Chuỗi cửa hàng Suri Store bán sản phẩm không có nhãn phụ tiếng Việt, xuất xứ hàng hóa, có đảm bảo?

Hàng loạt sản phẩm không có nhãn phụ tiếng Việt, thậm chí nhân viên của cửa hàng Suri Store còn khẳng định “các mặt hàng vitamin, DHA, canxi… là hàng xách tay nên không có nhãn tiếng Việt (?!).

Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Theo đó, mức phạt sai phạm tăng gấp đôi, tối đa 100 triệu đồng. Chưa kể, đối với hành vi kinh doanh hàng xách tay như mỹ phẩm, thuốc... không có hóa đơn, chứng từ, không làm thủ tục hải quan… (hàng nhập lậu) có giá trị trên 100 triệu đồng, mức phạt với tổ chức vi phạm lên đến 200 triệu đồng.

Nghị định ra đời nhằm góp phần đẩy lùi tệ nạn hàng xách tay, hàng giả, hàng kém chất lượng

Sản phẩm mua về hoàn toàn không có nhãn phụ tiếng Việt khiến chị H. hoài nghi về nguồn gốc của sản phẩmSản phẩm mua về hoàn toàn không có nhãn phụ tiếng Việt khiến chị H. hoài nghi về nguồn gốc của sản phẩm.

Mới đây, Thương hiệu & Công luận nhận được phản ánh của chị N.N.H (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) về việc chị có đặt mua sản phẩm Vitamin D3 Drosp Ostelin 2.4ml và sản phẩm DHA Natures Aid 50ml dùng cho con nhỏ tại cửa hàng Suri Store (địa chỉ: 83 Vũ Trọng Phụng, Khu biệt thự song lập NB22 Hapulico, Thanh Xuân, Hà Nội). Tuy nhiên, khi nhận sản phẩm, chị H. đã rất bất ngờ khi trên sản phẩm hoàn toàn không có nhãn phụ tiếng Việt.

Tiếp nhận phản ánh, trong vai khách hàng tìm mua sản phẩm, PV đã "mục sở thị" và ghi nhận thực tế tại cơ sở bán hàng có tên Suri Store (địa chỉ 152 Lê Duẩn và 83 Vũ Trọng Phụng). Tại 2 cơ sở này, rất nhiều mặt hàng được bày bán từ hóa mỹ phẩm, đồ dùng, bỉm, sữa, các loại vitamin, DHA, canxi, quần áo, sữa, bình sữa, núm ti, phụ kiện… dành cho mẹ và bé. 

Rất nhiều sản phẩm khác cũng “chi chít” tiếng nước ngoài song lại không có nhãn phụ tiếng Việt (Ảnh cắt từ clip)Rất nhiều sản phẩm khác cũng “chi chít” tiếng nước ngoài song lại không có nhãn phụ tiếng Việt (Ảnh cắt từ clip)

Song, ghi nhận thực tế cho thấy, đúng như phản ánh của chị H., rất nhiều sản phẩm đang được bày bán tại cả 2 cơ sở của Suri Store dù bao bì sản phẩm được in “chi chít” tiếng nước ngoài, nhưng trên các sản phẩm không hề được dán tem nhãn phụ thể hiện những thông tin cần thiết bằng tiếng Việt về thành phần, tính năng, cách sử dụng, cảnh báo, xuất xứ hàng hóa, nhà nhập khẩu để người mua hàng có thể kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, thành phần và cách sử dụng.

Tại đây, các sản phẩm, nếu có nhãn phụ thì cũng chỉ ghi thông tin một cách rất chung chung (chỉ có tên gọi và giá bán) ngoài ra không có thông tin nào khác. Điều này, khiến người dùng hoang mang và hoài nghi về nguồn gốc, chất lượng sản phẩm.

Đặc biệt, khi giới thiệu cho PV về việc các sản phẩm dùng trực tiếp như vitamin, DHA, Canxi…, các nhân viên tại cửa hàng cho biết: “Bên em chủ yếu là hàng xách tay nên không có nhãn tiếng Việt”.

Hay các sản phẩm sữa như Meiji, Aptamil, Nan… cũng được giới thiệu là hàng xách tay. Thậm chí, cửa hàng này còn bán song song cả hàng xách tay và hàng công ty.

Qua đây, người tiêu dùng có thể đặt ra nghi vấn về nguồn gốc xuất xứ của những sản phẩm này.

Mỗi ngày lượng đơn hàng bán online của Shop Suri Store là vô cùng lớn. Nhưng, qua việc các sản phẩm trưng bày tại cửa hàng cũng không có nhãn phụ tiếng Việt để thể hiện nguồn gốc, xuất xứ, thì số hàng bán online kia, nguồn gốc sẽ ra sao?Mỗi ngày lượng đơn hàng bán online của Shop Suri Store là vô cùng lớn. Nhưng, qua việc các sản phẩm trưng bày tại cửa hàng cũng không có nhãn phụ tiếng Việt để thể hiện nguồn gốc, xuất xứ, thì số hàng bán online kia, nguồn gốc sẽ ra sao?

Trong khi tại đây, bán hàng loạt sản phẩm dành cho trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh như sữa, bỉm, sữa tắm, các loại vitamin, bổ sung DHA…

Liệu rằng, các sản phẩm này có thực sự an toàn cho trẻ nhỏ - đối tượng cần được bảo vệ nhất?

Được biết, Suri Store là thương hiệu thuộc Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Hoàng Thanh Thủy (địa chỉ: Khu biệt thự song lập NB22 Hapulico – 83 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội), do bà Hoàng Thanh Thủy là người đại diện pháp luật. Hiện nay, hệ thống cửa hàng này có mặt tại nhiều quận, huyện ở Hà Nội và TP. HCM.

Theo quy định tại khoản 3, Điều 7 - Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện, hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt, thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.

Như vậy, theo quy định pháp luật hiện hành, đối với sản phẩm là hàng hóa có xuất xứ từ nước ngoài khi lưu hành tại thị trường Việt Nam, bắt buộc phải có tem nhãn phụ hay tem nhãn bằng tiếng Việt.

Điều 8 - Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa quy định về ghi nhãn phụ như sau:

1. Nhãn phụ sử dụng đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định này.

2. Nhãn phụ được sử dụng đối với hàng hóa không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường.

3. Nhãn phụ phải được gắn trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa và không được che khuất những nội dung bắt buộc của nhãn gốc.

4. Nội dung ghi trên nhãn phụ là nội dung dịch nguyên ra tiếng Việt từ các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn gốc và bổ sung các nội dung bắt buộc khác còn thiếu theo tính chất của hàng hóa theo quy định tại Nghị định này. Tổ chức, cá nhân ghi nhãn phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung ghi. Nội dung ghi trên nhãn phụ gồm cả nội dung được ghi bổ sung không làm hiểu sai nội dung trên nhãn gốc và phải phản ánh đúng bản chất và nguồn gốc của hàng hóa.

Đối với hàng hóa không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường thì trên nhãn phụ phải có dòng chữ in đậm “Được sản xuất tại Việt Nam”.

Hải Minh - Thu Trang

Theo thuonghieucongluan.com.vn

Cùng chuyên mục