Đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số để hiện thực hóa khát vọng Việt Nam hùng cường

07:02 16/05/2025

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã trở thành những trụ cột quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

Đối với Việt Nam, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không chỉ là cơ hội để bắt kịp xu thế thời đại mà còn là chìa khóa để hiện thực hóa khát vọng xây dựng một quốc gia hùng cường, thịnh vượng. 

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Khoa học và Công nghệ - Nền tảng của sự phát triển bền vững

Khoa học công nghệ đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều bước tiến đáng kể trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao, từ nông nghiệp thông minh, y tế chính xác đến công nghiệp chế tạo hiện đại. 

Các tập đoàn công nghệ lớn như Viettel, Vingroup, FPT… đã đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây… góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu về công nghệ trong khu vực ASEAN. Tuy nhiên, để phát huy tối đa tiềm năng, cần tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào nghiên cứu cơ bản, đào tạo nhân lực chất lượng cao và thúc đẩy hợp tác giữa doanh nghiệp - trường đại học - viện nghiên cứu. 

Tại phiên thảo luận dự án Luật Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo của Quốc hội chiều 13/5, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: “Nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sẽ từng bước được chuyển về các trường đại học hàng đầu - nơi tập trung đội ngũ giảng viên, giáo sư, nghiên cứu sinh đông đảo và năng động”.

Bộ trưởng khẳng định: Đây là định hướng lớn của Nhà nước, phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần đưa đại học trở thành trung tâm tri thức, nơi hội tụ ba chức năng: Đào tạo - Nghiên cứu - Đổi mới sáng tạo.

Các viện nghiên cứu - đặc biệt là hai Viện Hàn lâm - tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong nghiên cứu cơ bản, dựa trên thế mạnh và định hướng riêng.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng tại hội trường (Ảnh: Quốc hội)
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng tại hội trường (Ảnh: Quốc hội)

Dự thảo Luật cũng chuyển trọng tâm phát triển về doanh nghiệp. Lần đầu tiên, Dự thảo có chương riêng gồm các chính sách thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp được trao quyền và khuyến khích mạnh mẽ đầu tư cho nghiên cứu phát triển không chỉ bằng nguồn lực của mình mà còn được hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước.

“Nếu trước đây, ngân sách nhà nước tài trợ cho nghiên cứu phát triển của doanh nghiệp chỉ được khoảng dưới 10% thì thời gian tới sẽ là 70%, 80% với nguyên tắc Nhà nước chi một thì thu hút 3 - 4 đồng của doanh nghiệp”, Bộ trưởng Bộ KH&CN cho hay.

Đổi mới sáng tạo - Động lực đột phá

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhận định: “Với sự xuất hiện của cách mạng công nghiệp 4.0, thế giới đang ở điểm gần của quá trình chuyển đổi số. Đây thực sự là cơ hội cho Việt Nam hiện thực hóa khát vọng Việt Nam hùng cường”.

Trong khi khoa học công nghệ là nền tảng thì đổi mới sáng tạo là động lực đột phá. Đổi mới sáng tạo không chỉ là yếu tố cốt lõi thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn giúp Việt Nam chủ động trong chuỗi giá trị toàn cầu. Các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ như MoMo, VNPay, Tiki… đã chứng minh khả năng sáng tạo của người Việt, đồng thời thu hút hàng tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài. 

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng tại buổi làm việc với Bộ KH&CN (Ảnh: Bộ KH&CN)
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng tại buổi làm việc với Bộ KH&CN (Ảnh: Bộ KH&CN)

Tại buổi làm việc với Bộ KH&CN tháng 4/2025, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng nêu rõ, qua 40 năm đổi mới, đất nước đã đạt được rất nhiều thành tựu to lớn. Đại hội XIII của Đảng đã xác định 2 mục tiêu rõ ràng: Đến năm 2030, đất nước ta trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, có thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, đất nước ta trở thành nước phát triển và có thu nhập cao. Và đến giờ này, Việt Nam không điều chỉnh mục tiêu đó.

“Thời gian còn lại không nhiều, muốn đạt mục tiêu đề ra, chúng ta phải có những động lực mới, chính là khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII cũng khẳng định vai trò của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số cho giai đoạn tới. Theo đó, chuyển đổi số đang làm thay đổi mọi mặt đời sống, từ quản trị nhà nước, sản xuất kinh doanh đến giáo dục, y tế. Chính phủ đã xác định chuyển đổi số là ưu tiên hàng đầu với các chương trình như “Chính phủ số”, “Kinh tế số”, “Xã hội số”.

Những thành tựu ban đầu như ứng dụng VNeID, nền tảng thanh toán số, nông nghiệp thông minh… cho thấy tiềm năng to lớn của chuyển đổi số. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất vẫn là chuyển đổi tư duy, nâng cao nhận thức và kỹ năng số cho người dân, doanh nghiệp, đặc biệt là ở khu vực nông thôn và vùng sâu vùng xa. 

Chuyển đổi Số - Con đường tất yếu để bứt phá

Là một trong những người tâm huyết về thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT cho rằng, chuyển đổi số cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ quyết định vận mệnh, tương lai mỗi cá nhân, gia đình, tổ chức, đất nước. Đây là khát vọng vươn lên phồn vinh ở một quốc gia hùng cường.

“Chuyển đổi số không chỉ là nâng tầm hệ thống thông tin, đổi mới sáng tạo, tăng cường hoạt động để làm nhanh, nhiều hơn mà quan trọng nhất là chuyển đổi con người, xây dựng kỹ năng, năng lực số mới”, ông Trương Gia Bình nêu ý kiến.

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT
Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT

Theo Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT, nhân loại đang bước vào kỷ nguyên số khi mà mọi tổ chức sẽ trở thành tổ chức số, mọi lãnh đạo sẽ trở thành nhà lãnh đạo số, mọi chi tiêu sẽ trở thành chi tiêu số.

“Thế giới đều hiểu rằng đang có một cuộc dịch chuyển vĩ đại từ thế giới thực sang thế giới ảo. Thực và ảo hòa làm một. Mỗi người chúng ta sẽ thay đổi toàn diện cách thức làm việc, giao tiếp, giải trí. Thậm chí, mỗi con người sẽ là một doanh nghiệp số. Ai không làm chuyển đổi số người ấy sẽ “chết”. Chuyển đổi số hay là chết!”, ông Trương Gia Bình nhấn mạnh.

Theo các chuyên gia, để biến khát vọng Việt Nam hùng cường thành hiện thực, cần sự chung tay của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân. Nhà nước cần hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo phát triển. Doanh nghiệp phải mạnh dạn đầu tư vào công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh. Người dân cũng cần không ngừng học hỏi, thích ứng với kỷ nguyên số. 

Với quyết tâm chính trị, nguồn lực con người và tinh thần sáng tạo, Việt Nam hoàn toàn có thể tận dụng cơ hội từ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số để vươn lên mạnh mẽ, xây dựng một quốc gia phồn vinh, bền vững, sánh vai cùng các cường quốc năm châu. 

Ngày hội KH&CN Việt Nam 18/5 năm nay có chủ đề: “Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Đột phá đưa đất nước bước vào kỷ nguyên giàu mạnh, thịnh vượng”. Theo đó, xác định tương lai của Việt Nam hùng cường đang được kiến tạo từ hôm nay – bằng tri thức, công nghệ và khát vọng vươn lên.

Theo VOV.VN

  • Cùng chuyên mục

Toyota Corolla Cross vừa được nâng cấp có thêm phiên bản GR Sport

Toyota Corolla Cross vừa nhận đợt nâng cấp giữa vòng đời sau gần 3 năm có mặt tại Châu Âu, với phần quan trọng nhất là ngoại thất hiện đại hơn và màn "chào sân" của phiên bản GR Sport.

Công nghệ - 12:02 11/05/2025

Ford Việt Nam triệu hồi khẩn cấp Territory vì lỗi phần mềm khí thải, chỉ 6 xe bị ảnh hưởng

Ford Việt Nam vừa thông báo chương trình triệu hồi đối với 6 chiếc Territory sản xuất trong tháng 7/2024 do lỗi phần mềm điều khiển động cơ, có nguy cơ không tuân thủ quy định về khí thải.

Công nghệ - 08:54 08/05/2025

Rò rỉ iPhone 18 Pro: Face ID ẩn dưới màn hình, camera khẩu độ biến đổi và chip 2nm

Những thông tin rò rỉ mới nhất từ The Information hé lộ rằng bộ đôi iPhone 18 Pro và iPhone 18 Pro Max dự kiến ra mắt năm 2026 sẽ mang đến những đột phá đáng chú ý, bao gồm công nghệ Face ID ẩn dưới màn hình, hệ thống camera với khả năng thay đổi khẩu độ và chip xử lý sản xuất trên tiến trình 2nm tiên tiến.

Công nghệ - 08:49 08/05/2025

Cập nhật bảng giá xe hãng Peugeot mới nhất tháng 5/2025

Peugeot là thương hiệu ô tô con nổi tiếng và lâu đời của nước Pháp, thuộc quyền sở hữu của tập đoàn Groupe PSA.

Công nghệ - 11:13 05/05/2025

VinFast ra mắt xe buýt điện cỡ nhỏ

Đây là sản phẩm chiến lược trong tiến trình xanh hóa giao thông đô thị, vừa góp phần thúc đẩy chuyển đổi xanh trong ngành vận tải, vừa nâng cao tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ di chuyển cho người dân.

Công nghệ - 10:29 05/05/2025

Nhà sản xuất ô tô lớn nhất Trung Quốc chuyển hướng sang hybrid

Xe điện đang là tâm điểm, nhưng BYD, nhà sản xuất ô tô lớn nhất Trung Quốc, nhận thấy xe hybrid sạc ngoài (plug-in hybrid - PHEV) mới là chìa khóa.

Công nghệ - 14:51 04/05/2025

Thuế cao, Ford tạm dừng xuất khẩu xe sang Trung Quốc

Với quyết định trên sẽ ảnh hưởng tới loạt xe bán chạy của hãng, như Ford F-150 Raptor, Bronco và Mustang, cũng như mẫu Lincoln Navigator.

Công nghệ - 09:51 22/04/2025

iPhone 17 "đứng ngồi" không yên vì thiếu linh kiện

Apple đang đối mặt với những thách thức không nhỏ trong chuỗi cung ứng, đe dọa đến kế hoạch sản xuất iPhone 17. Trong khi đó, đối thủ Samsung cho thấy những bước tiến đáng kể trong việc phát triển chipset mới.

Công nghệ - 08:17 22/04/2025

Vì sao VinFast VF 5 trở thành ô tô bán chạy nhất Việt Nam tháng 3?

Sở hữu xe chỉ từ 105 triệu đồng, không tốn tiền xăng, bảo dưỡng rẻ như xe máy nhưng trang bị ngon hơn cả xe xăng phân khúc cao hơn, VinFast VF 5 đang trở thành lựa chọn số 1 của đông đảo người dùng Việt, từ thành thị tới nông thôn.

Công nghệ - 11:20 15/04/2025

Tạo cơ chế để 'kỳ lân' công nghệ Việt phát triển đột phá

Thị trường vốn là “chìa khóa” để doanh nghiệp (DN) công nghệ phát triển đột phá. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay cho thấy có không ít kỳ lân và “startup” tiềm năng của Việt Nam đang phải “xuất ngoại” để tìm nguồn lực phát triển. Trong bối cảnh đó, việc mở khóa thị trường vốn thông qua cải cách thể chế, xây dựng chính sách đặc thù cho DN công nghệ là điều kiện cấp thiết.

Công nghệ - 09:41 08/04/2025