Thuốc lá thế hệ mới: Hàng lậu lộng hành, tại sao chưa siết?
Lợi nhuận lớn từ việc buôn bán bất hợp pháp các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng khiến thị trường chợ đen ngày càng lộng hành. Nhưng đến nay, cơ quan chức năng vẫn chưa siết được vì còn chờ chỉ đạo để thực thi luật.
Thuốc lá thế hệ mới: Hàng lậu lộng hành, tại sao chưa siết?
Lợi nhuận lớn từ việc buôn bán bất hợp pháp các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng khiến thị trường chợ đen ngày càng lộng hành. Nhưng đến nay, cơ quan chức năng vẫn chưa siết được vì còn chờ chỉ đạo để thực thi luật.
Như Tuổi Trẻ Online đã đưa tin trong những kỳ trước, theo Tổng cục Quản lý thị trường, ngày càng có nhiều vụ bắt giữ buôn lậu thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng diễn ra ở TP.HCM, Hà Nội và các tỉnh thành khác, trong đó có nhiều kho hàng quy mô hàng tỉ đồng.
Hàng lậu tràn lan, chưa có khung hình phạt xử lý
Riêng tại TP.HCM, mỗi năm phát hiện và xử lý cả hàng chục, thậm chí cả trăm vụ buôn lậu thuốc lá thế hệ mới. Điều đáng nói, đây cũng chỉ mới là phần băng nổi, thực tế có thể còn nhiều hơn như vậy, nhưng khó phát hiện và xử lý hết được.
Trả lời Tuổi trẻ Online, một đại diện của Cục Công nghiệp (Bộ Công thương) cũng phải thừa nhận tình trạng này, khi tại Việt Nam, các sản phẩm thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng đã có mặt nhiều nơi trên thị trường trong một thời gian dài mà chưa có áp dụng khung pháp lý quản lý cụ thể.
Được biết, hiện tại chưa có văn bản luật chính thức nào đề cập trực tiếp tới thuốc lá làm nóng, thuốc lá điện tử. Tuy vậy, Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012 (được sửa đổi bổ sung năm 2018) có nhắc đến thuốc lá "dạng khác" bên cạnh thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi và thuốc lào.
Như vậy, có thể hiểu rằng, thuốc làm nóng, hay bất cứ sản phẩm nào đáp ứng định nghĩa "sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá" mà không thuộc nhóm sản phẩm được liệt kê cụ thể, sẽ là "dạng khác" của thuốc lá và cần chịu sự kiểm soát của luật hiện hành.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy để áp dụng được Luật phòng chống tác hại thuốc lá vào các sản phẩm thuốc lá thế hê mới hiện nay, cần có quyết định chính thức. Đến nay, quyết định về vấn đề này vẫn chưa được ban hành, khiến các cơ quan chức năng lúng túng trong việc xử phạt vi phạm liên quan tới thuốc lá thế hệ mới.
Việc nhanh chóng áp dụng luật hoặc chỉ đạo cụ thể về việc quản lý các sản phẩm này là ưu tiên cần được thực hiện để tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị quản lý thị trường, hải quan và các cơ quan quản lý liên quan.
Nguy hại nhưng chỉ… phạt hành chính, sao đủ răn đe?
Theo Tổng cục Quản lý thị trường, hiện nay, việc xử lý hành vi buôn lậu mặt hàng thuốc lá thế hệ mới chỉ đang căn cứ vào quy định xử phạt hành chính với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu.
Lực lượng chức năng thu giữ 15.000 sản phẩm thuốc lá điện tử các loại tại một cửa hàng, chủ cơ sở không xuất trình được bất kỳ giấy tờ nào liên quan - Ảnh: Tổng cục Quản lý thị trường
Tùy quy mô, mức độ có thể bị xử lý nhưng chủ yếu là phạt vi phạm về hành chính với chế tài nhẹ, chỉ vài triệu đến vài chục triệu đồng. Trong khi đó, hành vi buôn bán hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 500 bao trở lên thì hồ sơ vụ việc này phải được chuyển cho cơ quan tố tụng để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.
Một trong những khó khăn trong việc kiểm soát, ngăn chặn hàng lậu với sản phẩm này, theo Tổng cục Quản lý thị trường là do mặt hàng này vẫn được quảng cáo, bày bán, chứa trữ tại khu vực sinh hoạt, nơi ở của các cửa hàng trên địa bàn các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng…
Khi khách hàng đến mua hàng hoặc hỏi về mặt hàng cụ thể thì người kinh doanh mới mang hàng ra giao dịch với khách hàng, do đó gây khó khăn cho lực lượng chức năng trong việc xác định rõ hình thức kiểm tra hay khám nơi cất giấu tang vật.
Việc bán thông qua các trang mạng xã hội, website thương mại điện tử dẫn đến khó khăn cho lực lượng chức năng trong việc tìm hiểu, thu thập thông tin, kiểm tra, xử lý do trong nhiều trường hợp không xác định được không gian cụ thể về địa điểm bán hàng, địa điểm chứa trữ hàng hoá của các đối tượng kinh doanh.
Cần cơ chế quản lý để kiểm soát buôn lậu
Bà Phan Thị Việt Thu - chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TP.HCM - cho rằng những sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu về Việt Nam được bán qua các kênh phân phối không chính thức là hành vi vi phạm pháp luật. Đây là sản phẩm nhập lậu nên sẽ bị cấm kinh doanh nếu không đủ điều kiện lưu hành, không có hóa đơn, chứng từ… nên lực lượng chức năng cần phải tăng cường kiểm tra, tịch thu và cấm buôn bán triệt để.
Bà Thu cũng nhận xét, nhiều người vẫn kinh doanh mặt hàng này, lợi dụng sự thiếu cơ chế quản lý hiện nay để lách, đưa hàng vào thị trường và người tiêu dùng cũng dễ dàng mua và tiếp cận sản phẩm.
Do vậy, việc quản lý, siết kiểm tra sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu này là trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có lực lượng quản lý thị trường.
Theo báo Tuổi Trẻ
- Cùng chuyên mục
Những lưu ý người dân cần biết để tránh mua thuốc giả
Sau khi công an tỉnh Thanh Hóa thông tin triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với quy mô lớn, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế đưa ra một số lưu ý, kinh nghiệm để người dân không mua phải thuốc giả.
Bảo vệ người tiêu dùng - 09:30 22/04/2025
Cục QLTT tỉnh Ninh Bình tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tại các chợ dân sinh, siêu thị
Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình tăng cường công tác kiểm tra, giám sát giá cả hàng hoá tại các chợ dân sinh, các cửa hàng, siêu thị… trên địa bàn tỉnh, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, không để tình trạng găm hàng, đẩy giá, đảm bảo ổn định giá các mặt hàng đặc biệt là lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ nhân dân.
Bảo vệ người tiêu dùng - 13:47 13/09/2024
Đề xuất ứng dụng công nghệ trong quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
Bộ Khoa học và Công nghệ đang lấy ý kiến sủa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Trong đó, đề xuất bổ sung quy định về ứng dụng công nghệ trong quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.
Bảo vệ người tiêu dùng - 10:14 12/09/2024
Thu hồi thuốc Viên nang chứa vi hạt Zovitit (Acyclovir 200mg) do vi phạm mức độ 2
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ra thông báo thu hồi thuốc vi phạm mức độ 2 (Viên nang chứa vi hạt Zovitit (Acyclovir 200mg), Số GĐKLH: VN-15819-12, Số lô: 0017, NSX: 03/05/23, HD: 02/05/26 do Công ty S.C. Slavia Pharma S.R.L (Romania) sản xuất.
Bảo vệ người tiêu dùng - 14:49 09/09/2024
Vĩnh Phúc phát hiện cơ sở sản xuất bánh trung thu không đảm bảo an toàn thực phẩm
Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Vĩnh Phúc vừa kiểm tra phát hiện cơ sở sản xuất bánh trung thu không đảm bảo vệ sinh an toàn thựuc phẩm.
Bảo vệ người tiêu dùng - 11:18 07/09/2024
Tăng cường kiểm soát thị trường dịp Tết Trung thu và kiểm tra chất lượng hàng hoá đến hết năm 2024
Tổng Cục Quản lý thị trường (QLTT) vừa có văn bản số 2257/TCQLTT-CNV gửi Cục QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường trong dịp Tết Trung thu năm 2024 và kiểm tra chất lượng hàng hoá đến hết năm 2024.
Bảo vệ người tiêu dùng - 13:55 19/08/2024
Nghi vấn sản phẩm Thuốc nam gia truyền độc quyền của Công ty Nam Dược LTD lưu hành khi chưa được cấp phép?
Mặc dù chưa được cấp phép lưu hành, thế nhưng, sản phẩm thuốc nam gia truyền đặc trị bệnh dạ dày đại tràng L.T.D vẫn được tung ra thị trường rao bán một cách rầm rộ, quảng cáo công dụng như thuốc chữa bệnh.
Bảo vệ người tiêu dùng - 16:51 08/08/2024
Long An: Tạm giữ gần 250 vỏ chai LPG nghi chiếm dụng trái phép
Mới đây, trên địa bàn phường 5, thành phố Tân An, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3, Cục QLTT Long An kiểm tra, phát hiện tạm giữ 249 vỏ chai LPG gồm nhiều nhãn hiệu nghi bị chiếm dụng trái phép.
Bảo vệ người tiêu dùng - 13:18 29/07/2024
Cục An toàn thực phẩm đề nghị dừng lưu thông các sản phẩm rượu nghi ngờ gây ngộ độc
Cục An toàn thực phẩm đã có công văn số 1772/ATTP-NĐTT ngày 24/7/2024 gửi Sở Y tế thành phố Hà Nội và Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên dừng lưu thông ngay các sản phẩm rượu nghi ngờ gây ngộ độc và tiến hành truy xuất tận cùng nguồn gốc sản phẩm rượu nghi ngờ gây ngộ độc.
Bảo vệ người tiêu dùng - 15:41 25/07/2024
Gia Lai: Xử phạt 40,5 triệu đồng đối với các cơ sở kinh doanh dược trên địa bàn huyện Chư Pưh
Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Gia Lai vừa xử phạt 40,5 triệu đồng đối với các cơ sở kinh doanh dược trên địa bàn huyện Chư Pưh do vi phạm các quy định của pháp luật.
Bảo vệ người tiêu dùng - 14:27 24/07/2024
- Tin mới
-
Asia Vibe - Phố hội sôi động mùa hè, tâm điểm an cư, đầu tư tại thành phố biên mậu
-
Tổng Bí thư: Binh chủng Tăng thiết giáp phải thật sự xứng đáng là lực lượng đột kích mạnh
-
Chứng khoán khối ngoại 22/4: Mua ròng gần 600 tỷ đồng trong phiên biến động mạnh
-
Chứng khoán phiên chiều 22/4: Thị trường hồi phục về cuối phiên nhờ lực mua bắt đáy tăng mạnh
-
Siết chặt quản lý dược: Bộ Y tế tăng cường thanh tra, mở đường dây nóng thông tin thuốc giả
-
Công ty Yến sào Khánh Hòa cam kết đồng hành cùng các cơ quan, doanh nghiệp, người tiêu dùng, gìn giữ chất lượng, bảo vệ thương hiệu, xây dựng niềm tin
- Đọc nhiều
-
1
Asia Vibe - Phố hội sôi động mùa hè, tâm điểm an cư, đầu tư tại thành phố biên mậu
-
2
Tổng Bí thư: Binh chủng Tăng thiết giáp phải thật sự xứng đáng là lực lượng đột kích mạnh
-
3
Chứng khoán khối ngoại 22/4: Mua ròng gần 600 tỷ đồng trong phiên biến động mạnh
-
4
Chứng khoán phiên chiều 22/4: Thị trường hồi phục về cuối phiên nhờ lực mua bắt đáy tăng mạnh
-
5
Siết chặt quản lý dược: Bộ Y tế tăng cường thanh tra, mở đường dây nóng thông tin thuốc giả
-
6
Công ty Yến sào Khánh Hòa cam kết đồng hành cùng các cơ quan, doanh nghiệp, người tiêu dùng, gìn giữ chất lượng, bảo vệ thương hiệu, xây dựng niềm tin