Học Bác để xây dựng phong cách lãnh đạo "gần dân, sát dân"

14:12 19/05/2025

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: "Trong bầu trời không gì quý bằng Nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của Nhân dân". Thấm nhuần tư tưởng ấy, cán bộ, đảng viên đã và đang học và làm theo gương Bác về phong cách gần dân, sát dân, đem lại lợi ích thiết thực cho dân.

Ngay từ những năm đầu hoạt động cách mạng, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đặt lên hàng đầu yêu cầu về tư cách một người cách mệnh. Trong tác phẩm "Đường Kách mệnh" (năm 1927) Người nêu 23 yêu cầu về tư cách một người cách mệnh. Theo đó, đối với công việc, có 4 tiêu chuẩn: Xem xét hoàn cảnh kỹ càng; quyết đoán; dũng cảm; phục tùng đoàn thể, nhân dân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã chỉ ra mục tiêu của cách mạng là bắt đầu từ nhân dân, vì nhân dân, do nhân dân và trở về với nhân dân. Người khẳng định, nhân dân vừa là mục tiêu, vừa là trung tâm, vừa là nhân tố quyết định sự phát triển: "có lực lượng dân chúng thì việc to tát mấy, khó khăn đến đâu cũng giải quyết được".

Bác Hồ luôn chủ động tiếp xúc, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, từ đó đi vào lòng dân bằng trái tim nhân hậu. Ảnh: TTXVN
Bác Hồ luôn chủ động tiếp xúc, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, từ đó đi vào lòng dân bằng trái tim nhân hậu. Ảnh TTXVN.

Tiến sỹ Lê Trung Kiên, Viện Hồ Chí Minh và các Lãnh tụ của Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phân tích, bản thân lãnh tụ Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực về thực hành dân chủ, gần dân, tinh tế trong hành xử; dân chủ trong đời sống, luôn hướng về người dân, lo nỗi lo của dân, kịp thời giải quyết những lợi ích chính đáng và những góp ý của dân; chia sẻ với dân để phục vụ dân tốt hơn.

Trong những năm tháng đầu tiên của chính quyền cách mạng, phần lớn cán bộ đều tận tụy, khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, đã có một số cán bộ "ngông nghênh, cậy thế, cậy quyền". Bởi vậy, trên báo Cứu quốc, ngày 12/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài "Sao cho được lòng dân?". Người chỉ rõ thực trạng có "tiếng phàn nàn oán thán nhiều hơn tiếng người khen".

Sau khi nêu một số biểu hiện xấu của cán bộ cách mạng bị dân ghét, Bác Hồ nêu rõ: "Muốn cho dân yêu, muốn được lòng dân, việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh, phải có một tinh thần chí công vô tư".

Bài học "sao cho được lòng dân" của Bác Hồ chính là bài học từ xa xưa của ông cha ta, là làm sao cố kết được lòng dân xung quanh Đảng, Nhà nước, để thúc đẩy công cuộc đổi mới, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.

Tiến sỹ Lê Trung Kiên, Viện Hồ Chí Minh và các Lãnh tụ của Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Tiến sỹ Lê Trung Kiên, Viện Hồ Chí Minh và các Lãnh tụ của Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

PGS.TS Bùi Đình Phong, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, lòng dân là bức tường thành vững chắc nhất để bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ sự nghiệp đổi mới. Do đó, muốn thực hiện đổi mới thành công thì trước hết phải củng cố vững chắc lòng tin của nhân dân với Đảng, đó là quan trọng nhất, là số một. Đồng thời củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc; chăm lo lợi ích chính đáng của nhân dân.

"Nếu làm được những điều đó chúng ta sẽ có được lòng tin của nhân dân, có lòng tin của dân là có tất cả", PGS Bùi Đình Phong cho biết.

"Gần dân, sát dân, đem lại lợi ích thiết thực cho dân"... Nhiều năm làm công tác Mặt trận, ông Phạm Thế Duyệt, nguyên Ủy viên Thường vụ - Thường trực Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam luôn có mặt kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc của người dân, đặc biệt là xử lý "điểm nóng" tại Thái Bình gần 30 năm trước.

Trong thời gian đó, ông Phạm Thế Duyệt đã về Thái Bình trên 50 lần, vào "tâm điểm nóng" để trực tiếp nói chuyện, ghi nhận tâm tư nguyện vọng của người dân. Theo ông Phạm Thế Duyệt, mọi mâu thuẫn đều có thể hóa giải nếu gần dân, hiểu dân, tìm hiểu nguyên nhân và giải quyết đúng đắn, kịp thời.

Ông Phạm Thế Duyệt, nguyên Ủy viên Thường vụ - Thường trực Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ảnh VOV.vn
Ông Phạm Thế Duyệt, nguyên Ủy viên Thường vụ - Thường trực Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ảnh VOV.vn

"Những nơi khó khăn, cần phải xuất hiện nhất định phải xuất hiện, có xuất hiện mới hiểu được dân. Với địch còn phải xuất hiện để chỉ đạo để đánh, huống chi đây là dân. Dân có sai thì cũng là dân của mình, phải gần họ mới biết người ta sai cái gì. Họ nghĩ sai cái gì thì mình mới uốn nắn được. Họ nói đúng thì mình phải nghe, tiếp thu, né tránh làm sao được. Lãnh đạo chung chung, xa rời dân thì không được", ông Phạm Thế Duyệt nói

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ngày càng xuất hiện nhiều cách làm hay, kinh nghiệm quý; xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến tiêu biểu trên các lĩnh vực, nhiều người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, cán bộ, đảng viên gương mẫu, đi đầu trong học tập và làm theo Bác, tác phong công tác gần dân, sát dân, đem lại lợi ích thiết thực cho dân, "nói đi đôi với làm", "nói ít, làm nhiều",... được nhân dân đồng tình ủng hộ.

Mặc dù vậy, vẫn còn một số vụ việc xảy ra gần đây, người dân phản ứng với chính quyền, có nguyên nhân từ việc cán bộ lãnh đạo chưa thực sự sát dân, chưa lắng nghe dân, chưa giải quyết mọi việc trên tinh thần dân chủ, vì nhân dân. Đó là một biểu hiện cho thấy cán bộ chưa thấm nhuần tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh.

Bởi vậy, thước đo quan trọng nhất của người cán bộ chính là "thực tiễn công việc". Đặc biệt với chính quyền địa phương 2 cấp, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn lớn hơn, khó khăn hơn và yêu cầu công việc cao hơn để có thể đáp ứng công việc, đáp ứng mong mỏi của nhân dân.

Ảnh Tư liệu.
Ảnh Tư liệu.

Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội Quàng Văn Hương cho rằng, quan trọng nhất là bằng thực tiễn, qua thực tiễn nhân dân đánh giá cán bộ là người tốt, tập thể đánh giá là người có triển vọng.... qua đó sẽ chọn được cán bộ tốt.

Còn theo Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (đoàn TP. Hà Nội), công việc tăng lên, trách nhiệm của mỗi vị trí phải nặng nề hơn thì phải lựa chọn được cán bộ có trình độ cao, năng lực tốt. Bộ máy Nhà nước phải đáp ứng nhu cầu của người dân. Bởi vì mọi mục tiêu, hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước đều hướng đến Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là bối cảnh mới Đảng, Nhà nước đang đặt ra mục tiêu đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, cần lấy tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh để đổi mới tác phong làm việc, thực sự dân chủ, khoa học, coi trọng trao đổi, đối thoại, nói đi đôi với làm.

Đặc biệt tới đây, khi mô hình chính quyền địa phương 2 cấp được vận hành thì chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn lớn hơn, khó khăn nhiều hơn và yêu cầu công việc cao hơn. Để có thể đáp ứng công việc, đòi hỏi người cán bộ cơ sở phải thực sự "gần dân, sát dân, đem lại lợi ích thiết thực cho dân".

Theo VOV.vn

  • Cùng chuyên mục

Đối thoại Việt - Hoa Kỳ về hải quan: Cùng chặn 'làn sóng gian lận thương mại xuyên quốc gia

Trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư SelectUSA tại Hoa Kỳ, Hải quan Việt Nam và Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ đã có cuộc đối thoại cởi mở, thực chất, bàn sâu vào những vấn đề "nóng" như chuyển tải bất hợp pháp và gian lận xuất xứ.

Tin tức - 15:52 19/05/2025

Thị trường hàng hóa thế giới diễn biến giằng co sau đàm phán Mỹ - Trung

Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết sau cuộc đàm phán Mỹ - Trung tại Thụy Sỹ, thị trường hàng hóa thế giới diễn biến giằng co. Giá nhiều mặt hàng đồng loạt tăng mạnh nhưng sau đó lại lao dốc vào cuối tuần theo tâm lý thị trường. Đóng cửa, lực mua chiếm ưu thế đã kéo chỉ số MXV-Index tăng nhẹ 0,1% lên mức 2.196 điểm.

Tin tức - 10:40 19/05/2025

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình nghệ thuật đặc biệt 'Người là Hồ Chí Minh'

Tối 18/5, chương trình nghệ thuật đặc biệt “Người là Hồ Chí Minh” diễn ra tại Quảng trường Ba Đình (quận Ba Đình, thành phố Hà Nội).

Tin tức - 05:52 19/05/2025

Tổng Bí thư Tô Lâm: Bộ tứ nghị quyết chiến lược để đất nước cất cánh

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh các Nghị quyết số 57, 59, 66 và 68 là “Bộ tứ trụ cột” để giúp đất nước cất cánh trong thời gian tới.

Tin tức - 12:55 18/05/2025

Thủ tướng: Thương trường là chiến trường, cần tạo động lực, truyền cảm hứng cho doanh nhân và phát động toàn dân thi đua làm giàu

Trình bày chuyên đề tại Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng "thương trường là chiến trường", cần tạo động lực, truyền cảm hứng cho các thương nhân - chiến sĩ trên mặt trận kinh tế và phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu trên phạm vi cả nước, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tin tức - 11:00 18/05/2025

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị quán triệt Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68

Ngày 18/5, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66 và Nghị quyết số 68 của Bộ Chính trị.

Tin tức - 10:18 18/05/2025

Thủ tướng: Tìm những điểm đột phá để xây dựng 2 nghị quyết của Bộ Chính trị về giáo dục đào tạo và chăm sóc sức khỏe nhân dân

Thủ tướng nhấn mạnh phải có giải pháp tăng cường hợp tác công tư cho cả 2 lĩnh vực giáo dục, đào tạo và y tế.

Tin tức - 05:45 18/05/2025

Thủ tướng chỉ đạo tổng rà soát tài khoản ngân hàng, sim điện thoại

Sáng 17/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06, chủ trì Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo. Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan, doanh nghiệp liên quan triển khai chiến dịch tổng rà soát tài khoản ngân hàng, sim điện thoại để tăng cường quản lý nhà nước, phòng ngừa tội phạm lừa đảo trực tuyến.

Tin tức - 17:09 17/05/2025

Thủ tướng: Tạo xung lực mới về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Kết luận Phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 (Ban Chỉ đạo) trực tuyến với các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vào sáng 17/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu thời gian tới phải đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược số gồm: thể chế số, hạ tầng số và nhân lực số.

Tin tức - 16:27 17/05/2025

Thủ tướng Thái Lan kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam

Tối 16/5, Thủ tướng Vương quốc Thái Lan Paetongtarn Shinawatra rời Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam, đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ tư Nội các chung Việt Nam - Thái Lan từ ngày 15-16/5 theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Tin tức - 06:26 17/05/2025