Xây dựng đội ngũ doanh nhân xứng tầm thời đại trong bối cảnh hội nhập quốc tế

14:46 11/10/2023

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Nghị quyết 41 - NQ/TW về xây dựng và phát triển đội ngũ doanh nhân thời kỳ mới bắt đầu sự khởi đầu mới trong tình hình mới.

Lễ kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam với sự có mặt của hơn 300 đại biểu là đại diện các hiệp hội DN và giới doanh nhân toàn quốc.Lễ kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam do VCCI tổ chức với sự có mặt của hơn 300 đại biểu là đại diện các hiệp hội DN và giới doanh nhân toàn quốc.

Theo đó, Nghị quyết 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 về Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới được ban hành trong bối cảnh và sự cần thiết. Kết quả tổng kết Nghị quyết 09-NQ/TW cho thấy sự đúng đắn và kịp thời của Đảng khi cách đây 12 năm đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. 

Cụ thể, về quan điểm, Nghị quyết 41 xác định đội ngũ doanh nhân có vị trí, vai trò quan trọng, đây là điểm tương tự Nghị quyết 09 nhưng có bổ sung thêm “là một trong những lực lượng nòng cốt” góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế; xây dựng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Đồng thời, xây dựng, tôn vinh, cổ vũ đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, có tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, khát vọng cống hiến, thượng tôn pháp luật, góp phần phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Bên cạnh đó, Nghị quyết xác định quan điểm phát huy sức mạnh của đội ngũ doanh nhân Việt Nam, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, an toàn, bình đẳng để doanh nghiệp phát triển và cống hiến là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị và đội ngũ doanh nhân gắn với quá trình hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Ngoài ra, Nghị quyết 41 cũng đề ra mục tiêu tổng quát Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý, có tầm nhìn, trí tuệ, đạo đức, tinh thần kinh doanh, làm giàu chính đáng, năng động, sáng tạo, năng lực quản trị tiên tiến, tuân thủ pháp luật, có đạo đức, văn hoá kinh doanh mang bản sắc dân tộc; có trách nhiệm xã hội, ý thức bảo vệ môi trường, đóng góp xứng đáng cho các mục tiêu phát triển đất nước.

Cụ thể, mục tiêu đến năm 2030, phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam có quy mô, năng lực và trình độ đáp ứng mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Phấn đấu ngày càng có nhiều doanh nghiệp đạt tầm khu vực, một số doanh nghiệp đạt tầm thế giới; một số doanh nghiệp lớn có vai trò dẫn dắt trong các ngành, lĩnh vực then chốt; một số doanh nghiệp có vị thế, vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, làm chủ một số chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp, có năng lực cạnh tranh quốc tế trong các ngành công nghiệp nền tảng, ưu tiên, mũi nhọn.

Tầm nhìn đến năm 2045, phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam có quy mô, năng lực và trình độ đáp ứng mục tiêu quốc gia phát triển, thu nhập cao, có vị thế, uy tín khu vực và quốc tế; một bộ phận doanh nghiệp có thương hiệu thế giới, dẫn dắt một số chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu.

Để thực hiện các mục tiêu, tầm nhìn trên, Nghị quyết số 41 đề ra các nhiệm vụ giải pháp chủ yếu. Theo đó nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của đội ngũ doanh nhân trong thực hiện mục tiêu phát triển đất nước; hoàn thiện chính sách, pháp luật, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, an toàn, bình đẳng cho doanh nhân, doanh nghiệp phát triển và cống hiến; phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh ngang tầm mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước trong thời kỳ mới; xây dựng đạo đức, văn hoá kinh doanh, phát huy tinh thần dân tộc, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; tăng cường đoàn kết, hợp tác, liên kết giữa doanh nhân với công nhân, nông dân, trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng; phát huy vai trò của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các tổ chức đại diện đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trong xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân.

Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) , hiện nay, khu vực kinh tế tư nhân có khoảng 900 nghìn DN. Cộng đồng DN, doanh nhân tư nhân Việt Nam đóng góp khoảng 60% GDP; tạo việc làm cho gần 14,8 triệu lao động. Năm 2022, tổng vốn của DN đạt gần 50,91 triệu tỷ đồng, tổng doanh thu thuần gần 27,4 triệu tỷ đồng. Đội ngũ doanh nhân cả nước hiện có khoảng 2-3 triệu người. Nếu tính tất cả người làm kinh doanh hộ kinh doanh cá thể thì đội ngũ doanh nhân Việt Nam có thể lên tới 10 triệu người.

Qua thời gian, cộng đồng DN Việt Nam đã từng bước lớn mạnh cả về quy mô, số lượng cũng như hiệu quả hoạt động, không ngừng cải thiện sức cạnh tranh. Đến nay, đã xuất hiện không ít DN tư nhân lớn với thương hiệu mang tầm khu vực và thế giới, đã và đang thể hiện vai trò quan trọng trong phát triển các ngành, địa phương; dẫn dắt DN nhỏ và vừa, DN trong ngành phát triển. Một số tên tuổi tiêu biểu như Tập đoàn THACO, Vingroup, FPT, Vietcombank, BIDV, BRG, Geleximco, Vinamilk…

Song, thực tế cũng cho thấy một bộ phận không nhỏ DN còn đối diện nhiều khó khăn, chủ yếu do hạn chế trong công tác quản trị/điều hành, thiếu vốn, thiếu thị trường, công nghệ lạc hậu bên cạnh những nguyên nhân khách quan như mất thị trường, lạm phát trên bình diện thế giới, đứt gãy chuỗi cung ứng. Điều đó đặt ra yêu cầu cần tập trung cải thiện năng lực  toàn diện cho DN trên cơ sở “gạn đục khơi trong”, phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu.

Thời gian tới, cần chú trọng xây dựng văn hóa DN, hun đúc khát vọng vươn lên làm giầu cũng như công hiến cho xã hội; chủ động trong hợp tác với đối tác trong nước và quốc tế, xây dựng thương hiệu kết hợp chủ động huy động vốn đầu tư cho công nghệ hiện đại. Tất cả nhằm nâng cao sức đóng góp của doanh nhân-doanh nghiệp vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội đất nước. Đặc biệt, giới doanh nhân cần tự giác thực hiện tốt các quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam.

 Mai Anh

  • Cùng chuyên mục

'Chắp cánh' hàng Việt tại thị trường Hàn Quốc

Trong tháng 7/2025, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã tổ chức Đoàn giao dịch thương mại tại thị trường Hàn Quốc trong khuôn khổ Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại.

Tin tức - 15:28 23/07/2025

Đề xuất xây dựng trung tâm nguyên phụ liệu thời trang, tăng sức bật cho ngành da giày - dệt may

Chiều 22/7, tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với các trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhằm thúc đẩy ngoại giao kinh tế, bà Nguyễn Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam đề xuất xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo, nghiên cứu - phát triển và giao dịch nguyên phụ liệu phục vụ ngành thời trang.

Tin tức - 10:02 23/07/2025

Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế

Thủ tướng nhấn mạnh mục tiêu tạo môi trường hòa bình, hợp tác và phát triển; bảo đảm tăng trưởng kinh tế trên 8% năm nay; thúc đẩy quan hệ theo định hướng xây dựng nền ngoại giao độc lập, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn bè tốt, đối tác tốt với tất cả các nước trên thế giới, là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì mục tiêu hòa bình, hợp tác và phát triển.

Tin tức - 05:55 23/07/2025

Thời tiết Hà Nội ngày 23/7/2025: Trời nhiều mây, có mưa, cục bộ có nơi mưa to và dông

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vừa đưa ra dự báo thời tiết Hà Nội và các khu vực khác trên cả nước ngày 23/7/2025.

Tin tức - 05:30 23/07/2025

Co.opmart miền Bắc đảm bảo nguồn hàng ổn định và hỗ trợ cộng đồng an toàn vượt bão

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão Wipha, dự báo ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ, hệ thống Co.opmart và Co.op Food khu vực phía bắc trực thuộc Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TPHCM (Saigon Co.op) đã chủ động kích hoạt các phương án phòng chống bão toàn diện nhằm đảm bảo hàng hóa thiết yếu, an toàn vận hành và đồng hành hỗ trợ cộng đồng vượt qua giai đoạn thời tiết cực đoan.

Tin tức - 16:17 22/07/2025

Xử lý nghiêm hành vi lợi dụng mưa bão để đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý

Trong trường hợp xảy ra thiên tai, các địa phương cần chủ động xử lý các hành vi lợi dụng tình hình để đầu cơ, găm hàng, hoặc tăng giá bất hợp lý, nhất là đối với nhóm hàng lương thực, thực phẩm và vật liệu xây dựng.

Tin tức - 15:48 22/07/2025

Thường trực Chính phủ cho ý kiến về đề án xây dựng quốc gia khởi nghiệp

Thường trực Chính phủ cho ý kiến về dự thảo Nghị định quy định chi tiết về thực hiện dự án hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT); dự thảo quy định chi tiết một số điều của Nghị quyết số 107/2023/QH15 của Quốc hội về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu; Đề án xây dựng quốc gia khởi nghiệp; và một số nội dung khác.

Tin tức - 14:54 22/07/2025

Đưa trái cây Việt vào hệ sinh thái nông nghiệp hiện đại, xanh và hội nhập

Chanh dây, chuối, dứa và dừa được xác định là 4 loại trái cây có lợi thế lớn trong chiến lược phát triển xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, để nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu, cần đồng bộ các giải pháp từ vùng nguyên liệu, sản xuất, chế biến đến tiêu thụ.

Tin tức - 10:17 22/07/2025

Vận hành hệ thống cảnh báo sớm phòng vệ thương mại để bảo vệ hàng xuất khẩu

Trước nguy cơ ngày càng gia tăng từ các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại với hàng hóa xuất khẩu, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) đã chính thức đưa vào vận hành hệ thống cảnh báo sớm nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và ngành hàng chủ động ứng phó.

Tin tức - 10:02 22/07/2025

Bão số 3 vào giai đoạn nguy hiểm, Chủ tịch Hà Nội yêu cầu triển khai ứng phó khẩn cấp

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu lãnh đạo xã, phường tổ chức kiểm soát việc đi lại, phân luồng, hướng dẫn giao thông, hạn chế người dân ra đường trong thời gian bão đổ bộ và dông lốc trước bão.

Tin tức - 05:35 22/07/2025