Hoàn thiện pháp lý truy xuất nguồn gốc để nâng cáo chất lượng hàng hóa

Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư số 02/2024/TT-BKHCN về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm có hiệu lực từ ngày 1/6/2024, sẽ mang lại hiệu quả trong quản lý hàng hóa.

Tại Diễn đàn do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Công ty CP Công nghệ Chống giả Việt Nam tổ chức, đại diện Cục nghiệp vụ quản lý thị trường, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết, thời gian qua, tình hình hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ gia tăng, với phương thức ngày càng tinh vi, phức tạp. Đặc biệt, để tránh bị phát hiện, các đối tượng đã thay đổi cách thức hoạt động bằng sử dụng nền tảng thương mại điện tử để bán trên không gian mạng.Ảnh minh họaẢnh minh họa

Năm 2023 và quý I.2024 lực lượng quản lý thị trường đã thanh tra, kiểm tra 74.719 vụ và phát hiện 55.142 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách nhà nước 539 tỷ đồng. Trong đó, quý I.2024, kiểm tra, xử lý 31 vụ vi phạm về hàng giả; 1.702 vụ vi phạm về không rõ nguồn gốc xuất xứ; 1.058 vụ vi phạm về sở hữu công nghiệp, số tiền xử phạt trên 38 tỷ đồng.

Vấn nạn hàng giả, hàng nhái không chỉ gây thiệt hại về nguồn lực, cơ hội và uy tín của các doanh nghiệp làm ăn chân chính mà ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ của người tiêu dùng, đặc biệt là những sản phẩm liên quan đến sức khỏe. Bà Nguyễn Thị Kim Thoa, Tổng Giám đốc Công ty An Khang Group cho biết, doanh nghiệp vừa mất thời gian nghiên cứu, đưa ra thị trường sản phẩm mới thì chỉ sau một thời gian ngắn đã bị làm giả tràn lan, và sản phẩm được các đơn vị làm giả bán ra thị trường thì đến doanh nghiệp sản xuất cũng không thể cạnh tranh được.

Nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện việc truy xuất nguồn gốc hàng hóa, các cơ quan nhà nước đã nỗ lực xây dựng và hoàn thiện khung khổ pháp lý liên quan. Bộ Khoa học và Công nghệ đã chủ trì, phối hợp các bộ có liên quan xây dựng và công bố 30 tiêu chuẩn quốc gia về truy xuất nguồn gốc.

Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư số 02/2024/TT-BKHCN về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa có hiệu lực từ ngày 1/6/2024 tới đây. Theo đó, các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, dịch vụ thực hiện truy xuất nguồn gốc hàng hóa khi xây dựng dữ liệu phải bảo đảm tối thiểu 10 thông tin cơ bản về tên; hình ảnh sản phẩm; tên đơn vị sản xuất kinh doanh; địa chỉ; thương hiệu, nhãn hiệu, mã ký hiệu, số sê-ri sản phẩm (nếu có);… Thông tin này được in mã gắn trên bao bì sản phẩm và kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia. Người tiêu dùng có thể tra cứu hạn sử dụng, nguồn gốc của sản phẩm.

                                                                                                                  Thiên Anh

Bài liên quan

Cùng chuyên mục