Giải thưởng Vinfuture 2024 vinh danh 4 công trình khoa học “Bứt phá kiên cường”
Ngày 06/12/2024 - Quỹ VinFuture chính thức công bố 4 công trình khoa học được vinh danh năm 2024. Giải thưởng Chính trị giá 3 triệu USD được trao cho “Những đóng góp đột phá để thúc đẩy sự tiến bộ của học sâu”. Ba giải Đặc biệt vinh danh các công trình: “Sự đổi mới cải tiến vắc-xin dạng uống ngừa bệnh tả ở các nước đang phát triển”, “Những tiến bộ trong thiết kế vật liệu polymer và các phương pháp cho ứng dụng y sinh” và “Sự phát triển liệu pháp tế bào CAR T để điều trị ung thư và các bệnh khác”

Lễ trao giải VinFuture năm 2024 được phát sóng trực tiếp trên kênh VTV1 – Đài Truyền hình Quốc gia. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu chỉ đạo, cùng dự còn có lãnh đạo các ban, bộ, ngành trung ương Việt Nam và đại diện các Đại sứ quán, tổ chức quốc tế và các nhà khoa học kiệt xuất đến từ khắp nơi trên thế giới.
4 công trình đạt giải đã xuất sắc vượt qua gần 1.500 đề cử ấn tượng đến từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Với phạm vi bao quát các lĩnh vực cốt lõi như Khoa học máy tính, Y tế công cộng và sức khỏe toàn cầu, Khoa học vật liệu và Y học tái tạo, các công trình được vinh danh đều là các sáng kiến đột phá, không chỉ mang đến giải pháp cho các thách thức chung toàn cầu mà còn góp phần định hình tương lai của nhân loại.
Đặc biệt, với tiềm năng phát triển vượt trội trong tương lai theo cấp số mũ, các công trình đoạt giải VinFuture 2024 là minh chứng rõ nét cho tinh thần bứt phá kiên cường, vượt qua mọi giới hạn để mở ra những hướng đi, lĩnh vực ứng dụng mới đầy tiềm năng trong khoa học công nghệ.

Giải thưởng Chính VinFuture 2024 đã được trao cho 5 nhà khoa học: Giáo sư Yoshua Bengio và Giáo sư Geoffrey E. Hinton (Canada), Ông Jen-Hsun Huang, Giáo sư Yann LeCun và Giáo sư Fei-Fei Li (Mỹ) vì những đóng góp đột phá để thúc đẩy sự tiến bộ của học sâu.

Những tiến bộ trong học sâu đã mở ra một kỷ nguyên đột phá cho những đổi mới sáng tạo về công nghệ, nhờ đó máy móc có thể “học” từ lượng dữ liệu khổng lồ và đạt được độ chính xác đáng kinh ngạc trong các tác vụ như nhận diện hình ảnh, xử lý ngôn ngữ tự nhiên và đưa ra quyết định.
Thành tựu này có được là nhờ những đóng góp mang tính cách mạng cho mạng nơ-ron và các thuật toán học sâu của Giáo sư Geoff E. Hinton, Giáo sư Yann LeCun và Giáo sư Yoshua Bengio. Bên cạnh đó, ông Jen-Hsun Huang đã tiên phong trong việc phát triển các nền tảng điện toán tăng tốc, thúc đẩy sự bùng nổ của kỷ nguyên AI (Trí tuệ nhân tạo) hiện đại. Việc Giáo sư Fei-Fei Li tạo ra tập dữ liệu ImageNet cũng đã thúc đẩy sự tiến bộ trong hệ thống nhận diện hình ảnh, giúp huấn luyện các mô hình học sâu ở quy mô lớn.
Từ năm 2012, học sâu đã trở thành công cụ chủ đạo thúc đẩy các bước tiến lớn trong nhiều lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, tự động hóa, dịch vụ tài chính, từ đó định hình sự đổi mới, phát triển trong tương lai.

Bên cạnh Giải thưởng Chính, VinFuture 2024 cũng trao 3 giải Đặc biệt, mỗi giải trị giá 500.000 USD dành cho Nhà khoa học nghiên cứu các lĩnh vực mới, Nhà khoa học nữ và Nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển.
Giải Đặc biệt VinFuture 2024 dành cho Nhà khoa học nghiên cứu các lĩnh vực mới đã được trao cho Giáo sư Zelig Eshhar (Israel), Giáo sư Carl H. June và Giáo sư Michel Sadelain (Mỹ) vì sự phát triển liệu pháp tế bào CAR T để điều trị ung thư và các bệnh khác.
Công trình đột phá của Giáo sư Zelig Eshhar đã cách mạng hóa phương pháp điều trị ung thư bằng cách phát triển liệu pháp tế bào CAR T, từ đó cứu sống rất nhiều bệnh nhân và thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp sản xuất dược phẩm sinh học. Sự đổi mới này mang lại hi vọng cho các ứng dụng mới trong y học và mang lại các phương pháp điều trị với chi phí hợp lý cho người dân trên toàn thế giới.
Giáo sư Carl H. June và Giáo sư Michel Sadelain đã tiếp tục cải tiến liệu pháp tế bào CAR T, giúp điều trị hiệu quả các bệnh ung thư và tự miễn không đáp ứng với các liệu pháp thông thường. Công trình tiên phong của họ đã dẫn đến sự phê duyệt của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho liệu pháp tế bào CAR T đầu tiên vào năm 2017 để điều trị bệnh bạch cầu lympho cấp tính ở trẻ em và thanh thiếu niên. Hiện nay, liệu pháp này đang được xem xét áp dụng trong chăm sóc lâm sàng trên thế giới.
Giải Đặc biệt VinFuture 2024 dành cho Nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển đã vinh danh Tiến sĩ Firdausi Qadri (Bangladesh) vì sự đổi mới cải tiến vắc-xin dạng uống ngừa bệnh tả ở các nước đang phát triển.

Bệnh tả vẫn đang là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng, đặc biệt ở những khu vực có điều kiện vệ sinh kém và thiếu nước sạch. Tiến sĩ Firdausi Qadri đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện quy trình tiêm chủng phòng chống bệnh tả, bệnh truyền nhiễm cấp tính ở đường tiêu hoá do vi khuẩn tả Vibrio cholerae gây ra khi tiêu thụ thực phẩm hoặc nước bị nhiễm khuẩn.
Tại Trung tâm Nghiên cứu Bệnh Tả Quốc tế, Bangladesh (ICDDR,B), Tiến sĩ Firdausi Qadri đã tiến hành các nghiên cứu lâm sàng quy mô lớn sử dụng một chủng vắc-xin sống giảm động lực của Việt Nam. Nghiên cứu đã rút ra kết luận về lợi ích, hiệu quả và độ an toàn của loại vắc-xin chi phí thấp này khi chỉ sử dụng một liều duy nhất. Tiến sĩ đã thúc đẩy việc triển khai các chiến dịch tiêm chủng quy mô lớn tại Bangladesh cũng như các nước có thu nhập thấp khác nhằm ngăn ngừa dịch bùng phát. Việc dự phòng sớm để kiểm soát dịch tả giúp tăng cường an ninh y tế và ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh trên toàn cầu.

Giải Đặc biệt VinFuture 2024 dành cho Nhà khoa học Nữ được trao cho Giáo sư Kristi S. Anseth (Mỹ) vì những tiến bộ trong thiết kế vật liệu polymer và các phương pháp cho ứng dụng y sinh.

Giáo sư Kristi Anseth đã tiên phong phát triển các hệ thống nuôi cấy tế bào dựa trên vật liệu sinh học để giải mã các tín hiệu của chất nền ngoại bào (ECM) trong quá trình điều hòa sự phát triển, duy trì và tái tạo mô. Giáo sư tiến hành nghiên cứu cách các tế bào trao đổi thông tin với ECM, từ đó thiết kế các vật liệu sinh học có khả năng tái tạo mô, điều trị các trạng thái bệnh lý, cũng như sàng lọc thuốc. Bà đã kết hợp sinh học phân tử và tế bào với kỹ thuật và toán học để tạo ra các vật liệu sinh học mới thay thế mô, có khả năng phục hồi, duy trì hoặc cải thiện chức năng của mô.
Chia sẻ về kết quả của Giải thưởng VinFuture 2024, Giáo sư Richard Henry Friend, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng VinFuture cho biết: “Tất cả Chủ nhân Giải thưởng năm nay đều đã tạo nên những tiến bộ làm thay đổi thế giới, mang đến những công cụ mới vô cùng mạnh mẽ. Giải thưởng Chính đã ghi nhận những tiến bộ chưa từng có trong lĩnh vực Trí tuệ Nhân tạo, vinh danh ba “mảnh ghép” mà khi kết hợp lại đã thúc đẩy đáng kể bước tiến trong thuật toán học sâu, xử lý các bộ dữ liệu và bộ xử lý đồ họa (GPU). Ba Giải Đặc biệt năm nay tôn vinh những tiến bộ trong ba lĩnh vực y tế riêng biệt. Những giải thưởng này phản ánh phạm vi sâu rộng của khoa học công nghệ có thể mang lại những giải pháp thiết thực và mạnh mẽ. Tầm nhìn của những Nhà sáng lập Giải thưởng VinFuture đặt ra – tôn vinh tiềm năng tác động của những khám phá và phát kiến khoa học để mang đến lợi ích thiết thực cho cuộc sống nhân loại – đã được minh chứng rõ nét qua các công trình đoạt giải năm nay”.

Với sự thành công của bốn mùa giải liên tiếp, Giải thưởng VinFuture đã ngày càng khẳng định vị thế là một trong những giải thưởng khoa học công nghệ uy tín hàng đầu thế giới. Đặc biệt, ngày càng nhiều Chủ nhân Giải thưởng VinFuture tiếp tục được vinh danh ở các giải thưởng quốc tế uy tín lâu năm trên thế giới đã cho thấy tầm nhìn và tính tiên phong của VinFuture. Quỹ VinFuture tự hào được tiếp tục sứ mệnh phụng sự nhân loại và truyền cảm hứng cho công cuộc đổi mới nền khoa học công nghệ Việt, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và thịnh vượng cho mọi người trên toàn thế giới.


PV
- Cùng chuyên mục
Vì sao VinFast VF 5 trở thành ô tô bán chạy nhất Việt Nam tháng 3?
Sở hữu xe chỉ từ 105 triệu đồng, không tốn tiền xăng, bảo dưỡng rẻ như xe máy nhưng trang bị ngon hơn cả xe xăng phân khúc cao hơn, VinFast VF 5 đang trở thành lựa chọn số 1 của đông đảo người dùng Việt, từ thành thị tới nông thôn.
Công nghệ - 11:20 15/04/2025
Tạo cơ chế để 'kỳ lân' công nghệ Việt phát triển đột phá
Thị trường vốn là “chìa khóa” để doanh nghiệp (DN) công nghệ phát triển đột phá. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay cho thấy có không ít kỳ lân và “startup” tiềm năng của Việt Nam đang phải “xuất ngoại” để tìm nguồn lực phát triển. Trong bối cảnh đó, việc mở khóa thị trường vốn thông qua cải cách thể chế, xây dựng chính sách đặc thù cho DN công nghệ là điều kiện cấp thiết.
Công nghệ - 09:41 08/04/2025
Tourbillon: Bí mật đằng sau những chiếc đồng hồ triệu đô
Những chiếc đồng hồ xa xỉ với cơ chế tourbillon phức tạp không chỉ là công cụ đo thời gian mà còn là biểu tượng của đẳng cấp và nghệ thuật chế tác đỉnh cao. Giá trị của chúng không chỉ nằm ở vật liệu quý hiếm mà còn ở sự tỉ mỉ, tinh xảo trong từng chi tiết.
Công nghệ - 08:08 03/04/2025
THACO AUTO dành nhiều ưu đãi đặc biệt cho phái đẹp trong tháng 3
Nhằm tôn vinh phái đẹp, THACO AUTO triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt trong tháng 3 với nhiều quà tặng dành cho khách hàng mua xe Kia, Mazda, Peugeot, BMW, MINI.
Công nghệ - 15:57 18/03/2025
Cục Đăng kiểm vào cuộc: Toyota Wigo bị triệu hồi do lỗi hệ thống phanh
Theo thông báo từ Cục Đăng kiểm, gần 3.600 chiếc Wigo sản xuất trong khoảng thời gian từ tháng 2/2023 đến tháng 7/2024 có khả năng gặp lỗi khiến hiệu suất phanh không đạt như thiết kế trong một số tình huống nhất định, làm dấy lên lo ngại về an toàn cho người sử dụng.
Công nghệ - 07:25 18/03/2025
Ký kết bảo trợ thương hiệu chống hàng giả trong thời kỳ chuyển đổi số
Trung tâm công nghệ chống hàng giả Việt Nam (ACT) chi nhánh Bắc Ninh vừa phối hợp với Công ty cổ phần Tập đoàn Y học cổ truyền (YHCT.Group) tổ chức Lễ ký kết bảo trợ thương hiệu chống hàng giả trong thời kỳ chuyển đổi số.
Công nghệ - 05:48 30/12/2024
Việt Nam trước cơ hội “hiếm có” để tham gia sâu vào chuỗi giá trị ngành bán dẫn
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, Việt Nam có thể nắm bắt cơ hội “hiếm có” để tham gia sâu vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn. Do đó, cần có sự tham gia, vào cuộc của tất cả các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học, các chuyên gia trong và ngoài nước.
Công nghệ - 20:01 14/12/2024
Tesla vừa công bố một đề xuất mới có thể thay đổi tiêu chuẩn ngành sản xuất ô tô
Theo một bài đăng trên blog của công ty, Tesla đã giới thiệu “Tiêu chuẩn Kết nối Điện áp Thấp” (LVCS) với mục tiêu giảm số lượng đầu nối điện trong các phương tiện xuống chỉ còn sáu loại.
Công nghệ - 22:33 10/11/2024
Sạc pin điện thoại như thế nào để không làm hỏng pin
Pin điện thoại thông minh hiện nay đa phần được làm từ công nghệ lithium-ion, nổi tiếng với hiệu suất vượt trội nhưng cũng khá nhạy cảm với thói quen sử dụng của người dùng. Một trong những câu hỏi phổ biến nhất là: Khi nào nên sạc pin để không làm hỏng pin?.
Công nghệ - 11:53 28/10/2024
Smartphone đầu tiên được dùng chip Snapdragon 7s Gen 3
Mới đây, nguồn tin chính thức đã xác nhận Redmi Note 14 Pro+ là smartphone đầu tiên sử dụng vi xử lý Snapdragon 7s Gen 3 giúp mang tới trải nghiệm mượt mà cho thiết bị.
Công nghệ - 20:14 06/10/2024
- Tin mới
-
Giá thép ngày 21/4: Ghi nhận mức tăng nhẹ do tâm lý tích cực trở lại
-
Vụ sản phẩm sữa giả: Đăng ký 71 sản phẩm tại Hà Nội là thực phẩm dinh dưỡng
-
Nestlé công bố khoản đầu tư gần 1.900 tỷ đồng mở rộng nhà máy Nestlé Trị An
-
Giá kim loại đồng trong ngày 21/4: Giảm do lo ngại về nhu cầu tiêu thụ suy yếu
-
PV Power: Khởi đầu ấn tượng trong quý I, tiếp tục tăng tốc trong quý II với các dự án lớn
-
Giá heo hơi hôm nay 21/4: Thị trường tăng giảm trái chiều
- Đọc nhiều
-
1
Giá thép ngày 21/4: Ghi nhận mức tăng nhẹ do tâm lý tích cực trở lại
-
2
Vụ sản phẩm sữa giả: Đăng ký 71 sản phẩm tại Hà Nội là thực phẩm dinh dưỡng
-
3
Nestlé công bố khoản đầu tư gần 1.900 tỷ đồng mở rộng nhà máy Nestlé Trị An
-
4
Giá kim loại đồng trong ngày 21/4: Giảm do lo ngại về nhu cầu tiêu thụ suy yếu
-
5
PV Power: Khởi đầu ấn tượng trong quý I, tiếp tục tăng tốc trong quý II với các dự án lớn
-
6
Giá heo hơi hôm nay 21/4: Thị trường tăng giảm trái chiều