“Nhập khẩu lạm phát” nguy cơ quay trở lại

10:43 03/03/2022

Dấu hiệu “nhập khẩu lạm phát” đã xuất hiện ngay từ đầu năm. Giá nhập khẩu (giá mua hàng từ nước ngoài của doanh nghiệp) 2 tháng qua so với cùng kỳ năm trước tăng khá cao.

Nhập khẩu lạm phát tiếp tục

Giá nhập khẩu tăng trong 2 tháng đầu năm làm cho kim ngạch nhập khẩu tăng cao hơn xuất khẩu (115,9% so với 13,2%), tác động tiêu cực đến cán cân thương mại (chuyển sang nhập siêu 936 triệu USD, ngược chiều với xuất siêu 299 triệu USD của cùng kỳ). Cán cân thương mại thâm hụt thì Ngân hàng Nhà nước sẽ không thể mạnh tay mua ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối (sẽ làm tăng tỷ giá), trong khi tổng dự trữ ngoại hối mới vượt qua 3 tháng nhập khẩu là ranh giới an toàn tài chính theo thông lệ quốc tế.

Kim ngạch nhập khẩu tăng có một phần quan trọng do giá nhập khẩu tăng, còn lượng nhập khẩu không tăng, thậm chí có loại còn bị giảm (như phế liệu sắt thép, hạt điều, than, khí đốt hóa lỏng, chất dẻo nguyên liệu, sắt thép, kim loại thường khác…). Việc “đứt gãy” nguồn cung trong 2 năm trước có một phần do đại dịch, một phần do giá nhập khẩu tính bằng USD tăng cao… Nếu đại dịch chưa được kiểm soát và giá nhập khẩu tiếp tục tăng cao, thì “nhập khẩu lạm phát” sẽ lại tiếp tục.

Trong năm 2021, “nhập khẩu lạm phát” tuy đã tác động đến Việt Nam, nhưng mới chủ yếu là khâu sản xuất, làm cho chi phí sản xuất, xây dựng tăng, nhưng giá bán sản phẩm tăng thấp hơn, đã ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, chưa chuyển sang hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng, bị chặn lại do gặp phải sức mua bị giảm, nên CPI không những không tăng cao hơn mục tiêu, mà còn thấp hơn năm trước. Năm nay, CPI diễn biến có thể khác, một mặt do yếu tố “chi phí đẩy” từ sản xuất chuyển sang, mặt khác do giá nhập khẩu tiếp tục tăng cao.

Năm trước, giá nhập khẩu tính bằng USD tăng cao, nhưng tỷ giá VND/USD bị giảm, nên giá nhập khẩu tính bằng USD không tăng tương ứng, việc “nhập khẩu lạm phát” đã bị chặn lại một phần nào. Năm nay diễn biến có thể khác. Tỷ giá VND/USD sẽ khó tiếp tục giảm nữa, mà sẽ tăng lên, thậm chí có thể ở mức tăng 2% theo định hướng trước đây.

Nếu tỷ giá VND/USD tăng, thì giá nhập khẩu tính bằng VND sẽ tăng và tăng kép, tác động không nhỏ đối với CPI về 2 mặt: “nhập khẩu lạm phát” thực sự và tác động đến tâm lý “kỳ vọng lạm phát”. Yếu tố tâm lý tuy không phải là yếu tố kinh tế trực tiếp, nhưng trong những trường hợp và những thời điểm nhất định lại tác động mạnh hơn cả yếu tố kinh tế. Hơn nữa, tác động “cộng hưởng” thường lớn hơn từng yếu tố cộng lại…

Giá nhập khẩu tăng trong 2 tháng đầu năm làm cho kim ngạch nhập khẩu tăng cao hơn xuất khẩuGiá nhập khẩu tăng trong 2 tháng đầu năm làm cho kim ngạch nhập khẩu tăng cao hơn xuất khẩu

Giải pháp xử lý

Để xử lý tác động của “nhập khẩu lạm phát”, cần có những giải pháp tổng hợp. Biện pháp cơ bản là cần đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu.

Về xuất khẩu, cần khắc phục sự yếu kém của công nghiệp hỗ trợ, khắc phục tình trạng gia công, lắp ráp ngay cả đối với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài; kiểm tra lại lượng xuất khẩu một số mặt hàng bị giảm, trong khi giá tăng, như hạt điều, hạt tiêu, sắn và sản phẩm sắn, than, dầu thô, xơ sợi dệt, sắt thép...; giá một số mặt hàng tăng cao, nhưng lượng tăng thấp, như cà phê, phân bón, chất dẻo nguyên liệu, cao su...

Về nhập khẩu, cần tập trung vào việc kiểm soát nhập khẩu có liên quan đến “xuất xứ”, lợi dụng “tiêu thụ hộ”, “xuất khẩu giùm”… Kiểm tra lại việc nhập khẩu một số mặt hàng giá tăng khá cao nhưng lượng cũng tăng, như lúa mì, đậu tương, phân bón, sản phẩm từ cao su...

Về tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục các giải pháp như điều hành tỷ giá trung tâm, lãi tiền gửi ngoại tệ bằng 0%… Việc điều chỉnh tăng tỷ giá VND/USD cũng cần được tính đến để góp phần khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, nhưng cũng chỉ nên ở mức nhẹ, trên dưới 1%; phương thức điều hành cần tiếp tục thông qua tỷ giá trung tâm (“trườn bò”), không “giật cục”, vừa hạn chế “đón lõng” đầu cơ, vừa “linh hoạt” theo tín hiệu thị trường…

 Minh Nhung

  • Cùng chuyên mục

Thủ tướng chủ trì cuộc họp về các tài liệu của Tiểu ban Kinh tế-xã hội Đại hội XIV

Thủ tướng cho rằng cần tiếp tục xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; phát triển nhanh, bền vững; ổn định để phát triển, phát triển để ổn định; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân…

Tin tức - 05:35 11/07/2025

Lấy lại giá trị nông sản: Bài học từ 'câu chuyện' sầu riêng

Xuất khẩu rau quả 6 tháng đầu năm ghi nhận mức tăng trưởng trên 20% so với cùng kỳ 2024. Một trong những yếu tố đáng chú ý là giá trị này được đóng góp rất ý nghĩa của sản phẩm sầu riêng đang dần lấy lại niềm tin của người tiêu dùng bằng sản phẩm sầu riêng đông lạnh.

Tin tức - 15:33 10/07/2025

Công an Hà Nội triệt phá đường dây giết mổ tiêu thụ thịt bệnh ra thị trường

Từ công tác nắm tình hình địa bàn và phản ánh của người dân, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an TP. Hà Nội đã chủ động tổ chức lực lượng trinh sát, phát hiện dấu hiệu nghi vấn về hoạt động giết mổ, tiêu thụ thịt lợn nhiễm bệnh tại thôn Đan Nhiễm, xã Khánh Hà, huyện Thường Tín (cũ); thôn Dư Xá, thôn Đặng Giang, xã Hòa Xá, Hà Nội và tại chợ Phùng Khoang, phường Đại Mỗ, Hà Nội.

Tin tức - 10:10 10/07/2025

Chính phủ hành động - doanh nghiệp tiên phong hiện thực hóa khát vọng phát triển bền vững

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc khẳng định, Chính phủ cam kết sát cánh, đồng hành với các nhà đầu tư trong và ngoài nước để hiện thực hóa khát vọng phát triển bền vững.

Tin tức - 06:01 10/07/2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về các công trình, dự án đường sắt

Sáng 9/7, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, chủ trì Hội nghị trực tuyến phiên họp thứ ba của Ban Chỉ đạo.

Tin tức - 09:19 09/07/2025

Đàm phán thuế đối ứng thành công thể hiện sự coi trọng của Hoa Kỳ đối với Việt Nam

“Việc lãnh đạo hai nước trao đổi liên tục và ở cấp cao nhất để đàm phán thuế đối ứng cho thấy mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đang ở giai đoạn tốt nhất, đồng thời thể hiện sự tôn trọng của Hoa Kỳ đối với Việt Nam”.

Tin tức - 06:19 09/07/2025

Việt Nam thúc đẩy cách tiếp cận toàn diện về quyền con người trong ASEAN, đề cao vai trò Hiệp ước SEANWFZ

Tại Trung tâm Hội nghị Kuala Lumpur, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 đã khởi động với hai hoạt động quan trọng là Đối thoại với Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về nhân quyền (AICHR) và Hội nghị Ủy ban Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ). Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự các hoạt động.

Tin tức - 05:47 09/07/2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính kết thúc chuyến công tác tại Brazil

Vào 20h ngày 7/7 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời thành phố Rio de Janeiro, Cộng hoà Liên bang Brazil về Hà Nội, kết thúc tốt đẹp các hoạt động dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025 và hoạt động song phương tại Cộng hoà Liên bang Brazil.

Tin tức - 07:52 08/07/2025

Thời tiết ngày 8/7/2025: Miền Bắc, Hà Nội oi bức, nền nhiệt tăng mạnh

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết ngày 8/7/2025 tại Hà Nội và các vùng trên cả nước.

Tin tức - 05:30 08/07/2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp xúc lãnh đạo các nước, tổ chức quốc tế nhân dịp Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng

Ngày 6/7/2025, theo giờ địa phương, nhân dịp dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có các cuộc tiếp xúc với lãnh đạo các nước, tổ chức quốc tế dự Hội nghị.

Tin tức - 15:44 07/07/2025