Kinh tế ban đêm - giải pháp phục hồi hậu Covid-19

12:11 11/08/2020

Kinh tế ban đêm hướng tới khách du lịch, giới trẻ - nhóm khách hàng có khả năng chi tiêu cao. Song đây cũng là giải pháp tạo cơ hội mới cho tăng trưởng, đa dạng hóa các loại hình kinh tế cho phục hồi hậu Covid-19.

“Mỏ vàng” chưa được khai thác

Kinh tế ban đêm được hiểu là các hoạt động dịch vụ từ 17h00 hôm trước đến 06h00 sáng hôm sau, bao gồm: mua sắm tại các chợ đêm, cửa hàng tiện lợi 24/24, ẩm thực, các chương trình giải trí, lễ hội, sự kiện, các điểm du lịch... Mục tiêu chính của kinh tế ban đêm là kích thích tiêu dùng nội địa và kích cầu du lịch.

Trên thế giới, kinh tế ban đêm chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong nền kinh tế, tạo ra khoảng 80 tỷ USD doanh thu hàng năm. Tại Anh, theo nghiên cứu của Ernst & Young, ngành công nghiệp về đêm đóng góp khoảng 6% GDP, xấp xỉ 66 tỷ bảng, tạo ra hơn 1,25 triệu việc làm. Riêng thành phố London chiếm khoảng 40% về quy mô, tức khoảng 26,4 tỷ bảng và tạo việc làm trực tiếp cho 0,72 triệu lao động.

Biểu diễn nghệ thuật ở phố đi bộ bên hồ Hoàn Kiếm vào ban đêm.Biểu diễn nghệ thuật ở phố đi bộ bên hồ Hoàn Kiếm vào ban đêm. (Ảnh: Duy Linh)

 

Ở Việt Nam, kinh tế ban đêm là một “mỏ vàng” chưa được khai thác dù hội tụ đủ điều kiện để phát triển như nền văn hóa nghệ thuật và ẩm thực đặc sắc, dân số trẻ, nhiều đô thị đang hội nhập sâu rộng…

 

CNN Travel từng có video giới thiệu du lịch đêm Hà Nội rất hấp dẫn. Phần mở đầu, video này giới thiệu về “phố quốc tế” Tạ Hiện: “Khi mặt trời lặn ở Hà Nội, cũng là lúc Tạ Hiện lên đèn. Nếu bạn muốn thực sự hòa mình vào nhịp sống của thành phố này, đặc biệt là văn hóa của người dân, hãy đi bộ vào các con phố nhỏ, ngồi ghế đẩu và gọi một cốc bia".

 

Tuy nhiên, Tạ Hiện chỉ là một trong bảy trải nghiệm về đêm, được CNN tư vấn cho khách du lịch khi đến Hà Nội. "Sau một vòng dạo bộ Hồ Gươm, bạn có thể đi từ phía nam tới phía tây của hồ để đến Nhà hát lớn Hà Nội" - lời giới thiệu về trải nghiệm "di dạo qua những di sản". Tiếp sau đó, khách du lịch có thể hòa mình vào văn hóa bản địa, khám phá ẩm thực về đêm, xem một show nghệ thuật, "nhấm nháp" vị đêm trên những con phố cổ...

 

Hoạt động kinh tế ban đêm Việt Nam hiện nay tập trung chủ yếu ở các đô thị lớn: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… song khá manh mún: khu phố đi bộ, khu mua sắm, khu ẩm thực nhỏ lẻ, cửa hàng tiện lợi, chợ đêm, quán cà phê, bar, rạp chiếu phim, vũ trường, nghệ thuật đường phố.  

 

Gọi là ban đêm nhưng chỉ có các loại hình karaoke, vũ trường, quán bar là mở xuyên đêm (dù rằng số đơn vị đăng ký mở cửa qua đêm rất ít), còn các loại hình khác chủ yếu hoạt động đến 24h00 là đóng cửa.

 

Có 2 vấn đề mà kinh tế ban đêm ở Việt Nam chưa phát triển mạnh được. Thứ nhất là các đơn vị tham gia chưa có nhiều hoạt động, sự kiện thu hút được khách hàng, dẫn tới sự nhàm chán. Thứ hai, việc kiểm soát hoạt động kinh tế ban đêm cũng là thách thức đối với các địa phương, đặc biệt là vấn đề an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, kiểm soát chất lượng và giá cả hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm…

 

Tạo trợ lực hỗ trợ phục hồi kinh tế

 

Hiện tại dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành, hoạt động kinh tế nói chung đang lâm vào cảnh khó khăn. Tuy nhiên, đây lại là cơ hội để Việt Nam chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc phát triển kinh tế ban đêm khi đại dịch đi qua.

 

Nền tảng để phát triển mô hình này là Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 27/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam.

 

Đề án đưa ra yêu cầu ưu tiên hướng tới tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm và đồng thời gắn kết cộng đồng, giao lưu xã hội cho người dân Việt nam, giữa người dân Việt Nam và người nước ngoài, đặc biệt là khách du lịch; khuyến khích phát triển nhiều ngành nghề/hoạt động mới, đặc biệt là ngành công nghiệp sáng tạo, du lịch, bán lẻ, ẩm thực, đồ uống; khuyến khích sự tham gia hiệu quả của doanh nghiệp vào tham vấn và thực thi chính sách phát triển kinh tế ban đêm; tạo động lực thúc đẩy phát triển dịch vụ công cộng và tối ưu hóa việc sử dụng các dịch vụ công, đặc biệt là giảm hiện tượng sử dụng quá tải cơ sở hạ tầng vào ban ngày; nhận diện và xử lý hiệu quả các rủi ro, hệ lụy tiêu cực từ hoạt động kinh tế ban đêm.

 

Theo các chuyên gia, kinh tế ban đêm có tương tác không nhỏ với các mô hình kinh tế khác như kinh tế chia sẻ, kinh tế số… Chẳng hạn, hoạt động giao đồ ăn qua mô hình kinh tế chia sẻ đã rất phổ biến trong khung thời gian của kinh tế ban đêm. Khai thác những tương tác này có thể bù đắp động lực cho tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh đại dịch.

 

Việt Nam đã và đang thực hiện là tìm kiếm thêm các động lực tăng trưởng, đặc biệt thông qua các mô hình kinh tế mới. Việc ban hành Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam cho thấy Chính phủ coi mô hình này là một động lực mới cho phục hồi nền kinh tế hậu Covid-19.

 

NGUYỄN TRANG

 

  • Cùng chuyên mục

Thủ tướng: Buôn lậu, hàng giả là vấn đề lớn, phải ngăn chặn, đẩy lùi và chấm dứt

Sáng 14/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì làm việc với các bộ, ngành, cơ quan Trung ương để đánh giá về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả những tháng đầu năm 2025 và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới.

Tin tức - 14:22 14/05/2025

Tăng giá trị vải thiều bằng ứng dụng công nghệ

Đưa vải thiều tươi ngon đến tay người tiêu dùng nhiều tháng trong năm hơn hiện nay là một cách làm giúp gia tăng giá trị quả vải và có thể bao tiêu được sản lượng lớn hơn nữa. Đây là cách thức kích thích sản xuất bền vững, tạo động lực phát triển thương hiệu vải thiều Việt Nam lớn mạnh hơn.

Tin tức - 09:13 14/05/2025

Thủ tướng chỉ đạo triển khai các biện pháp quản lý hiệu quả thị trường vàng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 64/CĐ-TTg ngày 13/5/2025 về triển khai các biện pháp quản lý hiệu quả thị trường vàng. 0

Tin tức - 06:13 14/05/2025

Công điện của Thủ tướng chỉ đạo triển khai các biện pháp quản lý hiệu quả thị trường vàng

Công điện gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Bộ trưởng các Bộ: Công an, Công Thương, Tài chính, Tư pháp, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tổng Thanh tra Chính phủ...

Tin tức - 06:11 14/05/2025

Thêm một thương hiệu sữa Việt vươn ra toàn cầu

Vừa qua, Nutifood đã chính thức ký kết hợp tác chiến lược với ViPlus Dairy (thương hiệu sữa hơn 130 năm tuổi từ Gippsland, Australia) để thành lập liên doanh quốc tế ViPlus Nutritional Australia, đánh dấu bước ngoặt toàn cầu hóa của doanh nghiệp.

Tin tức - 09:44 13/05/2025

Thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Belarus

Ngày 12/5/2025, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước đến Cộng hoà Belarus, tại Thủ đô Minsk, ngay sau lễ đón trọng thể tại Cung Độc lập, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Belarus A. Lukashenko.

Tin tức - 21:01 12/05/2025

Tăng cường liên kết chuỗi và chế biến nâng cao giá trị quả vải

Sản lượng vụ vải năm nay dự kiến tăng đến 30%, trong khi đó thời gian thu hoạch và tiêu thụ rất ngắn. Báo điện tử Chính phủ đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy về tình hình sản xuất và định hướng thu hoạch, tiêu thụ vài thiều sắp tới.

Tin tức - 15:31 12/05/2025

Fed cảnh báo, thuế quan có thể gây ra lạm phát cao hơn và tăng trưởng chậm hơn

Các nhà hoạch định chính sách Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cảnh báo, thuế quan của Tổng thống Donald Trump dự kiến ​​sẽ dẫn đến lạm phát cao hơn, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao và tăng trưởng kinh tế chậm lại.

Tin tức - 07:00 12/05/2025

Thời tiết ngày 12/5: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nắng, đêm có mưa

Theo trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 12/5 và những ngày tới, tại khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ duy trì trạng thái đêm có mưa, ngày nắng. Khu vực Nam Bộ có mưa to, mưa dông tập trung vào chiều tối, trong mưa có dông sét nguy hiểm.

Tin tức - 06:36 12/05/2025

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Tối 9/5 (theo giờ địa phương), dưới sự chứng kiến của Tổng Bí thư Tô Lâm, Hãng Hàng không Quốc gia (Vietnam Airlines) đã tổ chức Lễ công bố đường bay thẳng giữa Hà Nội và Moscow.

Tin tức - 06:40 10/05/2025