Cảnh báo 6 hình thức lừa đảo trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng

09:26 05/08/2021

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (CT&BVNTD), Bộ Công Thương vừa cảnh báo về các hình thức lừa đảo phổ biến với người dân trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng để người dân biết và tránh bị “mắc bẫy”. Qua công tác tiếp nhận khiếu nại, phản ánh của người tiêu dùng, Cục CT&BVNTD nhận thấy khá nhiều người mắc phải các chiêu thức này.

Thứ nhất, lừa đảo qua thư điện tử (Email). Đối tượng lừa đảo thường mạo danh cán bộ ngân hàng, cán bộ công ty đối tác gửi email đề nghị người tiêu dùng cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản (tên đăng nhập, mật khẩu…) để đăng nhập lại tài khoản đã bị khóa, hoặc để nhận một khoản tiền thưởng lớn hoặc đề nghị nộp phí để nhận thưởng. Từ đó, đối tượng sẽ đánh cắp thông tin cá nhân/tài khoản và thực hiện giao dịch nhằm chiếm đoạt tiền trong tài khoản của người tiêu dùng.

Thứ hai, qua tin nhắn điện thoại (SMS). Đối tượng lừa đảo giả mạo tên của ngân hàng gửi tin nhắn vào thời điểm ngân hàng không hoạt động (đêm, rạng sáng, ngày cuối tuần, dịp lễ Tết), trong đó có chứa link giả với nội dung thông báo nâng cấp hệ thống, thông báo trúng thưởng, yêu cầu người tiêu dùng truy cập vào các website/đường link giả gần giống như website ngân hàng, yêu cầu nhập tài khoản, mật khẩu OTP giao dịch qua Internet Banking, Mobile Banking trên website giả mạo… Sau khi có các thông tin này, đối tượng thực hiện giao dịch chiếm đoạt toàn bộ tiền từ tài khoản.

Thứ ba, qua cuộc gọi điện thoại. Các đối tượng sử dụng các dịch vụ có chức năng giả mạo đầu số điện thoại, giả mạo số điện thoại, mạo danh cán bộ của cơ quan chức năng trong các cơ quan thực thi pháp luật như: Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án, hoặc cán bộ thu tiền điện, tiền nước gọi điện cho người dân để thực hiện hành vi lừa đảo, gây sức ép, đe dọa người tiêu dùng về việc có dính líu đến các vi phạm hình sự, sau đó, yêu cầu người tiêu dùng phải chuyển một số tiền lớn vào một tài khoản do các đối tượng này cung cấp.

Mặc dù cơ quan chức năng đã khuyến cáo nhưng vẫn còn nhiều người mắc bẫy các đối tượng lừa đảo.Mặc dù cơ quan chức năng đã khuyến cáo nhưng vẫn còn nhiều người mắc bẫy các đối tượng lừa đảo

Thứ tư, qua trang mạng (website) giả mạo. Đối tượng lừa đảo yêu cầu người tiêu dùng truy cập vào các website giả gần giống như website ngân hàng, yêu cầu nhập tài khoản, mật khẩu OTP giao dịch qua Internet Banking, Mobile Banking trên địa chỉ giả mạo. Sau khi có các thông tin này đối tượng thực hiện giao dịch chuyển toàn bộ tiền từ tài khoản của người tiêu dùng.

Thứ năm, qua mạng xã hội khác. Các đối tượng sẽ chiếm quyền điều khiển (hack) tài khoản mạng xã hội như: Facebook, Zalo… của người tiêu dùng. Đối tượng này sau đó đọc những tin nhắn cũ và bắt chước thói quen nhắn tin, xưng hô của người tiêu dùng để thực hiện hành vi lừa đảo, yêu cầu người thân, bạn bè của người tiêu dùng thực hiện các giao dịch tài chính.

Thứ sáu, qua giao dịch thương mại điện tử. Các đối tượng mở các trang cá nhân bán hàng online, order hàng, sau đó quảng cáo, rao bán các mặt hàng, yêu cầu người tiêu dùng chuyển khoản đặt cọc. Sau khi nhận cọc hay được chuyển khoản trước để đặt mua hàng, đối tượng không giao hàng hoặc giao hàng giả, hàng kém chất lượng. Các đối tượng thường khóa trang mạng của mình hoặc xóa hẳn để xóa dấu vết, bỏ số điện thoại và chiếm đoạt tài sản của bị hại.

Từ thực tế trên, Cục CT&BVNTD khuyến cáo người tiêu dùng không nên cung cấp thông tin về các dịch vụ ngân hàng số gồm: Tên đăng nhập, mật khẩu, mã xác thực (OTP) hoặc số thẻ tín dụng, cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào mà chưa xác định được rõ mối quan hệ; không truy cập các đường link, liên kết trong tin nhắn/email lạ hoặc không rõ nguồn gốc; không thực hiện giao dịch theo yêu cầu của các đối tượng lạ khi nhận được điện thoại, tin nhắn có nội dung liên quan đến giao dịch ngân hàng (truy cập vào link lạ, chuyển tiền qua ngân hàng, nạp thẻ, rút tiền …); đồng thời, không nên truy cập hoặc nhập thông tin tên truy cập, mật khẩu đăng nhập Internet Banking/Mobile Banking, mã xác thực OTP, số tài khoản… của người tiêu dùng vào trang web/liên kết khác với trang web hay đường dẫn Internet Banking của ngân hàng; không cài đặt các ứng dụng chưa được xác thực trên kho ứng dụng, đặc biệt là theo yêu cầu của đối tượng lạ; không cho mượn hoặc cho thuê thông tin cá nhân để mở thẻ, tài khoản ngân hàng.

Lưu Hiệp

Tags:
Tags:
  • Cùng chuyên mục

Phát hiện nhiều hiệu thuốc bán thuốc giả tại Thanh Hóa

Liên quan đến vụ triệt phá đường dây buôn bán, sản xuất thuốc giả quy mô lớn, trong quá trình điều tra, cơ quan chức năng phát hiện thuốc giả được bán tại nhiều quầy thuốc và một số tài khoản Facebook cá nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Bảo vệ người tiêu dùng - 20:20 22/04/2025

Những lưu ý người dân cần biết để tránh mua thuốc giả

Sau khi công an tỉnh Thanh Hóa thông tin triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với quy mô lớn, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế đưa ra một số lưu ý, kinh nghiệm để người dân không mua phải thuốc giả.

Bảo vệ người tiêu dùng - 09:30 22/04/2025

Cục QLTT tỉnh Ninh Bình tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tại các chợ dân sinh, siêu thị

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình tăng cường công tác kiểm tra, giám sát giá cả hàng hoá tại các chợ dân sinh, các cửa hàng, siêu thị… trên địa bàn tỉnh, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, không để tình trạng găm hàng, đẩy giá, đảm bảo ổn định giá các mặt hàng đặc biệt là lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ nhân dân.

Bảo vệ người tiêu dùng - 13:47 13/09/2024

Đề xuất ứng dụng công nghệ trong quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa

Bộ Khoa học và Công nghệ đang lấy ý kiến sủa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Trong đó, đề xuất bổ sung quy định về ứng dụng công nghệ trong quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.

Bảo vệ người tiêu dùng - 10:14 12/09/2024

Thu hồi thuốc Viên nang chứa vi hạt Zovitit (Acyclovir 200mg) do vi phạm mức độ 2

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ra thông báo thu hồi thuốc vi phạm mức độ 2 (Viên nang chứa vi hạt Zovitit (Acyclovir 200mg), Số GĐKLH: VN-15819-12, Số lô: 0017, NSX: 03/05/23, HD: 02/05/26 do Công ty S.C. Slavia Pharma S.R.L (Romania) sản xuất.

Bảo vệ người tiêu dùng - 14:49 09/09/2024

Vĩnh Phúc phát hiện cơ sở sản xuất bánh trung thu không đảm bảo an toàn thực phẩm

Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Vĩnh Phúc vừa kiểm tra phát hiện cơ sở sản xuất bánh trung thu không đảm bảo vệ sinh an toàn thựuc phẩm.

Bảo vệ người tiêu dùng - 11:18 07/09/2024

Tăng cường kiểm soát thị trường dịp Tết Trung thu và kiểm tra chất lượng hàng hoá đến hết năm 2024

Tổng Cục Quản lý thị trường (QLTT) vừa có văn bản số 2257/TCQLTT-CNV gửi Cục QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường trong dịp Tết Trung thu năm 2024 và kiểm tra chất lượng hàng hoá đến hết năm 2024.

Bảo vệ người tiêu dùng - 13:55 19/08/2024

Nghi vấn sản phẩm Thuốc nam gia truyền độc quyền của Công ty Nam Dược LTD lưu hành khi chưa được cấp phép?

Mặc dù chưa được cấp phép lưu hành, thế nhưng, sản phẩm thuốc nam gia truyền đặc trị bệnh dạ dày đại tràng L.T.D vẫn được tung ra thị trường rao bán một cách rầm rộ, quảng cáo công dụng như thuốc chữa bệnh.

Bảo vệ người tiêu dùng - 16:51 08/08/2024

Long An: Tạm giữ gần 250 vỏ chai LPG nghi chiếm dụng trái phép

Mới đây, trên địa bàn phường 5, thành phố Tân An, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3, Cục QLTT Long An kiểm tra, phát hiện tạm giữ 249 vỏ chai LPG gồm nhiều nhãn hiệu nghi bị chiếm dụng trái phép.

Bảo vệ người tiêu dùng - 13:18 29/07/2024

Cục An toàn thực phẩm đề nghị dừng lưu thông các sản phẩm rượu nghi ngờ gây ngộ độc

Cục An toàn thực phẩm đã có công văn số 1772/ATTP-NĐTT ngày 24/7/2024 gửi Sở Y tế thành phố Hà Nội và Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên dừng lưu thông ngay các sản phẩm rượu nghi ngờ gây ngộ độc và tiến hành truy xuất tận cùng nguồn gốc sản phẩm rượu nghi ngờ gây ngộ độc.

Bảo vệ người tiêu dùng - 15:41 25/07/2024