Tìm cách đưa nông sản, thực phẩm Việt tiếp cận thị trường tiềm năng Algeria
Phiên tư vấn xuất khẩu sang thị trường Algeria vào ngày 19/4 tới sẽ là diễn đàn để các doanh nghiệp (DN) Việt Nam tham vấn, thảo luận những vấn đề cụ thể với các chuyên gia, báo cáo viên của chương trình để tối ưu hóa hiệu quả tiếp cận và phát triển thị trường Algeria.
Phiên tư vấn xuất khẩu sang thị trường Algeria do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) và Thương vụ Việt Nam tại Algeria phối hợp tổ chức trực tiếp tại TP Hồ Chí Minh kết hợp trực tuyến trên nền tảng Zoom và phổ biến fanpage Facebook Cục Xúc tiến thương mại.
Tại phiên tư vấn, các chuyên gia, báo cáo viên của chương trình sẽ hướng dẫn doanh nghiệp tiếp cận, áp dụng các quy định, tiêu chuẩn, điều kiện xuất nhập khẩu của thị trường Algeria đối với một số sản phẩm chế biến từ nông sản, thực phẩm... Qua đó giúp doanh nghiệp và nhà sản xuất áp dụng và tuân thủ, góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam phục hồi sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ nông sản, thực phẩm… sang thị trường Algeria.
Ông Lê Hoàng Tài - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại kỳ vọng, phiên tư vấn sẽ là diễn đàn để các doanh nghiệp Việt Nam tham vấn, thảo luận những vấn đề cụ thể của doanh nghiệp với các chuyên gia, báo cáo viên của chương trình để tìm ra những biện pháp tối ưu hóa hiệu quả tiếp cận và phát triển thị trường Algeria của doanh nghiệp.
Thương mại song phương Việt Nam và Algeria vẫn còn ở mức khiêm tốn
Là một quốc gia có diện tích lớn nhất Châu Phi và nằm ở khu vực Bắc Phi, Algeria là nền kinh tế lớn thứ 4 Châu Phi, với tổng sản phẩm quốc nội năm 2020 là 145,2 tỷ USD, dự trữ ngoại hối đạt khoảng hơn 44 tỷ USD, tương đương 15 tháng nhập khẩu. Dân số Algeria tương đối đông, hơn 44 triệu người, GDP bình quân đầu người năm 2020 là 3.310 USD với sức mua khá lớn.
Ông Hoàng Đức Nhuận- Tham tán Thương mại Việt Nam tại Algeria cho biết, những năm gần đây, Algeria chủ trương đa dạng hóa nền kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu song đây vẫn là thị trường tiềm năng cho hàng hóa Việt Nam. Thị trường Algeria có nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như cà phê, hạt tiêu, hạt điều, thủy sản nước ngọt... - những sản phẩm mà nước này không sản xuất được.
Mặc dù là thị trường đầy tiềm năng và là cửa ngõ quan trọng giúp các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường đầu tư và hợp tác thương mại với các nước Châu Phi, nhưng thương mại song phương giữa Việt Nam và Algeria vẫn còn khiêm tốn.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trao đổi thương mại giữa hai nước đạt 300 triệu USD năm 2017, trong đó Việt Nam xuất khẩu đạt khoảng 281 triệu USD. Do tác động của đại dịch COVID-19 và chính sách hạn chế nhập khẩu của Algeria, năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang thị trường này chỉ đạt 153 triệu USD, với các mặt hàng chính là cà phê nhân xanh (56.545 tấn, kim ngạch 99,68 triệu USD), gạo, hạt điều nhân, bánh kẹo, sản phẩm từ ngũ cốc, hạt tiêu, quế, cá tra filet, đồ gỗ…
3 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Algeria đạt 30,6 triệu USD, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Algeria, cà phê chiếm 65% tổng giá trị xuất khẩu. Algeria là thị trường còn nhiều dư địa cho cà phê Việt Nam và trong tương lai gần đây cũng là mặt hàng xuất khẩu số 1 vào thị trường này.
Tiếp đến là mặt hàng gạo, mỗi năm Algeria nhập khẩu 100 nghìn tấn gạo, chủ yếu là gạo 5% tấm, gạo đồ, phục vụ cho người Châu Á sinh sống và làm việc tại Algeria. Gạo là mặt hàng được trợ giá nên thuế nhập khẩu khá thấp so với mặt bằng chung, chỉ 16%.
Ngoài ra, các loại gia vị như hạt tiêu, quế cũng là những loại nông sản có nhu cầu cao tại Algeria cùng với hạt điều nhân. Thủy hải sản cũng nằm trong tốp 5 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất của Việt Nam sang Algeria.
Phiên tư vấn xuất khẩu sang thị trường Algeria là phiên thứ 7 trong chuỗi 30 phiên tư vấn xuất khẩu sang thị trường nước ngoài do Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài tổ chức trong năm 2022.
Thu An
- Cùng chuyên mục
Thời tiết ngày 19/7: Miền Bắc nắng gắt, chiều tối bắt đầu mưa to cục bộ
Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết ngày 19/7/2025 tại Hà Nội và các vùng trên cả nước
Tin tức - 05:30 19/07/2025
Cà phê Việt Nam hướng tới phân khúc cao cấp
Với giá cà phê thế giới dự báo tiếp tục tăng, ngành cà phê Việt Nam có cơ hội "lập đỉnh" mới về giá bán và kim ngạch nếu sớm dịch chuyển từ xuất khẩu nguyên liệu sang chế biến sâu.
Tin tức - 14:48 18/07/2025
Mở rộng thị trường, quảng bá sản phẩm thế mạnh của hai nước Việt Nam, Lào
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài nhấn mạnh, Hội chợ mang ý nghĩa thiết thực, góp phần tăng cường kết nối kinh tế, thúc đẩy đầu tư, thương mại, mở rộng thị trường, quảng bá sản phẩm thế mạnh của hai nước Việt Nam, Lào.
Tin tức - 14:28 18/07/2025
Toàn văn phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 12 Khóa XIII
Sáng 18/7, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu khai mạc Hội nghị. Thương hiệu và Công luận trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Tin tức - 10:47 18/07/2025
Thời tiết ngày 18/7/2025: Hà Nội và nhiều nơi hứng chịu nắng nóng gay gắt, chiếu tối mưa rào
Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết ngày 18/7/2025 tại Hà Nội và các vùng trên cả nước.
Tin tức - 05:30 18/07/2025
Nhập khẩu thép khổ rộng tăng 26 lần, Bộ Công Thương yêu cầu giám sát chặt
Bộ Công Thương đã có văn bản gửi Cục Hải quan đề nghị tăng cường giám sát và kiểm tra kỹ lưỡng hoạt động nhập khẩu nhóm hàng thép HRC có khổ lớn hơn 1.880 mm, tránh tình trạng khai báo không chính xác hoặc lách luật.
Tin tức - 14:42 17/07/2025
Thời tiết 17/7/2025: Bắc Bộ và Trung Bộ tiếp tục nắng nóng
Dự báo thời tiết 17/7/2025, miền Bắc bắt đầu nắng nóng mạnh và kéo dài trong 2 ngày. Trung Bộ duy trì nắng nóng gay gắt. Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ vẫn mưa nhiều vào chiều tối.
Tin tức - 05:30 17/07/2025
Hải quan khu vực II: Cưỡng chế, dừng làm thủ tục hải quan với hai doanh nghiệp
Hai doanh nghiệp bị Chi cục Hải quan khu vực II áp dụng biện pháp cưỡng chế, dừng làm thủ tục hải quan do nợ thuế xuất nhập khẩu…
Tin tức - 21:13 16/07/2025
Thủ tướng: Tăng trưởng 8,3-8,5% năm 2025 không là 'mục tiêu bất khả thi'
Nhấn mạnh mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 8,3-8,5% trong năm 2025 là "không thể không làm" và cũng không phải là "mục tiêu bất khả thi", Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ 16 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cho các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị.
Tin tức - 14:00 16/07/2025
Ninh Bình dẫn đầu cả nước ở 3 môn thi tốt nghiệp THPT 2025
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 – lần đầu tiên phổ điểm được công bố trước khi thí sinh biết điểm thi. Đáng chú ý, tỉnh Ninh Bình ghi dấu ấn mạnh mẽ với thành tích nổi bật: 3/12 môn thi có điểm trung bình cao nhất cả nước, gồm Toán, Tin học và Địa lý.
Tin tức - 13:16 16/07/2025
- Tin mới
-
Tỷ giá USD hôm nay 18/7: Tỷ giá trung tâm đi ngang, giá bán ngân hàng chạm mốc 26.419 đồng/USD
-
Giá cà phê hôm nay 19/7: Nội địa hạ nhiệt nhẹ, thế giới phục hồi mạnh mẽ
-
Giá tiêu hôm nay 19/7: Thị trường trong nước đi ngang, quốc tế phục hồi nhẹ
-
Giá vàng hôm nay 19/7: Vàng SJC vọt lên 121 triệu đồng, vàng thế giới giữ đà tăng nhờ USD suy yếu
-
Giá heo hơi hôm nay 19/7: Cả nước đồng loạt giảm sâu, miền Trung – Tây Nguyên chạm đáy 61.000 đồng/kg
-
Giá xăng dầu hôm nay 19/7: Dầu thô vọt tăng vì EU siết trừng phạt Nga, nguy cơ thiếu hụt toàn cầu
- Đọc nhiều
-
1
Tỷ giá USD hôm nay 18/7: Tỷ giá trung tâm đi ngang, giá bán ngân hàng chạm mốc 26.419 đồng/USD
-
2
Giá cà phê hôm nay 19/7: Nội địa hạ nhiệt nhẹ, thế giới phục hồi mạnh mẽ
-
3
Giá tiêu hôm nay 19/7: Thị trường trong nước đi ngang, quốc tế phục hồi nhẹ
-
4
Giá vàng hôm nay 19/7: Vàng SJC vọt lên 121 triệu đồng, vàng thế giới giữ đà tăng nhờ USD suy yếu
-
5
Giá heo hơi hôm nay 19/7: Cả nước đồng loạt giảm sâu, miền Trung – Tây Nguyên chạm đáy 61.000 đồng/kg
-
6
Giá xăng dầu hôm nay 19/7: Dầu thô vọt tăng vì EU siết trừng phạt Nga, nguy cơ thiếu hụt toàn cầu