng Nai và Bình Phước tăng

Giá sầu riêng hôm nay 21/7, giá thu mua sầu riêng Ri6 ở khu vực Đồng Nai và Bình Phước, Gia Lai tăng, các khu vực khác ổn định.

Thị trường - 06:25 21/07/2025

Tỷ giá USD hôm nay 21/7: Đồng bạc xanh phục hồi nhẹ nhờ dữ liệu kinh tế tích cực, rủi ro chính sách vẫn hiện hữu

Rạng sáng 21/7, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD ở mức 25.185 đồng. Trong khi đó, trên thị trường quốc tế, đồng bạc xanh đang cho thấy tín hiệu phục hồi nhẹ nhờ loạt dữ liệu kinh tế tích cực từ Mỹ, song vẫn đối mặt nhiều rủi ro liên quan đến chính sách thuế quan và bất ổn địa chính trị.

Thị trường - 06:21 21/07/2025