Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất sang Singapre trong 6 tháng đầu năm 2024
Số liệu thống kê của Cơ quan quản lý doanh nghiệp Singapore 6 tháng đầu năm 2024 cho thấy, tổng giá trị nhập khẩu gạo từ thế giới của thị trường Singapore tăng khá cao ở mức 13,62% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất sang Singapore, theo sau đó là Thái Lan, Ấn Độ.
Theo thống kê, thị trường nhập khẩu gạo tại Singapore trong 6 tháng đầu năm 2024 tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng khá tốt cả về số lượng và giá trị nhập khẩu. 8/9 nhóm gạo chính đều tăng trưởng tốt tăng, một số có mức tăng rất cao như: Gạo nếp (tăng 201,83%), gạo thơm xay xát hoặc tróc vỏ (tăng 90,95%), gạo đồ (tăng 161,87%). Nhóm duy nhất cũng là nhóm chiếm thị phần lớn nhất là gạo tẻ trắng chứng kiến sự sụt giảm ở mức 29,86%.
Sau 6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam vẫn giữ vị trí là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất sang Singapore, chiếm 32,69% thị phần. Điều này đạt được nhờ mức tăng kim ngạch xuất khẩu rất cao, đạt giá trị 73,40 triệu SGD, tăng 54,67% so với cùng kỳ năm 2023. Thái Lan, Ấn Độ lần lượt giữ 2 vị trí tiếp theo với kim ngạch lần lượt là 70,73 triệu SGD và 58,41 triệu SGD. Tổng kim ngạch của 3 nước xuất khẩu hàng đầu đã chiếm 90,21% thị phần gạo tại Singapore. Chiều hướng tăng mạnh nhu cầu nhập khẩu gạo của Singapore từ năm 2023 tiếp tục được duy trì trong 6 tháng đầu năm 2024, nguyên nhân chính được cho là lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ và sự phục hồi nhanh của lượng du khách du lịch đến Singapore khiến Singapore tăng cường nhập khẩu gạo.
Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất sang Singapore trong 6 tháng đầu năm 2024, xếp vị trí thứ 2 lần lượt là Thái Lan và Ấn Độ
Số liệu thống kê cũng cho thấy, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Singapore trong 6 tháng đầu năm 2024 tiếp tục tăng trưởng rất tốt, đạt kim ngạch khoảng 74,4 triệu SGD, tăng 54,67% so với cùng kỳ 2023. Đáng chú ý, một số nhóm tiếp tục chứng kiến mức tăng rất mạnh là: gạo nếp (kim ngạch 8,9 triệu SGD, tăng hơn 5 lần), gạo vỡ (kim ngạch 1,5 triệu SGD, tăng 187,3%) và gạo thơm xay xát hoặc tróc vỏ (kim ngạch 27,27 triệu SGD, tăng 161,35%). Nhóm gạo chủ lực của Việt Nam tại thị trường Singapore là gạo tẻ trắng tăng nhẹ ở mức 1,91%, đạt kim ngạch 34,5 triệu SGD. Nhóm duy nhất có sự sụt giảm so với cùng kỳ năm trước là gạo lứt thường (kim ngạch 102 nghìn SGD, giảm 51,2%).
Hiện nay, Việt Nam là quốc gia chiếm thị phần lớn nhất tại Singapore đối với 3 nhóm gạo là: gạo tẻ trắng (chiếm 48,62%); gạo thơm xay xát hoặc tróc vỏ (chiếm 69,43%) và gạo nếp (78,05%). Ấn Độ là quốc gia chiếm lĩnh gần như tuyệt đối thị trường đối với gạo đồ (chiếm 99,74%) và gạo basmati xay xát hoặc tróc vỏ (chiếm 96,89%). Với các sản phẩm gạo còn lại, Thái Lan là nước chiếm thị phần lớn nhất, cụ thể: gạo lứt homali (99,18%), gạo trắng homali (97,17%), gạo vỡ (57,73%). Với nhóm gạo lứt thường, Nhật Bản chiếm thị phần lớn nhất (74,89%).
Theo ông Cao Xuân Thắng, Tham tán thương mại, Trưởng thương vụ Việt Nam tại Singapore, Thái Lan, Ấn Độ và Nhật Bản đang là các đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam trên thị trường gạo Singapore. Về cơ bản, thị trường gạo của Singapore có nhu cầu ổn định ở mức 300 đến 400 triệu SGD mỗi năm. Việc Ấn Độ (nước đang chiếm lĩnh thị phần gạo tẻ trắng, loại gạo Việt Nam có thế mạnh) ban hành lệnh cấm xuất khẩu các loại gạo ngoài basmati từ ngày 20/7/2023, đã được các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng khá tốt để gia tăng thị phần và giá trị kim ngạch xuất khẩu sang Singapore. Bên cạnh sự quan tâm của các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp trong công tác xúc tiến thương mại và tận dụng thời cơ, các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp của Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore; cùng với sự chỉ đạo sát sao của các Bộ ngành, địa phương đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu gạo vào thị trường Singapore.
Mặc dù vậy, về mặt xúc tiến thương mại, việc quảng bá và giới thiệu mặt hàng gạo của Việt Nam tại thị trường vẫn còn tương đối ít, chưa có hoạt động xúc tiến quy mô lớn của các doanh nghiệp tập trung vào mặt hàng gạo. Hiện nay, các hoạt động xúc tiến thương mại, trưng bày hàng hóa gạo tại Singapore chủ yếu do Thương vụ Việt Nam thường xuyên triển khai. Trong khi đó, các nước như Thái Lan, Nhật Bản, Ấn Độ rất quan tâm đầu tư quảng bá hình ảnh sản phẩm và có thỏa thuận với các đơn vị nhập khẩu, phân phối về việc giữ tên, thương hiệu hàng hóa sản phẩm gạo của họ.
Doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn cần chú trọng đầu tư vào các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm quy mô rộng, vì vậy các nhà nhập khẩu và hệ thống phân phối ở Singapore thường nhập gạo Việt Nam có đóng gói mẫu mã, bao bì và thương hiệu nội địa của Singapore để dễ tiêu thụ trên thị trường.
Đây là quý thứ 2 liên tiếp, Việt Nam giữ vị trí quán quân về xuất khẩu gạo vào thị trường Singapore. Doanh nghiệp phải tiếp tục nỗ lực tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng sản phẩm gạo, do thị trường gạo Singapore có sự điều hành chặt chẽ của Chính phủ Singapore, thể hiện ở việc Chính phủ Singapore xét duyệt và cấp phép nhập khẩu; trực tiếp thanh, kiểm tra chất lượng gạo trước khi đưa ra thị trường. Vì vậy, việc ký kết thỏa thuận và cam kết ở cấp chính phủ 2 nước về việc cung cấp gạo có thể sẽ góp phần ổn định kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam sang Singapore.
Sản phẩm gạo Việt Nam không chỉ tiêu thụ tại thị trường Singapore mà còn được các doanh nghiệp Singapore xuất khẩu đi các nước khác trên thế giới. Do đó, các doanh nghiệp cần lưu ý vai trò địa bàn trung chuyển quan trọng của Singapore, chứ không chỉ là địa bàn gần 6 triệu dân của quốc đảo.
Trong thời gian tới, để thúc đẩy tăng thêm thị phần, duy trì bền vững vị trí đầu bảng và cạnh tranh được với sản phẩm gạo của Ấn Độ và Thái Lan, cần tiếp tục có sự hỗ trợ chung sức của các Bộ ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp gạo Việt Nam.
Thanh Lam
- Cùng chuyên mục
Giá dầu giảm mạnh sau thông báo từ Nhà Trắng
Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam MXV, tâm lý thận trọng đã bao phủ thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong phiên giao dịch ngày 14/7. Đóng cửa, chỉ số MXV-Index dao động quanh mức 2.230 điểm. Đáng chú ý, sắc đỏ bất ngờ quay lại trên thị trường năng lượng với 4/5 mặt hàng đồng loạt giảm giá.
Thị trường - 13:42 15/07/2025
Giá thép ngày 15/7: Ghi nhận mức tăng nhẹ
Giá thép trong nước không biến động trong ngày 15/7, trong khi quặng sắt ghi nhận mức tăng do hoạt động thương mại mạnh mẽ từ Trung Quốc thúc đẩy tâm lý thị trường.
Thị trường - 08:38 15/07/2025
Giá kim loại đồng ngày 15/7: Giảm nhẹ sau chuỗi phiên tăng liên tiếp
Giá đồng giảm do áp lực từ nguồn cung tăng – khi tồn kho tại các kho thuộc LME tăng đáng kể – và đồng USD mạnh hơn làm gia tăng hoạt động chốt lời. Ở chiều ngược lại, dữ liệu tín dụng tích cực từ Trung Quốc đã phần nào nâng đỡ thị trường.
Thị trường - 08:20 15/07/2025
Tỷ giá USD hôm nay 15/7: Đồng USD tiếp đà tăng
Tỷ giá USD hôm nay 15/7/2025 ghi nhận như sau: Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 2 đồng, hiện ở mức 25.126 đồng. Trong khi đó, trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh so với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,25%, ở mức 98,10.
Thị trường - 06:27 15/07/2025
Giá xăng dầu hôm nay 15/7: Thế giới giảm, trong nước tăng
Giá xăng dầu hôm nay 15/7/2025 trên thế giới ghi nhận giảm sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp mức thuế quan mới lên các nước làm ăn với Nga nếu trong vòng 50 ngày tới Moscow không đạt được thỏa thuận ngừng bắn với Ukraine. Tại thị trường trong nước, giá xăng dầu đã được điều chỉnh tăng.
Thị trường - 06:24 15/07/2025
Giá heo hơi hôm nay 15/7: Cao nhất 67.000 đồng/kg
Giá heo hơi hôm nay 15/7/2025 ghi nhận điều chỉnh giảm 1.000 đồng/kg tại một số tỉnh thành thuộc miền Bắc và miền Trung – Tây Nguyên. Còn tại các tỉnh miền Nam không ghi nhận biến động mới. Hiện giá heo hơi dao động trong khoảng 64.000 – 67.000 đồng/kg.
Thị trường - 06:19 15/07/2025
Giá vàng hôm nay 15/7: Vàng trong nước không thay đổi
Giá vàng hôm nay 15/7/2025 ghi nhận giá vàng trong nước không thay đổi, giữ nguyên so với hôm qua. Giá vàng thế giới giảm từ mức cao nhất trong ba tuần khi Mỹ đe dọa áp thuế lên EU và Mexico.
Thị trường - 06:16 15/07/2025
Giá cà phê hôm nay 15/7: Dao động quanh mức 88.000 - 88.500 đồng/kg
Giá cà phê hôm nay 15/7/2025 ghi nhận giảm mạnh từ 1.500 đến 2.000 đồng/kg so với hôm qua. Hiện giá cà phê trong nước nằm ở mức 88.000 - 88.500 đồng/kg.
Thị trường - 06:13 15/07/2025
Giá cao su hôm nay 15/7: Tăng trên sàn Tocom
Giá cao su hôm nay 15/7, biến động trái chiều trên các sàn giao dịch, tăng trở lại trên sàn Tocom, giảm ngày thứ 2 liên tiếp ở sàn SGX. Trong nước thị trường ổn định.
Thị trường - 04:25 15/07/2025
Giá sầu riêng hôm nay 15/7: Sầu Thái tăng nhẹ ở Tây Ninh và Bình Phước
Giá sầu riêng hôm nay 15/7, giá thu mua sầu Thái tăng nhẹ ở khu vực Tây Ninh và Bình Phước, các khu vực khác ổn định.
Thị trường - 04:14 15/07/2025
- Tin mới
-
Thuế mới của Mỹ khiến giá cà chua tăng mạnh, người tiêu dùng lo thiếu hàng
-
Thu hồi Giấy tiếp nhận công bố của 17 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe
-
Giá dầu giảm mạnh sau thông báo từ Nhà Trắng
-
Bộ Y tế: Nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt
-
Quy định mới về cách lập Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm
-
Phát triển OCOP: 3 thay đổi lớn
- Đọc nhiều
-
1
Thuế mới của Mỹ khiến giá cà chua tăng mạnh, người tiêu dùng lo thiếu hàng
-
2
Thu hồi Giấy tiếp nhận công bố của 17 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe
-
3
Giá dầu giảm mạnh sau thông báo từ Nhà Trắng
-
4
Bộ Y tế: Nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt
-
5
Quy định mới về cách lập Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm
-
6
Phát triển OCOP: 3 thay đổi lớn