Thủ tướng: 'Việt Nam - Nhật Bản cùng hợp tác, cùng chiến thắng'
Đưa ra nhiều thông điệp để tạo niềm tin cho nhà đầu tư Nhật Bản, Thủ tướng Phạm Minh Chính nói những điều kiện thuận lợi này là cơ sở để 2 nước cùng hợp tác, cùng chiến thắng.
Sáng 25/11 theo giờ địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam - Nhật Bản với chủ đề “Việt Nam - Nhật Bản nâng tầm quan hệ hợp tác cùng phát triển”.
Đại diện Nhật Bản khẳng định có rất nhiều doanh nghiệp nước này quyết định đầu tư vào Việt Nam vì môi trường đầu tư, kinh doanh gần đây được cải thiện, niềm tin của các nhà đầu tư cũng được củng cố rõ rệt. Việc Nhật Bản đứng thứ ba về đầu tư trực tiếp vào Việt Nam là minh chứng cho nhận định này. Nước bạn cũng cam kết thúc đẩy hơn nữa việc đầu tư ở Việt Nam.
Ổn định chính trị để yên tâm đầu tư
“Không khí tình cảm, chân thành và tin cậy rất cao” là những cảm nhận của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính, khi bước vào hội trường - nơi có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản đang chờ đợi các thỏa thuận đầu tư.
Sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản và ra tuyên bố chung giữa hai nước, Thủ tướng khẳng định mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã bước sang trang mới, nâng quan hệ chiến lược sâu rộng hai nước lên một tầm cao mới.
“Đây là cơ hội để tiến hành xúc tiến đầu tư và tạo môi trường tốt hơn cho đầu tư, kinh doanh”, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam - Nhật Bản với chủ đề “Việt Nam - Nhật Bản nâng tầm quan hệ hợp tác cùng phát triển. Ảnh: TTXVN
Phân tích những yếu tố thuận lợi, ông Phạm Minh Chính cho biết trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, cạnh tranh chiến lược gay gắt, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản chưa bao giờ tốt như hiện nay. Theo Thủ tướng, đây là một không khí chính trị rất thuận lợi để các doanh nghiệp Nhật bản đầu tư vào Việt Nam và ngược lại.
Sau 2 năm dịch Covid-19 chia cắt hai đất nước, Thủ tướng trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản lần này chia sẻ ông luôn cảm nhận được không khí ấm áp, chân thành và sự tin tưởng của các nhà đầu tư, doanh nghiệp Nhật Bản đối với Việt Nam.
Về phía Việt Nam, Thủ tướng nhấn mạnh đến nền chính trị ổn định và khẳng định đây là yếu tố rất quan trọng với những doanh nghiệp đầu tư lâu dài, có tính chất chiến lược với quy mô lớn, giúp các nhà đầu tư thể hiện ý tưởng.
“Các nhà đầu tư hãy yên tâm chúng tôi luôn đảm bảo ổn định chính trị để đầu tư lâu dài”, Thủ tướng đưa ra cam kết.
Một điểm mới được ông nhắc đến là Nghị quyết Đại hội Đảng XIII đề cập việc phát huy giá trị con người, coi người dân là trung tâm, chủ thể, động lực và mục tiêu cho sự phát triển. “Tôi tin các nhà đầu tư đều muốn đầu tư ở một nước mà có con người đáp ứng được mục tiêu, chiến lược lâu dài của mình. Người Việt Nam cần cù, chăm chỉ, cầu thị, khiếm tốn, lắng nghe và thông minh, linh hoạt trong mọi điều kiện”, Thủ tướng nói.
Ngoài ra, ông Phạm Minh Chính cho rằng khi đầu tư tại Việt Nam, các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ được bảo vệ quyền con người, bảo vệ về an ninh để yên tâm thực hiện ý tưởng, chiến lược đầu tư.
Kêu gọi tài chính, công nghệ để phát triển xanh và bền vững
Dù có nhiều thuận lợi, người đứng đầu Chính phủ cũng thẳng thắn chỉ ra nhiều khó khăn, thách thức mang tính toàn cầu như đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu và sự nóng lên của trái đất, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, già hóa dân số…
Hơn 40 văn kiện hợp tác đã được trao, ký kết giữa lãnh đạo các địa phương và nhà đầu tư hai nước. Ảnh: TTXVN
“Đây là những vấn đề có tính chất toàn cầu, tác động đến toàn dân nên cần cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân và cần đoàn kết, chung tay vượt qua thách thức, cùng nhau phát triển”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Với vị trí của một nước đang phát triển, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cho biết có những khó khăn nhất định, đồng thời kêu gọi sự chia sẻ, hỗ trợ của các nước phát triển.
Thủ tướng kêu gọi các nhà đầu tư vào Việt Nam sẽ góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với đổi mới sáng tạo. Đồng thời, ông kêu gọi tranh thủ các nguồn tài chính, đặc biệt tài chính xanh để phục vụ cho phát triển xanh, bền vững; kêu gọi công nghệ xanh, công nghệ sạch để phát triển bền vững.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng kêu gọi sự giúp đỡ của các nước phát triển trong việc xây dựng nền quản trị quốc gia hiện đại và thông thoáng.
Về phần mình, ông cam kết Chính phủ Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, chống tham nhũng, tiêu cực, sách nhiễu.
“Nhật Bản có thế mạnh, còn Việt Nam có cơ hội. Chúng ta cũng có một nền tảng là tình cảm giữa hai nước và sự chân thành, tin cậy được kiểm chứng, nuôi dưỡng, phát huy trong gần 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao”, Thủ tướng nói và nhấn mạnh đây là những điều kiện thuận lợi để hai bên cùng nhau hợp tác, cùng nhau chiến thắng.
Hoài Thu (ZingNews)
- Cùng chuyên mục
Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Đà Nẵng có gì mới lạ?
Nhiều hoạt động hấp dẫn đang chờ đón người dân và du khách đến thành phố biển Đà Nẵng trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Xã hội - 05:59 21/04/2025
Thời tiết ngày 15/4: Miền Bắc nắng nóng, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, khu vực Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, trưa chiều trời nắng. Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối và tối có mưa rào và dông, khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Xã hội - 06:48 15/04/2025
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc đã trở thành một trụ cột quan trọng, góp phần xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của quan hệ song phương.
Xã hội - 06:15 15/04/2025
50 năm thống nhất đất nước: Ngày 14/4/1975, Chiến dịch mang tên Hồ Chí Minh
Ngày 14/4/1975, thể theo nguyện vọng của toàn quân, toàn dân, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương chính thức đặt tên Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định là Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Xã hội - 06:14 14/04/2025
Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới
Hội nhập quốc tế đã trở thành một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển quốc gia kể từ công cuộc Đổi mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều chuyển biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, đòi hỏi tư duy về hội nhập cũng phải được cập nhật và nâng tầm trong kỷ nguyên mới. Bài viết "Vươn mình trong hội nhập quốc tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm là một chỉ đạo quan trọng, thể hiện cách tiếp cận mới của Đảng về hội nhập trong điều kiện đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới.
Xã hội - 07:20 12/04/2025
Toàn văn phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII
Tạp chí Thương hiệu và Công luận trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII.
Xã hội - 11:14 10/04/2025
Đề xuất quy định mới về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH
Bộ Nội vụ đề xuất quy định mới về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.
Xã hội - 09:14 10/04/2025
Tàu Thống nhất thiết kế đặc biệt sẽ lăn bánh chào mừng ngày 30/4
Đường sắt tổ chức chạy đôi tàu thiết kế riêng mang tên "Đoàn tàu Thống nhất" dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam 30/4.
Xã hội - 14:16 09/04/2025
Bắc Giang tập trung nguồn lực ưu tiên phát triển các dự án nhà ở xã hội
Tỉnh Bắc Giang đang tập trung nguồn lực ưu tiên phát triển các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) dành cho công nhân và đối tượng thu nhập thấp theo Quyết định số 444/QĐ-TTg ngày 27/2/2025 của Thủ tướng Chính phủ.
Xã hội - 10:33 09/04/2025
Chuyến công tác của Chủ tịch Quốc hội thành công tốt đẹp: Xung lực mới cho quan hệ hợp tác Việt Nam - Armenia - Uzbekistan
Chuyến thăm chính thức Armenia, Uzbekistan của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã kết thúc thành công, thổi một “luồng gió mới” cho quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp sẵn có giữa Việt Nam với hai nước, đồng thời mở ra một thời kỳ hợp tác toàn diện, hiệu quả hơn.
Xã hội - 09:52 09/04/2025
- Tin mới
-
May Xuất khẩu Phan Thiết (PTG) chia cổ tức tiền mặt 150%
-
Hành trình đưa công nghệ Open RAN ra thế giới
-
Kỳ vọng phát triển nông sản chủ lực từ chương trình OCOP
-
Giá ca cao vượt 9.300 USD/tấn, giá dầu thô đảo chiều tăng gần 2%
-
Hanel và Chủ tịch Hanel: Top 10 Thương hiệu mạnh châu Á và Nhà lãnh đạo doanh nghiệp giỏi châu Á
-
Giá lúa gạo hôm nay ngày 23/4: Biến động mạnh
- Đọc nhiều
-
1
May Xuất khẩu Phan Thiết (PTG) chia cổ tức tiền mặt 150%
-
2
Hành trình đưa công nghệ Open RAN ra thế giới
-
3
Kỳ vọng phát triển nông sản chủ lực từ chương trình OCOP
-
4
Giá ca cao vượt 9.300 USD/tấn, giá dầu thô đảo chiều tăng gần 2%
-
5
Hanel và Chủ tịch Hanel: Top 10 Thương hiệu mạnh châu Á và Nhà lãnh đạo doanh nghiệp giỏi châu Á
-
6
Giá lúa gạo hôm nay ngày 23/4: Biến động mạnh