Quảng cáo mỹ phẩm không được gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc

06:41 17/07/2025

Tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và hướng dẫn thi hành Luật Quảng cáo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề xuất các yêu cầu đối với nội dung quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt.

Quảng cáo mỹ phẩm không được gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc
Quảng cáo mỹ phẩm không được gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc

Tại Chương II, dự thảo Nghị định đã bổ sung, hoàn thiện quy định về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt. Đồng thời, bổ sung quy định cụ thể về nội dung quảng cáo bắt buộc, nội dung khuyến cáo, nội dung cảnh báo, hành vi bị cấm trong quảng cáo đối với từng nhóm sản phẩm. 

Danh mục sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt

Dự thảo Nghị định liệt kê cụ thể 11 nhóm sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và môi trường, bao gồm: 1- Mỹ phẩm; 2- Thực phẩm, thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt; 3- Sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ không thuộc quy định tại khoản 4 Điều 7 của Luật Quảng cáo; 4- Hóa chất chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế; 5- Thiết bị y tế; 6- Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; 7- Thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, giống thủy sản, giống vật nuôi và sản phẩm giống vật nuôi; 8- Phân bón; 9- Giống cây trồng; 10- Thuốc; 11- Đồ uống có cồn, bao gồm rượu, bia và các sản phẩm đồ uống có chứa cồn thực phẩm khác.

Đồng thời, bổ sung mở rộng khả năng bổ sung các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khác theo quy định của Chính phủ trong từng thời kỳ.

Không sử dụng hình ảnh, tên của các đơn vị, cá nhân y tế để quảng cáo

Dự thảo nêu rõ các yêu cầu đối với nội dung quảng cáo mỹ phẩm:

Nội dung quảng cáo mỹ phẩm phải có các thông tin bắt buộc sau: tên mỹ phẩm; tính năng, công dụng của mỹ phẩm; tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường; các cảnh báo theo quy định của các hiệp định quốc tế. Trường hợp tên mỹ phẩm đã bao gồm các thông tin về tính năng, công dụng thì không phải thể hiện nội dung này trong sản phẩm quảng cáo.

Quảng cáo mỹ phẩm không được gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc. Quảng cáo mỹ phẩm trên báo nói, báo hình phải đọc rõ ràng nội dung tên mỹ phẩm; tính năng, công dụng của mỹ phẩm; các cảnh báo theo quy định của các hiệp định quốc tế.

Khi quảng cáo mỹ phẩm không sử dụng hình ảnh, trang phục, tên, thư tín, bài viết của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế khác.

Trước đó, Nghị định 181/2013/NĐ-CP cũng quy định không được quảng cáo mỹ phẩm gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc nhưng chưa có quy định chi tiết về việc không sử dụng hình ảnh, tên của các đơn vị, cá nhân y tế. 

Yêu cầu đối với nội dung quảng cáo thực phẩm

Dự thảo Nghị định yêu cầu đối với thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm bổ sung, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, phải có cụm từ nhận diện rõ ràng và quy định khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” phải được thể hiện rõ ràng, trừ trường hợp quảng cáo âm thanh dưới 15 giây nhưng phải thể hiện trong nội dung quảng cáo. 

Trước đó, Nghị định 181/2013/NĐ-CP chỉ yêu cầu khuyến cáo “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” và không có quy định cụm từ nhận diện rõ ràng hay ngoại lệ cho quảng cáo âm thanh.

Cụ thể, nội dung quảng cáo thực phẩm phải có các thông tin bắt buộc sau: Tên thực phẩm; tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm; tên, địa chỉ nhà sản xuất sản phẩm.

Quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khoẻ phải có cụm từ: “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe”; thực phẩm bổ sung phải có cụm từ: “Thực phẩm bổ sung”; thực phẩm dinh dưỡng y học phải có cụm từ “Thực phẩm dinh dưỡng y học" và “sử dụng cho người bệnh với sự giám sát của nhân viên y tế”; thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt phải có cụm từ “Sản phẩm dinh dưỡng cho đối tượng cụ thể”.

Nội dung quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải có các thông tin quy định và các nội dung sau: Công dụng của sản phẩm, các cảnh báo sức khoẻ (nếu có); khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”; việc quảng cáo có sử dụng âm thanh với thời lượng ngắn dưới 15 giây thì không phải đọc khuyến cáo, nhưng phải thể hiện khuyến cáo trong nội dung quảng cáo.

Đối với sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ: Dự thảo Nghị định bắt buộc có nội dung “Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ” ở phần đầu quảng cáo và nêu rõ “Sản phẩm này là thức ăn bổ sung và được ăn thêm cùng với sữa mẹ dùng cho trẻ trên 06 tháng tuổi”. 

Nghị định 181/2013/NĐ-CP chỉ yêu cầu tên sản phẩm và tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo này trên Cổng TTĐT của Bộ.

Theo chinhphu.vn

Tags:
Tags:
  • Cùng chuyên mục

Thu hồi trên toàn quốc sản phẩm dầu gội và nước rửa tay vi phạm

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa yêu cầu đình chỉ lưu hành, thu hồi 3 sản phẩm vi phạm, trong đó có 2 loại dầu gội chứa hoạt chất diệt côn trùng Permethrin, 1 nhãn nước rửa tay chứa chất không được công bố.

Cảnh báo - 14:36 17/07/2025

Phát hiện thủ đoạn dùng cồn công nghiệp sản xuất hàng vạn chai cồn y tế giả

Công an tỉnh Hà Tĩnh vừa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán cồn y tế giả quy mô lớn, phát hiện hàng vạn chai cồn được pha chế từ cồn công nghiệp chứa Methanol - chất cực độc nếu tiếp xúc lâu dài.

Cảnh báo - 16:26 16/07/2025

Cử tri kiến nghị giải quyết triệt để tình trạng hàng giả, mất an toàn thực phẩm

Cử tri tỉnh Vĩnh Long kiến nghị nhiều vấn đề thiết thực liên quan đến đời sống dân sinh. Cử tri Vũ Xuân Luận bày tỏ lo ngại trước tình trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng, làm suy giảm niềm tin người tiêu dùng và gây thiệt hại cho doanh nghiệp kinh doanh chân chính.

Cảnh báo - 06:05 05/07/2025

Cảnh báo bệnh suy thận ở giới trẻ

Các chuyên gia y tế cho biết, suy thận sớm ở người trẻ hiện nay không còn là vấn đề hiếm gặp, mà đã trở thành một vấn đề y tế cộng đồng đáng lưu ý, đòi hỏi hành động khẩn cấp và đồng bộ từ cá nhân, gia đình, ngành y tế và toàn xã hội. Đây là hồi chuông cảnh báo cho lối sống thiếu lành mạnh, chủ quan với sức khỏe của giới trẻ hiện nay.

Cảnh báo - 15:36 30/06/2025

Phát hiện hơn 35.000 bộ quần áo giả mạo nhãn hiệu trị giá hơn 6 tỷ đồng

Thông tin từ Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) thành phố Hà Nội cho biết, mới đây, đơn vị trực thuộc vừa chủ trì phối hợp kiểm tra, phát hiện 35.300 bộ quần áo thể thao giả mạo nhãn hiệu.

Cảnh báo - 19:53 28/06/2025

Tiêu huỷ hơn 56.500 sản phẩm quần áo và phụ kiện may mặc giả mạo nhãn hiệu

Mới đây, Chi Cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình phối hợp với các cơ quan chức năng giám sát việc tiêu hủy hàng hóa vi phạm giả mạo nhãn hiệu của bà Phạm Thị Mừng, cơ sở sản xuất tại thôn Đông Mai, xã Khánh Hải, huyện Yên Khánh.

Cảnh báo - 16:12 25/06/2025

Dầu ăn chăn nuôi 'phù phép' thành dầu ăn cho người: Bộ Y tế khuyến cáo người dân

Trước thông tin một số cơ sở bị phát hiện sử dụng dầu ăn nhập khẩu với mục đích làm thức ăn chăn nuôi nhưng "phù phép" thành dầu ăn cho người, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế khẳng định, đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng về an toàn thực phẩm, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cảnh báo - 15:07 25/06/2025

Doanh nghiệp Hải Dương ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc và chống hàng giả

Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Hải Dương tham dự khoá tập huấn “Công nghệ truy xuất nguồn gốc và chống giả - giải pháp bền vững cho doanh nghiệp”.

Cảnh báo - 12:30 19/06/2025

Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo không nên sử dụng Siro ăn ngon Hải Bé

Cục An toàn thực phẩm vừa ra khuyến cáo người dân không sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Siro ăn ngon Hải Bé – sản phẩm do Công ty TNHH Hải Bé sản xuất – trong khi các cơ quan chức năng đang điều tra, xác minh dấu hiệu vi phạm liên quan đến chất lượng sản phẩm.

Cảnh báo - 07:49 18/06/2025

Nam Định tăng cường kiểm soát giết mổ, phòng chống dịch tả lợn Châu Phi

Trước diễn biến phức tạp của bệnh dịch tả lợn Châu Phi, UBND tỉnh Nam Định vừa ban hành Công văn số 570/UBND-VP3, yêu cầu các địa phương và sở, ngành liên quan tăng cường công tác quản lý, kiểm soát giết mổ và triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch nhằm bảo vệ đàn lợn, ổn định sản xuất chăn nuôi và đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

Cảnh báo - 07:48 13/06/2025