Cửa hàng Bitis Minh Hải kinh doanh nhiều hàng hóa có dấu hiệu không rõ nguồn gốc xuất xứ

Rất nhiều sản phẩm có dấu hiệu không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt... đang được bày bán công khai tại cửa hàng Bitis Minh Hải, địa chỉ số 53 Cao Thắng, phường Lam Sơn, TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

mm Cửa hàng Bitis Minh Hải, TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Nhiều dấu hiệu vi phạm tại cửa hàng Bitis Minh Hải  

Nhằm bảo vệ người tiêu dùng và loại trừ hàng hóa nhập lậu, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, thời gian qua lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa đã thường xuyên kiểm tra, kiểm soát hoạt động các cửa hàng kinh doanh trên địa bàn, đồng thời, các cơ quan chức năng cũng tích cực tuyên truyền, phổ biến đến với các chủ cơ sở kinh doanh phải luôn tuân thủ pháp luật trong hoạt động kinh doanh hàng hóa.

Sự vào cuộc quyết liệt của các cấp các ngành là vậy, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những đơn vị, cơ sở kinh doanh hàng hóa chưa tuân thủ các quy định của pháp luật, hàng hóa, có dấu hiệu vi phạm về tem nhãn hàng hóa.

Theo ghi nhận thực tế của phóng viên Thương hiệu và Công luận tại cửa hàng Bitis Minh Hải, có địa chỉ số 53 Cao Thắng, phường Lam Sơn, TP. Thanh Hóa, tại đây đang bày bán nhiều sản phẩm đa dạng về chủng loại, mẫu mã từ: giày dép, cặp học sinh, túi xách, mũ vải, thắt lưng, kính bơi... Và không ít trong số đó là nhiều mặt hàng, sản phẩm không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định, "mập mờ" về nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm.

Thậm chí có những sản phẩm giống với các thương hiệu lớn nổi tiếng trên thế giới như GUCCI, CHANEL… cũng đang được bày bán công khai tại đây với giá thành thấp hơn rất nhiều so với hàng chính hãng; chất liệu cũng như tem nhãn có dấu hiệu không đúng so với hàng chính hãng.

Mặt hàng kính bơi dành cho trẻ em không có nhãn phụ nên thiếu toàn bộ thông tin bằng tiếng việt từ đơn vị sản xuất, đơn vị nhập khẩu... Mặt hàng kính bơi dành cho trẻ em không có nhãn phụ nên thiếu toàn bộ thông tin bằng tiếng việt từ đơn vị sản xuất, đơn vị nhập khẩu... Các mặt hàng túi xách ngoài nhãn mác của cửa hàng thì tìm mỏi mắt không thấy thêm thông tin nào khác của sản phẩm Người tiêu dùng khó có thể tìm hiểu được chính xác thông tin sản phẩm khi chỉ toàn chữ nước ngoài mà thiếu đi tem nhãn phụ bằng tiếng Việt. nhiều sản phẩm giống với các thương hiệu lớn nổi tiếng trên thế giới như GUCCI, CHANEL… Các sản phẩm giống với thương hiệu lớn nổi tiếng trên thế giới là GUCCI, CHANEL

Các mặt hàng ngoài nhãn mác riêng của cửa hàng và tem dán giá tiền thì người tiêu dùng tìm "mỏi mắt" không thấy thêm thông tin nào khác của sản phẩm.

Các sản phẩm cặp sách dành cho trẻ em cũng có dấu hiệu Các sản phẩm cặp sách dành cho trẻ em cũng có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật khi không có tem nhãn phụ

Quan sát bằng mắt thường dễ dàng nhận thấy các mặt hàng này có nhiều tem nhãn mác dòng chữ bằng tiếng nước ngoài (chữ Trung Quốc - PV)... nên việc xác định nguồn gốc, xuất xứ, đơn vị nhập khẩu, chịu trách nhiệm cũng như các thông tin về sản phẩm: hướng dẫn sử dụng, thành phần, công dụng bằng tiếng Việt,… đều không có khiến người tiêu dùng khó khăn trong việc lựa chọn sản phẩm.

Ngoài ra, tại cửa hàng này không khó để người tiêu dùng bắt gặp các mặt hàng "trắng" toàn bộ thông tin của sản phẩm. Người tiêu dùng chỉ có thể biết được tên kèm giá tiền thông qua mác " Minh Hải" được gắn trên sản phẩm.

Quy định về tem nhãn phụ 

Trong điều kiện kinh tế mở cửa như hiện nay, hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ từ nước ngoài đã trở nên phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, để có thể lưu hành, bày bán trên trị trường những hàng hóa “nhập khẩu” này phải đảm bảo yêu cầu về Nhãn hàng hóa quy định hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.

Mặc dù thời gian qua các cơ quan chức năng liên tục công bố các vụ kiểm tra, xử lý vận chuyển, tiêu thụ hàng hóa nước ngoài không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng không tem, nhãn phụ, tuy nhiên tại nhiều siêu thị mini, cửa hàng mỹ phẩm, tạp hóa… không chấp hành các quy định, vẫn bày bán hàng hóa vi phạm.

Tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 111/2021/NĐ-CP quy định: “Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc".

Đồng thời, khoản 4 Điều 9 Nghị định 43/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 111/2021/NĐ-CP cũng quy định về trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa: “Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam phải ghi nhãn theo quy định về nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa nhập khẩu tại Nghị định này".

Cùng với đó, tại Điều 10, Nghị định số 43/2017/NĐ-CP quy định nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung về tên hàng hóa; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa và xuất xứ hàng hóa.

Theo đó, trường hợp không thể thể hiện tất cả nội dung bắt buộc trên nhãn thì các nội dung: Tên hàng hóa; Tên tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; Định lượng; Ngày sản xuất; Hạn sử dụng; Xuất xứ hàng hóa... phải được ghi trên nhãn. Những nội dung bắt buộc khác phải được ghi trong tài liệu kèm theo và trên nhãn hàng hóa phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.

Cũng theo quy định của pháp luật, trường hợp các cá nhân, tổ chức buôn bán hàng hóa là hàng nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam là vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 31 Nghị định 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 126/2021/NĐ-CP.

Tùy vào giá trị hàng hóa vi phạm, mức tiền xử phạt được quy định tại khoản 2 Điều này (mức phạt áp dụng đối với tổ chức; cá nhân có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền được giảm đi một nửa).

Cụ thể, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng; Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng; Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng; Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên;

Phạt tiền gấp 02 lần mức tiền phạt quy định này trong trường hợp hàng hóa vi phạm là: lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thực phẩm chức năng.

Đồng thời, tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như sau: buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa nhập khẩu; buộc thu hồi hàng hóa và buộc ghi nhãn hàng hóa đúng quy định trước khi tiếp tục lưu thông; buộc thu hồi và tiêu hủy nhãn hàng hóa vi phạm, buộc tiêu hủy hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng hàng hóa có nhãn vi phạm trong trường hợp không thể tách rời nhãn hàng hóa vi phạm ra khỏi hàng hóa; buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định pháp luật.

Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa đã xử lý nhiều hành vi vi phạm đối với nhiều cửa hàng trên địa bàn

Thời gian qua, lực lượng chức năng, đặc biệt là Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa đã kiểm tra, phát hiện nhiều vụ vận chuyển, bán hàng hóa không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có tem và nhãn phụ theo quy định. Các hàng hóa vi phạm này, ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính, còn bị tịch thu tang vật và xử lý theo quy định.

Đơn cử, vào ngày 6/6/2024, Đội Quản lý thị trường số 10 phối hợp với Công an TP. Thanh Hóa tiến hành khám kho hàng của hộ kinh doanh Hương Lộc, do bà Nguyễn Thị Hương làm chủ có địa chỉ tại phố 2, phường Quảng Phú, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Quá trình kiểm tra đã phát hiện hơn 16.000 sản phẩm là quần áo các loại, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, có trị giá hơn 377 triệu đồng. Đội Quản lý thị trường số 10 đã ra quyết định tạm giữ toàn bộ số hàng hóa trên để xác minh làm rõ.

Chiều 25/6/2024, Đội QLTT số 10 cùng các lực lượng chức năng tiến hành giám sát việc tiêu hủy hàng hóa vi phạm không rõ nguồn gốc xuất xứChiều 25/6/2024, Đội QLTT số 10 cùng các lực lượng chức năng tiến hành giám sát việc tiêu hủy hàng hóa vi phạm không rõ nguồn gốc xuất xứ của hộ kinh doanh Hương Lộc

Ngày 20/6/2024, Đội Quản lý thị trường số 10 đã hoàn tất hồ sơ vụ việc trình Cục trưởng  Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hộ kinh doanh Hương Lộc. Số tiền phạt vi phạm hành chính là 45 triệu đồng với hàng vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ hàng hóa vi phạm nêu trên với trị giá 377.785.900 đồng.

Tiếp đó, trong hai ngày 5 - 6/8/2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa chủ trì phối hợp với các lực lượng chức năng sở, ban, ngành tổ chức tiêu hủy hơn 15 tấn hàng tương đương với 249 mặt hàng có tổng trị giá trên 1,2 tỷ đồng.

Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa tiêu hủy hơn 15 tấn hàng hóaCục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa tiêu hủy hơn 15 tấn hàng hóa

Các loại mặt hàng tiêu hủy gồm danh mục 249 mặt hàng, với số lượng hàng lên đến hơn 15 tấn, bao gồm: giày, dép, túi xách, mũ, áo khoác, tất, chăn, khăn lau, quần áo, đồ chơi, các loại hàng gia dụng, mỹ phẩm, nước hoa, bánh kẹo,thực phẩm….Toàn bộ số hàng hóa trên đều là hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng hóa do nước ngoài sản xuất, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu bị phát hiện, bắt giữ qua các đợt kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra và xử lý theo quy định của pháp luật.

Mới đây, ngày 21/08/2024, Đội Quản lý thị tường số 1 đã tiến hành kiểm tra đột xuất đối với Hộ kinh doanh Nguyễn Thị Thảo (shop Nam Thảo Kids), có địa chỉ tại: 180 Tống Duy Tân, phường Lam Sơn, TP. Thanh Hóa. Tại thời điểm kiểm tra, Đoàn kiểm tra phát hiện cơ sở đang kinh doanh các sản phẩm là quần áo, dép trẻ em các loại có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu các thương hiệu nổi tiếng như: Adidas, Nike, GUCCI, MLB, LOUISVUITTON.

Kết quả kiểm tra phát hiện các cơ sở kinh doanh đang trưng bày để bán gần 300 sản phẩm là quần áo, dép trẻ em các loại có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu Adidas, Nike, GUCCI, LOUIS VUITTON, MLB.Đoàn kiểm tra phát hiện cơ sở kinh doanh đang trưng bày để bán gần 300 sản phẩm là quần áo, dép trẻ em các loại có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu Adidas, Nike, GUCCI, LOUIS VUITTON, MLB.

Đoàn kiểm tra đã tạm giữ toàn bộ hàng hóa có dấu hiệu vi phạm nói trên để tiếp tục xác minh, làm rõ hành vi vi phạm và xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Lê Nam

Cùng chuyên mục