Thủ tướng: Đặt mục tiêu GDP 2022 tăng 6-6,5%
Bên cạnh việc thích ứng an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh trong năm 2022, Thủ tướng nêu mục tiêu tận dụng tốt cơ hội để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế xã hội.
Trong báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và dự kiến kế hoạch cho năm 2022 do Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày trước Quốc hội sáng 20/10, đại dịch Covid-19 là vấn đề xuyên suốt được đề cập, liên quan đến cả kết quả phát triển kinh tế năm 2021 và kế hoạch năm 2022.
Là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng XIII và có nhiều sự kiện trọng đại của đất nước, song theo người đứng đầu Chính phủ, dịch Covid-19 bùng phát lần thứ tư ở nhiều địa phương buộc chúng ta phải áp dụng nhiều biện pháp phòng, chống dịch chưa có tiền lệ, mạnh mẽ, quyết liệt để bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Cũng vì đại dịch, sản xuất kinh doanh, sinh kế và đời sống nhân dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Dù vậy, Thủ tướng khẳng định chúng ta đã đạt nhiều kết quả quan trọng và rất đáng khích lệ.
Quy định về đi lại, lưu thông hàng hóa thiếu thống nhất
Báo cáo Quốc hội về công tác phòng, chống dịch, Thủ tướng nhấn mạnh sau khi nâng cấp, kiện toàn Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, một lực lượng lớn chưa từng có đã được điều động trong thời gian rất ngắn (khoảng 300.000 người) để hỗ trợ các địa phương thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội, gồm TP.HCM và các tỉnh có dịch.
Bên cạnh đó, công tác ngoại giao vacicne được đẩy mạnh, góp phần vào chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước tới nay với tinh thần “vacicne tốt nhất là vaccine được tiêm sớm nhất”.
Theo người đứng đầu Chính phủ, nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, hoạt động sản xuất kinh doanh được duy trì phù hợp ở những nơi đủ điều kiện, an toàn dịch bệnh; hạn chế đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng, lao động.
Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày báo cáo kinh tế - xã hội trước Quốc hội
“Chúng ta đã nỗ lực hết sức mình trong điều kiện có thể vì nguồn lực, năng lực hệ thống y tế còn nhiều hạn chế, bất cập, nhất là ở cấp cơ sở. Hầu hết vật tư, sinh phẩm, thiết bị y tế, đặc biệt là thuốc, vaccine trong nước chưa sản xuất được, phải nhập khẩu trong điều kiện nguồn cung khan hiếm trên toàn cầu”, Thủ tướng chia sẻ.
Dẫn lại đánh giá của Trung ương, Thủ tướng khẳng định các chủ trương, chính sách, biện pháp được triển khai trong thời gian qua là đúng đắn, kịp thời và chỉ đạo, tổ chức thực hiện khẩn trương, quyết liệt, đạt được những kết quả quan trọng.
“Đến nay dịch bệnh cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc và đang thực hiện lộ trình thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh tại nhiều địa phương”, người đứng đầu Chính phủ thông tin.
Ông cũng nhấn mạnh điều nổi bật là trong những thời điểm khó khăn, thử thách gay gắt nhất của dịch bệnh, tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc được phát huy mạnh mẽ; xuất hiện rất nhiều tấm gương, nghĩa cử cao đẹp, lay động lòng người.
Đánh giá cao những nỗ lực này, Thủ tướng đồng thời chia sẻ, cảm thông sâu sắc với những tổn thất, mất mát về người, vật chất và tinh thần mà nhân dân phải gánh chịu do đại dịch Covid-19 gây ra.
Nhìn nhận về hạn chế, Thủ tướng thẳng thắn cho rằng công tác phòng, chống dịch có lúc, có nơi còn bị động, lúng túng trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, nhất là giai đoạn đầu khi dịch bùng phát mạnh ở TP.HCM và một số tỉnh phía Nam.
Thủ tướng nêu thực tế sự thiếu nhất quán trong triển khai biện pháp phòng, chống dịch, nhất là trong thực hiện yêu cầu giãn cách xã hội tại cơ sở; việc thực hiện quy định về đi lại của người dân, lưu thông hàng hóa thiếu thống nhất giữa các địa phương, gây ách tắc, phiền hà cục bộ cho nhân dân.
Trong khi đó, việc tiếp cận nguồn vaccine so với một số nước còn chậm, gặp nhiều khó khăn do khan hiếm trên toàn cầu; việc mua vaccine chịu nhiều rủi ro, phải chấp nhận các điều kiện áp đặt của nhà cung cấp; năng lực y tế, nhất là ở cấp cơ sở còn nhiều hạn chế, bất cập, dẫn đến quá tải ở một số địa phương và số ca tử vong cao trong giai đoạn đầu.
Về kinh tế xã hội, Thủ tướng cho biết dự kiến có 4/12 chỉ tiêu chưa đạt mục tiêu đề ra. Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm đạt 5,64%, tuy nhiên quý III giảm 6,17% do ảnh hưởng nghiêm trọng của đợt dịch bùng phát lần thứ tư nên tính chung 9 tháng GDP chỉ tăng 1,42%. Kinh tế vĩ mô còn tiềm ẩn rủi ro; sức ép lạm phát tăng; xuất hiện tình trạng đứt gãy một số chuỗi sản xuất, cung ứng, lao động.
Mục tiêu tăng tăng trưởng GDP được đề ra trong năm 2022 là 6-6,5%. Ảnh: Việt Linh
Theo lãnh đạo Chính phủ, tình hình sản xuất kinh doanh và đời sống một bộ phận người dân gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong các khu cách ly, phong tỏa, địa bàn tâm dịch. Sức chống chịu của nền kinh tế suy giảm mạnh; số lượng người lao động tạm ngừng việc, thiếu, mất việc làm gia tăng.
Đặc biệt, đời sống tinh thần, tâm lý của người dân bị ảnh hưởng, nhất là tại địa bàn thực hiện giãn cách xã hội kéo dài.
Đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2022 là 6-6,5%
Nhiệm vụ những tháng cuối năm 2021 được Thủ tướng nhấn mạnh là tập trung nỗ lực cao nhất cho phòng, chống dịch Covid-19; khẩn trương xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án, kịch bản cụ thể, sát hợp với tình hình thực tế. Bên cạnh đó, thúc đẩy viện trợ, nhập khẩu vaccine, nghiên cứu chuyển giao công nghệ và sản xuất trong nước, đẩy nhanh tiến độ bao phủ tiêm vaccine.
Song song với nhiệm vụ này cần chuẩn bị thuốc điều trị cần thiết, nâng cao năng lực y tế và có lộ trình thích ứng an toàn, linh hoạt, phấn đấu kiểm soát hiệu quả dịch bệnh trên phạm vi toàn quốc.
Thủ tướng cũng lưu ý tập trung ưu tiên triển khai cơ chế, chính sách hỗ trợ thiết thực, hiệu quả cho người dân, doanh nghiệp; nhanh chóng khôi phục thị trường lao động do bị tác động trực tiếp bởi dịch Covid-19; thúc đẩy phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh; bảo đảm cung ứng, lưu thông hàng hoá thông suốt.
Cùng với đó, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh cần sớm đưa học sinh trở lại trường học an toàn.
Xác định 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng nhưng dự báo tình hình thách thức lớn hơn cơ hội, Thủ tướng nêu mục tiêu của Chính phủ là thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19, bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của nhân dân, cùng với tập trung tận dụng tốt cơ hội để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế xã hội.
Trong 16 chỉ tiêu chủ yếu về các lĩnh vực kinh tế, xã hội được đề ra cho năm 2022, Thủ tướng cho biết mục tiêu về tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) là khoảng 6-6,5%; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%; bội chi NSNN so với GDP khoảng 4%.
Để đạt được, Chính phủ đề ra 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp, trong đó ưu tiên hàng đầu là tập trung thực hiện linh hoạt, hiệu quả mục tiêu vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế, xã hội.
Với mục tiêu triển khai hiệu quả Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch, có lộ trình thích ứng an toàn với dịch, Chính phủ một lần nữa quán triệt các địa phương vận dụng linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tiễn nhưng không trái với định hướng của Trung ương.
Hoài Thu
- Cùng chuyên mục
Ngoại giao Việt Nam đóng góp vào giải phóng miền nam, thống nhất đất nước-Những bài học lịch sử còn nguyên giá trị
Trong kỷ nguyên mới, ngoại giao Việt Nam phải vươn lên những tầm cao mới để hoàn thành trọng trách vinh quang mới, xứng đáng là đội quân tiên phong, binh chủng hợp thành của cách mạng Việt Nam. Thấm nhuần tư tưởng đó, ngoại giao Việt Nam sẽ phát huy những bài học có giá trị vượt thời đại trong cuộc đấu tranh giải phóng miền nam, thống nhất đất nước để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Tin tức - 06:21 23/04/2025
Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh giải phóng mặt bằng, khai thác vật liệu xây dựng cho các dự án đường bộ cao tốc
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 48/CĐ-TTg ngày 22/4/2025 về việc đẩy nhanh tiến độ công tác giải phóng mặt bằng, khai thác vật liệu xây dựng cho các dự án để hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc trong năm 2025.
Tin tức - 06:09 23/04/2025
Đảm bảo cung ứng điện dịp 30/4 - 1/5 và các tháng mùa khô năm 2025
Ngày 22/4, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì buổi làm việc với đại diện các đơn vị ngành năng lượng về tình hình cung ứng điện dịp 30/4 - 1/5 và các tháng mùa khô năm 2025.
Tin tức - 22:33 22/04/2025
Tổng Bí thư: Binh chủng Tăng thiết giáp phải thật sự xứng đáng là lực lượng đột kích mạnh
Tổng Bí thư đề nghị, Binh chủng Tăng thiết giáp phải nỗ lực phấn đấu, cùng với toàn quân tính toán thời gian, tận dụng mọi thời cơ không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp, trình độ khả năng sẵn sàng chiến đấu, thực sự cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Tin tức - 18:09 22/04/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình hòa nhạc đặc biệt “Bản giao hưởng hòa bình”
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), tối 21/4, tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình hòa nhạc đặc biệt “Bản giao hưởng hòa bình”.
Tin tức - 06:14 22/04/2025
Vụ sản phẩm sữa giả: Đăng ký 71 sản phẩm tại Hà Nội là thực phẩm dinh dưỡng
Theo đại diện Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, trong gần 600 sản phẩm thuộc công ty Rance Pharma và công ty Hacofood Group, Chi cục cấp giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố sản phẩm cho 71 sản phẩm (12%). Trong đó, chủ yếu là thực phẩm dinh dưỡng, không có hồ sơ nào có đối tượng là những người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, phụ nữ mang thai…
Tin tức - 09:51 21/04/2025
Đại thắng mùa xuân 1975 - Thành công xuất sắc của nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh
Đại thắng mùa xuân 1975 là dấu mốc trọng đại trong tiến trình phát triển đi lên của dân tộc Việt Nam, là một trong những thành công xuất sắc nhất về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Đảng ta.
Tin tức - 06:11 21/04/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”
Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), tối 20/4, tại khuôn viên Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự chương trình.
Tin tức - 05:42 21/04/2025
Ngân hàng Việt và bài toán 'ế' cổ phần ngoại
Trong khi ngành ngân hàng Việt Nam luôn được đánh giá là lĩnh vực hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài, thì thực tế lại cho thấy có nhiều ngân hàng vẫn để tỷ lệ sở hữu của khối ngoại ở mức rất thấp, thậm chí chưa sử dụng đến room ngoại được pháp luật cho phép. Điều này đặt ra nhiều câu hỏi: Vì sao những ngân hàng này không tận dụng hết dư địa để thu hút vốn ngoại? Và liệu đây là sự “thiếu hấp dẫn”, hay là chiến lược chủ động?
Tin tức - 22:03 20/04/2025
Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam trong Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang
Trong những ngày vừa qua, cán bộ, chiến sĩ ở các cơ quan, đơn vị trong Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang vừa tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025.
Tin tức - 14:58 20/04/2025
- Tin mới
-
Giá xăng dầu hôm nay 23/4: Bật tăng
-
Ngoại giao Việt Nam đóng góp vào giải phóng miền nam, thống nhất đất nước-Những bài học lịch sử còn nguyên giá trị
-
Giá vàng hôm nay 23/4: Tiếp tục thiết lập kỷ lục mới
-
Giá cà phê hôm nay 23/4: Giảm 200 đồng/kg
-
Giá tiêu hôm nay 23/4: Giảm 500 đồng/kg
-
Giá heo hơi hôm nay 23/4: Dao động từ 67.000 - 76.000 đồng/kg
- Đọc nhiều
-
1
Giá xăng dầu hôm nay 23/4: Bật tăng
-
2
Ngoại giao Việt Nam đóng góp vào giải phóng miền nam, thống nhất đất nước-Những bài học lịch sử còn nguyên giá trị
-
3
Giá vàng hôm nay 23/4: Tiếp tục thiết lập kỷ lục mới
-
4
Giá cà phê hôm nay 23/4: Giảm 200 đồng/kg
-
5
Giá tiêu hôm nay 23/4: Giảm 500 đồng/kg
-
6
Giá heo hơi hôm nay 23/4: Dao động từ 67.000 - 76.000 đồng/kg