Gạo ST24 đoạt giải nhất cuộc thi gạo ngon Việt Nam lần thứ nhất

Gạo ST24 của kỹ sư Hồ Quang Cua (thuộc DNTN Hồ Quang Trí, tỉnh Sóc Trăng) đã vinh dự đoạt giải nhất cuộc thi Gạo ngon Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức tại TP.HCM.

Kỹ sư Hồ Quang Cua, tác giả giống gạo ST24 nhận giải nhất.Kỹ sư Hồ Quang Cua, tác giả giống gạo ST24 nhận giải nhất.

Nhằm tôn vinh sản phẩm gạo Việt Nam và thúc đẩy quảng bá thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế, tham dự cuộc thi Gạo ngon thế giới (World’s Best Rice) được tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị gạo thế giới lần thứ 11 tại Manila, Philippines từ ngày 10-13/11, ngày 3/11, Hiệp hội Lương thực Việt Nam phối hợp cùng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Báo Nông thôn ngày nay tổ chức “Cuộc thi gạo ngon Việt Nam lần II, năm 2020”. 

Giải thưởng World’s Best Rice – Gạo ngon nhất thế giới của Tạp chí The Rice Trader được xem như “giải Oscar” của ngành lúa gạo quốc tế. Hội nghị gạo thế giới lần thứ 10 vừa diễn ra vào tháng 10/2018 tại Hà Nội.

Theo Ban tổ chức Cuộc thi gạo ngon Việt Nam lần II, năm 2020, hội thi năm nay quy tụ 14 sản phẩm gạo ở hai chủng loại gạo thơm và gạo nếp của nhiều doanh nghiệp, đơn vị sản xuất lúa gạo hàng đầu tại Việt Nam như: doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí, Hợp tác xã Nông nghiệp Long Hiệp, Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời, Công ty TNHH Lúa gạo Việt Nam, Công ty cổ phần Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam và Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long...

Sản phẩm dự thi phải là giống được chọn tạo tại Việt Nam, đã được lưu hành hoặc đã được gửi đi khảo nghiệm quốc gia tối thiểu một vụ. Bên cạnh đó, sản phẩm dự thi phải có đồ thuần tối thiểu 98%, không có hạt vàng, hạt hư, xanh non hay sọc đỏ. 
Để mang gạo tham dự cuộc thi tìm kiếm gạo ngon nhất Việt Nam năm 2020, đơn vị tham gia phải có 1 trong 4 yêu cầu sau: quyết định công nhận lưu hành giống lúa; giấy xác nhận khảo nghiệm giống tối thiểu 1 vụ; giấy cam kết là tác giả giống lúa dự thi; giấy ủy quyền của cơ quan tác giả hoặc tác giả của giống lúa dự thi. 
Ban Giám khảo sẽ chấm điểm theo 3 phần gồm mẫu gạo trước khi nấu, sau khi nấu và bài thuyết minh đặc tính của gạo. Cụ thể, các tiêu chí chấm điểm là màu sắc, độ đồng đều của gạo trước khi nấu; độ trắng của cơm, mùi thơm, độ dẻo, độ ngọt, độ thuần và độ nguyên hạt sau khi nấu; thuyết minh giống gạo để chọn ra sản phẩm gạo có điểm số cao nhất.

Kết quả ở hạng mục gạo thơm, gạo ST25 của doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí được Ban Giám khảo chọn để trao giải nhất, gạo Thiên Vương của Tập đoàn Lộc Trời đạt giải nhì, giống OM 8 của Viện lúa Đồng bằng Sông Cửu Long và Đài thơm 8 của Công ty Lúa gạo Việt Nam đồng giải ba. 
Ở hạng mục gạo nếp, giống OM 406 của Viện lúa Đồng bằng Sông Cửu Long đạt giải nhất, giống Hương Tiên của Tập đoàn Lộc Trời đạt giải nhì và giống OM441 Viện lúa Đồng bằng Sông Cửu Long giành giải ba. 
Với kết quả này, ST25 tiếp tục giữ vững danh hiệu gạo ngon nhất Việt Nam.

PV

Cùng chuyên mục