Tập trung đấu tranh phòng, chống gian lận thương mại

16:11 16/02/2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 15/2/2024 về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024. Trong đó, yêu cầu Bộ Công thương chỉ đạo tăng cường đấu tranh phòng, chống gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, xử lý nghiêm theo quy định.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 15/2/2024 về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 15/2/2024 về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương, tập thể, cá nhân liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn phải tập trung ngay vào xử lý công việc, không để chậm trễ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động kinh tế - xã hội.

Tập trung ngay vào xử lý công việc sau kỳ nghỉ Tết

Thời gian tới, dự báo tình hình thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn, thách thức, tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; gây áp lực lớn đối với công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhất là những tháng đầu năm 2024. 

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương, tập thể, cá nhân liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn phải tập trung ngay vào xử lý công việc, không để chậm trễ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động kinh tế - xã hội, nhất là đối với các công việc bị tồn đọng do nghỉ Tết; tiếp tục thực hiện khẩn trương, nghiêm túc, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, nhất là tại Nghị quyết số 01/NQ-CP và 02/NQ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2024, Nghị quyết số 20/NQ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2024 của Chính phủ về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01 năm 2024; chú trọng đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân, thực hiện hiệu quả công tác an sinh xã hội bảo đảm toàn diện, đa tầng, hiện đại, bao trùm, bền vững; đồng thời, tập trung triển khai ngay các nhiệm vụ, công việc trọng tâm.

Cụ thể, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao rà soát, xác định các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm theo từng tháng, quý để tập trung chỉ đạo, điều hành, có phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả, giải quyết tháo gỡ dứt điểm gắn với tăng cường kiểm tra, đôn đốc, nhất là đối với những nội dung, vấn đề còn vướng mắc, phức tạp, tồn đọng kéo dài, những vấn đề phát sinh...

Tiếp tục theo dõi sát tình hình thế giới, trong nước, nhất là những vấn đề mới phát sinh, việc điều chỉnh chính sách của các nước để kịp thời tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp trọng tâm nhằm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Chủ động theo dõi sát diễn biến để kịp thời có các giải pháp cân đối cung cầu, ổn định giá cả thị trường thời điểm sau Tết Nguyên đán, nhất là các mặt hàng, dịch vụ có nhu cầu tăng cao như ăn uống, vận tải, du lịch tại các điểm vui chơi, thăm quan, lễ hội...

Tập trung hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công ngay từ những ngày đầu năm

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách để huy động nguồn lực cho phát triển đất nước. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, trình, ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các Luật, Nghị quyết đã được thông qua tại Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5; đồng thời tập trung xây dựng, bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, chuẩn bị kỹ lưỡng các nội dung phục vụ Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV.

Triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm 2024; coi đây là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm để tạo ra động lực "tăng tốc" cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm chất lượng, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí. Các bộ, ngành, địa phương khẩn trương phân bổ chi tiết 100% vốn đầu tư công ngân sách nhà nước năm 2024 đã được Thủ tướng Chính phủ giao, bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật đầu tư công và các nghị quyết của Chính phủ.

Các bộ, cơ quan, địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp, chỉ đạo quyết liệt việc đẩy nhanh tiến độ, hoàn thiện thủ tục đầu tư, tiến độ thi công và giải ngân vốn các dự án ngay từ đầu năm. Thực hiện chế độ báo cáo tình hình giải ngân theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, kịp thời xử lý theo thẩm quyền và báo cáo đề xuất các khó khăn, vướng mắc với các cấp có thẩm quyền trong quá trình triển khai thực hiện.

Điều hành linh hoạt, hiệu quả kế hoạch đầu tư công năm 2024

Thủ tướng Chính phủ cũng đôn đốc nhiệm vụ cụ thể đối với từng Bộ. Trong đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương theo dõi tiến độ, đôn đốc, thúc đẩy việc thực hiện giải ngân của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương, kịp thời báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các giải pháp toàn diện, kịp thời để điều hành linh hoạt, hiệu quả kế hoạch đầu tư công năm 2024. Trên cơ sở đề xuất của các bộ, cơ quan, địa phương, rà soát, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 02 năm 2024 việc kéo dài thời gian bố trí vốn cho các dự án đã được giao Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, bảo đảm theo đúng quy định.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương điều hành chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm. Tập trung triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2024; quản lý chặt chẽ các nguồn thu; triệt để tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên, các khoản chi không thật sự cấp bách theo Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ, Chỉ thị số 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; đề xuất phương án sử dụng nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2023 theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan, địa phương liên quan rà soát, thực hiện việc xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia để hỗ trợ người dân trong thời gian giáp hạt đầu năm 2024, bảo đảm kịp thời, đúng quy định.

Chỉ đạo Kho bạc Nhà nước thực hiện thanh toán khối lượng hoàn thành cho các chủ đầu tư, đẩy mạnh thanh toán qua dịch vụ công trực tuyến của Kho bạc Nhà nước; công khai, minh bạch trong quá trình xử lý hồ sơ, bảo đảm giao dịch thông suốt, liên tục, không để tồn đọng hồ sơ thanh toán mà không rõ lý do và phát sinh chi phí cho chủ đầu tư.

Chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương xử lý nhanh chóng các vướng mắc thuộc lĩnh vực phụ trách để đáp ứng tiêu chí nâng hạng thị trường chứng khoán từ cận biên lên thị trường mới nổi, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trước ngày 30 tháng 6 năm 2024.

Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, hạn chế "tín dụng đen"

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hài hoà với chính sách tài khoá mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và hệ thống ngân hàng. Điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ; tiếp tục phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay. Khẩn trương tổng kết Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng; đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả thị trường vàng trong tình hình mới, hoàn thành trong quý I năm 2024.

Điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2024 khoảng 15%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát và đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng rà soát, đơn giản hóa thủ tục, hồ sơ vay vốn, tài sản bảo đảm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, hạ lãi suất cho vay, bảo đảm hoạt động cho vay an toàn, hiệu quả, góp phần hạn chế "tín dụng đen".

Tiếp tục thực hiện các giải pháp để triển khai các chương trình tín dụng 120 nghìn tỷ đồng cho vay phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại nhà chung cư cũ; 15 nghìn tỷ đồng cho lĩnh vực lâm sản, thủy sản.

Đấu tranh phòng, chống gian lận thương mại

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương tập trung thúc đẩy, đưa vào vận hành các dự án sản xuất công nghiệp, phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Đôn đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các nhà thầu dầu khí triển khai hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí năm 2024 theo kế hoạch được phê duyệt; Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam tăng sản lượng khai thác nội địa đáp ứng yêu cầu sản xuất điện. Tiếp tục chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam đẩy nhanh thủ tục, di dời các đường điện cao thế đáp ứng tiến độ thi công các dự án ngành giao thông vận tải; tập trung tháo gỡ khó khăn, phấn đấu sớm đưa vào vận hành các công trình lưới điện trong năm 2024, nhất là đường dây 500Kv mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên); chỉ đạo vận hành hệ thống truyền tải điện an toàn, hiệu quả, bảo đảm cung ứng đủ điện cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của người dân.

Theo dõi chặt chẽ nguồn cung, nhu cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu, xăng dầu để chủ động có phương án bảo đảm cân đối cung cầu, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gây bất ổn thị trường. Chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tăng cường đấu tranh phòng, chống gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, xử lý nghiêm theo quy định.

Tiếp tục phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới phía Bắc theo dõi sát tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa tại các cửa khẩu, kịp thời có các giải pháp xử lý phù hợp, không để tình trạng ùn tắc hàng hóa; phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với các bộ, cơ quan, hiệp hội, hãng tàu, doanh nghiệp để nắm bắt tình hình vận tải hàng hóa quốc tế qua khu vực Biển Đỏ, đề xuất các giải pháp giảm thiểu chi phí vận chuyển, bảo đảm luồng hàng xuất khẩu không bị cản trở và tăng khả năng chống chịu với các biến động của môi trường kinh doanh quốc tế.

Tổ chức hoạt động văn hóa, nghệ thuật, lễ hội bảo đảm an toàn, văn minh

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương tích cực, chủ động chỉ đạo tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, khai hội lễ truyền thống, dân gian ngay sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn, bảo đảm an toàn, văn minh, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm các vi phạm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2024, nhất là vi phạm về thu, quản lý tiền công đức và đốt vàng mã (nếu có). Tăng cường công tác quản lý điểm đến, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho khách du lịch và người dân. Yêu cầu các cơ sở lưu trú, kinh doanh ăn uống phục vụ khách du lịch tuyên truyền, vận động du khách thực hiện nghiêm "đã uống rượu, bia không lái xe".

Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương tập trung triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, nhất là dịch bệnh lây truyền qua đường hô hấp, dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi. Chỉ đạo các cơ sở y tế chủ động xây dựng, triển khai kế hoạch bảo đảm đủ thuốc, vật tư, thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch và khám, chữa bệnh. 

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường lao động, nắm bắt kịp thời tình hình lao động, việc làm sau kỳ nghỉ Tết tại các doanh nghiệp, nhất là tại các khu công nghiệp để có giải pháp thu hút lao động quay trở lại làm việc, hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục tình trạng thiếu lao động cục bộ, đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các địa phương, cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục và đào tạo tập trung thực hiện tốt kế hoạch năm học 2023 - 2024; vận động các gia đình ở vùng sâu, vùng xa đưa con em trở lại các cơ sở giáo dục và đào tạo sau kỳ nghỉ Tết.

Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương chủ trì, phối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tăng cường công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo và lễ hội, bảo đảm các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trong các Lễ hội xuân 2024 theo đúng quy định của pháp luật, văn minh, an toàn, lành mạnh, tiết kiệm, phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc.

Phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phát động phong trào thi đua "Xóa nhà tạm, nhà dột nát" từ nay đến năm 2025; chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc tham mưu Kế hoạch phát động Phong trào thi đua "Cả nước chung sức phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi" giai đoạn 2023 - 2030.

Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh triển khai sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã năm 2024, bảo đảm tiến độ và mục tiêu. Phối hợp với bộ, cơ quan, địa phương hoàn thành việc xây dựng đề án vị trí việc làm cán bộ, công chức, viên chức trong tháng 3 năm 2024.

Hải Minh

  • Cùng chuyên mục

Cương quyết xử lý triệt để thực phẩm ‘bẩn’, dược phẩm, mỹ phẩm giả

Nhận định phương thức, thủ đoạn vi phạm sẽ ngày càng tinh vi, gây khó khăn trong quản lý, Lãnh đạo TP. Hà Nội yêu cầu, với các vấn đề liên quan đến sức khoẻ và an toàn của người dân như thực phẩm bẩn, dược phẩm, mỹ phẩm giả…cần cương quyết xử lý triệt để.

Chống hàng giả - 14:53 18/07/2025

QLTT Điện Biên công bố đường dây nóng xử lý hành vi gian lận thương mại

Nhằm kịp thời tiếp nhận phản ánh, kiến nghị từ các tổ chức, cá nhân và nhân dân về hành vi vi phạm trong hoạt động thương mại trên địa bàn, Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Điện Biên thông báo đường dây nóng và địa chỉ hòm thư điện tử tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh.

Chống hàng giả - 05:54 18/07/2025

Quảng Ninh lập Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tư nhân

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa có quyết định thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phát triển kinh tế tư nhân.

Chống hàng giả - 21:07 17/07/2025

Phạt 180 triệu đồng công ty sản xuất nước giặt, nước rửa chén giả nhãn hiệu nổi tiếng

Một doanh nghiệp tại Hưng Yên vừa bị xử phạt hành chính 180 triệu đồng vì hành vi sản xuất hàng loạt sản phẩm tẩy rửa giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng như D-nee, Hygiene và Tauau. Toàn bộ tang vật buộc phải tiêu hủy theo quy định pháp luật.

Chống hàng giả - 16:01 17/07/2025

Gian nan ngăn chặn thuốc, thực phẩm chức năng giả, nhái

Các đối tượng sản xuất, buôn bán thuốc và thực phẩm chức năng giả ngày càng có các thủ đoạn tinh vi, ảnh hưởng đến niềm tin và sức khỏe cộng đồng. Mặc dù các đơn vị đã nỗ lực đẩy lùi thuốc giả, thực phẩm giả trên thị trường nhưng quá trình đấu tranh vẫn gặp những khó khăn, vướng mắc.

Chống hàng giả - 10:13 14/07/2025

Hà Nội: Siết chặt quản lý hàng giả, bảo vệ người tiêu dùng

Trước diễn biến phức tạp của tình trạng buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, TP. Hà Nội đang tăng cường các biện pháp, ứng dụng công nghệ thông tin vào kiểm tra, xử lý vi phạm. Những nỗ lực này không chỉ nhằm lập lại trật tự trong hoạt động thương mại, mà còn góp phần bảo vệ người tiêu dùng.

Chống hàng giả - 14:41 11/07/2025

Phát hiện cửa hàng kinh doanh xe điện có dấu hiệu buôn hàng giả

Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) vừa chuyển giao toàn bộ hồ sơ vụ việc kinh doanh xe máy điện có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIJIA cho Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hà Nội tiếp tục xác minh, làm rõ hành vi vi phạm.

Chống hàng giả - 14:37 11/07/2025

Chống hàng giả, tin giả: Cần chế tài đủ mạnh, hành lang pháp lý đủ rộng

"Ngăn chặn hàng giả, hàng nhái và thông tin giả gây hại cho doanh nghiệp" là chủ đề của buổi tọa đàm do Báo Pháp luật TPHCM tổ chức sáng 10/7. Sự kiện diễn ra trong bối cảnh Chính phủ đang quyết liệt ngăn chặn hàng giả với việc Thủ tướng Phạm Minh Chính liên tiếp ban hành các Công điện số 65, 82 và Chỉ thị số 13 trong tháng 5 và 6/2025.

Chống hàng giả - 15:27 10/07/2025

Chống hàng giả trên thương mại điện tử: Siết chặt kiểm soát, bảo vệ người tiêu dùng

Trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, song song với cơ hội tăng trưởng là những thách thức không nhỏ trong công tác quản lý thị trường, đặc biệt là vấn nạn buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Chống hàng giả - 15:35 09/07/2025

Phát hiện kho hàng hơn 47.000 sản phẩm nhập lậu, vận hành qua phần mềm nước ngoài

Đoàn kiểm tra xác định đây là điểm trung chuyển cho hàng loạt đơn hàng được đặt qua nhiều tài khoản TikTok khác nhau, với nguồn hàng nhập từ trang thương mại điện tử 1688.com (Trung Quốc).

Chống hàng giả - 15:31 09/07/2025