“Mê hồn trận” mỹ phẩm không nguồn gốc, người tiêu dùng “bấn loạn”
Chạy theo lợi nhuận, coi thường sức khỏe người tiêu dùng, không ít doanh nghiệp, hộ kinh doanh mỹ phẩm vẫn bất chấp để nhập lậu, bán hàng trôi...
Với xã hội phát triển như hiện nay, mỹ phẩm là thứ khó có thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chị em phụ nữ và ngay cả với nam giới. Số lượng tiêu thụ lớn, lợi nhuận cao đã khiến mỹ phẩm trở thành mục tiêu làm nhái, làm giả của các đối tượng phi pháp.
Chỉ trong một thời gian ngắn gần đây, các lực lượng chức năng đã liên tiếp phát hiện và xử lý nhiều trường hợp làm giả làm nhái mỹ phẩm cao cấp.
Liên tiếp bắt giữ mỹ phẩm giả, không rõ xuất xứ
Ngày 16/6, Đội Quản lý thị trường số 11 phối hợp với Đội Cảnh sát kinh tế (Công an huyện Thanh Oai, Hà Nội) tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất kinh doanh mỹ phẩm do ông Nguyễn Hữu Duy làm chủ tại thôn Tảo Dương, xã Hồng Dương, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội.
Chỉ trong một thời gian ngắn gần đây, các lực lượng chức năng đã liên tiếp phát hiện và xử lý nhiều trường hợp làm giả làm nhái mỹ phẩm cao cấp
Kết quả kiểm tra tại cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm, lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ 6.600 chai sữa tắm giả thương hiệu nổi tiếng của Pháp; gần 1.000 hộp sữa tắm xông trắng; 6.000 lọ Serum làm sáng da Vitamin C Balance; gần 1.400 chai sữa tắm hương hoa cỏ Innisfree; 2.300kg dầu gội không nhãn mác; 2.400 chai bao bì Coco Chanel; 1.100 vỏ hộp giấy 350ml Coco Chanel; 3 chiếc máy dùng để sản xuất mỹ phẩm.
Số mỹ phẩm trên đa phần không rõ nguồn gốc, không có nhãn mác hoặc có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam.
Ngày 22/6, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) đã thực hiện cuộc "tổng tấn công" quy mô lớn vào các kho hàng tại Hà Nội, Hưng Yên, thu giữ hàng chục tấn sản phẩm không có giấy tờ hợp pháp.
Qua kiểm đếm, lực lượng chức năng đã thu giữ gần 3.200 sản phẩm là mỹ phẩm, thực phẩm do nước ngoài sản xuất không có hóa đơn chứng từ.
Theo quy định của pháp luật, hàng hóa nhập khẩu trước khi đưa ra thị trường phải có tem nhãn phụ. Những mặt hàng trên không có nhãn mác phụ, không có hóa đơn chứng minh được nguồn gốc xuất xứ và hầu hết được bán qua livestream, Facebook với hàng chục nghìn người theo dõi.
Hậu quả sử dung mỹ phẩm giả, mỹ phẩm kém chất lượng
Thực tế trên một lần nữa tiếp tục dấy lên những lo ngại về hậu quả khi sử dụng những loại "mỹ phẩm" mà không ai biết thành phần gồm những gì và tác dụng ra sao. Rõ ràng vấn nạn hàng giả, hàng nhái vốn đã nhiều lại càng trở nên nhức nhối.
Trước thực trạng này, người tiêu dùng như rơi vào "mê hồn trận" khi ngoài thị trường hàng giả, hàng thật lẫn lộn. Chạy theo lợi nhuận, coi thường sức khỏe người tiêu dùng, không ít doanh nghiệp, hộ kinh doanh mỹ phẩm vẫn bất chấp để nhập lậu, bán hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc.
Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh, hình thức mua sắm những mặt hàng này trên mạng càng trở nên dễ dàng hơn và khi đã mua online càng khó đoán được chất lượng.
Son chỉ có giá từ 20.000 - 150.000 đồng; serum dưỡng da của hãng mỹ phẩm nổi tiếng cũng chỉ dưới 300.000 đồng… - những mỹ phẩm giá rẻ này không rõ nguồn gốc được bán tràn lan trên các trang mạng xã hội. Dễ mua, giá rẻ, có lẽ tiêu chí lựa chọn của không ít người tiêu dùng.
Những mỹ phẩm giá rẻ này không rõ nguồn gốc được bán tràn lan trên các trang mạng xã hội
Mặc dù biết rõ rằng sử dụng các mỹ phẩm không rõ xuất xứ, nguồn gốc có thể gây ra những hậu họa khôn lường cho sức khỏe, tuy nhiên, với tâm lý ham rẻ, nhiều người tiêu dùng vẫn bất chấp các nguy cơ, vẫn tìm mua các mỹ phẩm trôi nổi trên thị trường. Chính tâm lý này cũng là một trong những hành vi tiếp tay cho vấn nạn mỹ phẩm giả tràn lan.
Tại một phòng khám chuyên khoa da liễu, bác sĩ cho biết, trung bình 1 ngày có khoảng 3 - 5 người bệnh gặp các vấn đề về da khi sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm trôi nổi. Phần lớn những trường hợp da bị kích ứng như mề đay, tăng sắc tố, viêm da tiếp xúc hay teo da giãn mạch.
Tiền mất tật mang, người tiếc tiền vì mua phải hàng giả, người thì lãnh hậu quả nghiêm trọng khi ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và nhan sắc. Việc điều trị, khắc phục dị ứng do mỹ phẩm giả thường mất thời gian dài và tốn kém tiền bạc, chưa kể, nếu không may bị nặng sẽ để lại hậu quả trên da.
Hiện nay, việc sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc rất phổ biến do được phân phối rộng rãi. Do vậy, bên cạnh sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, người tiêu dùng cần thận trọng khi sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Đồng thời, người tiêu dùng cần thông báo đến các cơ quan chức năng nếu phát hiện nghi vấn mỹ phẩm giả, kém chất lượng; tránh tâm lý ham rẻ rồi lại "tiền mất tật mang", vô tình tiếp tay cho các chủ cửa hàng kinh doanh kiếm lợi bất chính.
Để ngăn chặn tình trạng kinh doanh, sản xuất mỹ phẩm giả, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 98. Trong đó, sản xuất và buôn bán mỹ phẩm giả có thể bị xử phạt từ 100 - 140 triệu đồng.
Mức phạt trên tăng gấp 2 lần so với mức phạt trước đây. Tuy nhiên, đây có lẽ vẫn chưa phải là chế tài đủ mạnh để ngăn chặn triệt để vấn nạn mỹ phẩm giả bởi lợi nhuận "khủng" từ việc kinh doanh, sản xuất mỹ phẩm giả, không rõ nguồn gốc còn cao gấp chục lần so với việc phạt hành chính.
Theo VTV
- Cùng chuyên mục
Những lưu ý người dân cần biết để tránh mua thuốc giả
Sau khi công an tỉnh Thanh Hóa thông tin triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với quy mô lớn, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế đưa ra một số lưu ý, kinh nghiệm để người dân không mua phải thuốc giả.
Bảo vệ người tiêu dùng - 09:30 22/04/2025
Cục QLTT tỉnh Ninh Bình tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tại các chợ dân sinh, siêu thị
Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình tăng cường công tác kiểm tra, giám sát giá cả hàng hoá tại các chợ dân sinh, các cửa hàng, siêu thị… trên địa bàn tỉnh, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, không để tình trạng găm hàng, đẩy giá, đảm bảo ổn định giá các mặt hàng đặc biệt là lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ nhân dân.
Bảo vệ người tiêu dùng - 13:47 13/09/2024
Đề xuất ứng dụng công nghệ trong quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
Bộ Khoa học và Công nghệ đang lấy ý kiến sủa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Trong đó, đề xuất bổ sung quy định về ứng dụng công nghệ trong quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.
Bảo vệ người tiêu dùng - 10:14 12/09/2024
Thu hồi thuốc Viên nang chứa vi hạt Zovitit (Acyclovir 200mg) do vi phạm mức độ 2
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ra thông báo thu hồi thuốc vi phạm mức độ 2 (Viên nang chứa vi hạt Zovitit (Acyclovir 200mg), Số GĐKLH: VN-15819-12, Số lô: 0017, NSX: 03/05/23, HD: 02/05/26 do Công ty S.C. Slavia Pharma S.R.L (Romania) sản xuất.
Bảo vệ người tiêu dùng - 14:49 09/09/2024
Vĩnh Phúc phát hiện cơ sở sản xuất bánh trung thu không đảm bảo an toàn thực phẩm
Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Vĩnh Phúc vừa kiểm tra phát hiện cơ sở sản xuất bánh trung thu không đảm bảo vệ sinh an toàn thựuc phẩm.
Bảo vệ người tiêu dùng - 11:18 07/09/2024
Tăng cường kiểm soát thị trường dịp Tết Trung thu và kiểm tra chất lượng hàng hoá đến hết năm 2024
Tổng Cục Quản lý thị trường (QLTT) vừa có văn bản số 2257/TCQLTT-CNV gửi Cục QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường trong dịp Tết Trung thu năm 2024 và kiểm tra chất lượng hàng hoá đến hết năm 2024.
Bảo vệ người tiêu dùng - 13:55 19/08/2024
Nghi vấn sản phẩm Thuốc nam gia truyền độc quyền của Công ty Nam Dược LTD lưu hành khi chưa được cấp phép?
Mặc dù chưa được cấp phép lưu hành, thế nhưng, sản phẩm thuốc nam gia truyền đặc trị bệnh dạ dày đại tràng L.T.D vẫn được tung ra thị trường rao bán một cách rầm rộ, quảng cáo công dụng như thuốc chữa bệnh.
Bảo vệ người tiêu dùng - 16:51 08/08/2024
Long An: Tạm giữ gần 250 vỏ chai LPG nghi chiếm dụng trái phép
Mới đây, trên địa bàn phường 5, thành phố Tân An, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3, Cục QLTT Long An kiểm tra, phát hiện tạm giữ 249 vỏ chai LPG gồm nhiều nhãn hiệu nghi bị chiếm dụng trái phép.
Bảo vệ người tiêu dùng - 13:18 29/07/2024
Cục An toàn thực phẩm đề nghị dừng lưu thông các sản phẩm rượu nghi ngờ gây ngộ độc
Cục An toàn thực phẩm đã có công văn số 1772/ATTP-NĐTT ngày 24/7/2024 gửi Sở Y tế thành phố Hà Nội và Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên dừng lưu thông ngay các sản phẩm rượu nghi ngờ gây ngộ độc và tiến hành truy xuất tận cùng nguồn gốc sản phẩm rượu nghi ngờ gây ngộ độc.
Bảo vệ người tiêu dùng - 15:41 25/07/2024
Gia Lai: Xử phạt 40,5 triệu đồng đối với các cơ sở kinh doanh dược trên địa bàn huyện Chư Pưh
Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Gia Lai vừa xử phạt 40,5 triệu đồng đối với các cơ sở kinh doanh dược trên địa bàn huyện Chư Pưh do vi phạm các quy định của pháp luật.
Bảo vệ người tiêu dùng - 14:27 24/07/2024
- Tin mới
-
Asia Vibe - Phố hội sôi động mùa hè, tâm điểm an cư, đầu tư tại thành phố biên mậu
-
Tổng Bí thư: Binh chủng Tăng thiết giáp phải thật sự xứng đáng là lực lượng đột kích mạnh
-
Chứng khoán khối ngoại 22/4: Mua ròng gần 600 tỷ đồng trong phiên biến động mạnh
-
Chứng khoán phiên chiều 22/4: Thị trường hồi phục về cuối phiên nhờ lực mua bắt đáy tăng mạnh
-
Siết chặt quản lý dược: Bộ Y tế tăng cường thanh tra, mở đường dây nóng thông tin thuốc giả
-
Công ty Yến sào Khánh Hòa cam kết đồng hành cùng các cơ quan, doanh nghiệp, người tiêu dùng, gìn giữ chất lượng, bảo vệ thương hiệu, xây dựng niềm tin
- Đọc nhiều
-
1
Asia Vibe - Phố hội sôi động mùa hè, tâm điểm an cư, đầu tư tại thành phố biên mậu
-
2
Tổng Bí thư: Binh chủng Tăng thiết giáp phải thật sự xứng đáng là lực lượng đột kích mạnh
-
3
Chứng khoán khối ngoại 22/4: Mua ròng gần 600 tỷ đồng trong phiên biến động mạnh
-
4
Chứng khoán phiên chiều 22/4: Thị trường hồi phục về cuối phiên nhờ lực mua bắt đáy tăng mạnh
-
5
Siết chặt quản lý dược: Bộ Y tế tăng cường thanh tra, mở đường dây nóng thông tin thuốc giả
-
6
Công ty Yến sào Khánh Hòa cam kết đồng hành cùng các cơ quan, doanh nghiệp, người tiêu dùng, gìn giữ chất lượng, bảo vệ thương hiệu, xây dựng niềm tin