Vụ sữa giả, thuốc giả, bác sĩ và lãnh đạo bệnh viện nói gì?

09:59 25/04/2025

Bác sĩ và bệnh nhân rất phẫn nộ trước tình trạng sản xuất thuốc giả, sữa giả. Những đối tượng làm giả cần phải bị pháp luật nghiêm trị. Không thể bất chấp tất cả chỉ vì lợi nhuận. Đó là tội ác!

Chỉ chưa đầy 1 tuần, cơ quan chức năng đã phát hiện gần 600 nhãn hiệu sữa bột giả và 21 loại thuốc tân dược giả bán ra thị trường, khiến dư luận xã hội hoang mang và phẫn nộ.

Hoang mang khi sữa giả vào bệnh viện

Hiện có 2 loại sữa trong danh mục sữa giả “lọt” vào Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn. Lãnh đạo của 2 bệnh viện đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn dừng tư vấn sử dụng và thu hồi sản phẩm này để trả lại đơn vị cung ứng. Đồng thời, liên hệ với người bệnh đã được tư vấn sử dụng sản phẩm sữa này để khuyến cáo dừng sử dụng và hứa sẽ đồng hành cùng người bệnh để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Cơ quan công an đang điều tra 573 sản phẩm của đường dây sản xuất sữa giả. (Ảnh: Bộ Công an)
Cơ quan công an đang điều tra 573 sản phẩm của đường dây sản xuất sữa giả.

Đại diện của 2 bệnh viện khẳng định: Sản phẩm sữa được sử dụng trong bệnh viện đều đã trải qua quá trình đấu thầu theo đúng quy định của pháp luật. Do vậy, nếu được cơ quan chức năng của nhà nước kết luận là sản phẩm giả, thì bệnh viện và người bệnh là bên bị hại của vụ việc này. Ông Hoàng Xuân Sơn, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn cho biết: “Hiện chưa có kết luận chính thức từ cơ quan chức năng về việc sản phẩm sữa Hapomil có phải là hàng giả hay không. Trong trường hợp sản phẩm bị kết luận là hàng giả, Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn cam kết sẽ đồng hành cùng người bệnh để đòi lại quyền lợi chính đáng”.

Ở một góc độ khác, bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy cao áp Việt - Nga (Bộ Quốc phòng) cho rằng, sự cố này cho thấy tuân thủ quy trình không đồng nghĩa với đảm bảo chất lượng. Một sản phẩm kém chất lượng vẫn có thể trúng thầu nếu: Hồ sơ kỹ thuật chỉ là hình thức; Nhà thầu được xét duyệt chủ yếu trên giấy tờ, không có kiểm tra thực tế năng lực; Không có kiểm định chất lượng lô hàng sau khi trúng thầu. Thực tế, quy trình nhập hàng chủ yếu dựa vào số lượng, hạn sử dụng, tem nhãn, chứ chưa có hệ thống kiểm nghiệm độc lập, nhất là với các sản phẩm "ngoài danh mục BHYT" mà người bệnh tự chi trả.

Ông Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, Bệnh viện Bạch Mai quy định bác sĩ không kê đơn, tư vấn thực phẩm chức năng. Nhà thuốc trong bệnh viện không bán thực phẩm chức năng. Muốn tham gia đấu thầu, thuốc phải nằm trong danh mục dược điển quốc gia. Toàn bộ quy trình đấu thầu mua sắm thuốc, thiết bị, vật tư y tế tại bệnh viện đều tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chí của Bộ Y tế và tiêu chuẩn quốc tế như FDA (Mỹ), EMA (Châu Âu).

Theo Luật An toàn thực phẩm, thực phẩm chức năng (TPCN) dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh. TPCN bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học. Như vậy, việc bác sĩ kê đơn sữa, thực phẩm chức năng cho người bệnh phục hồi sức khỏe trong quá trình điều trị không sai.

Theo bác sĩ Vũ Hoài Nam, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Hữu Nghị, TPCN có những tác dụng nhất định như bảo vệ sức khoẻ, tăng cường sức đề kháng, nhưng phải tuân thủ chặt chẽ theo hướng dẫn của các chuyên gia uy tín. “Tôi tin rằng khi một bác sĩ thực sự vì sức khỏe bệnh nhân thì các tư vấn về dinh dưỡng thường là chính xác, cần thiết, ít khi vi phạm pháp luật và ít gây ảnh hưởng cho bệnh nhân. Khi nhân viên y tế đặt lợi ích cá nhân lên trên tính mạng, sức khoẻ của người dân có thể dẫn đến hậu quả khó lường”, bác sĩ Hoài Nam chia sẻ.

Bác sĩ Phạm Thị Thanh Huyền, Khoa Khám tư vấn dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh dưỡng Quốc gia - cho biết sữa là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, trong thành phần có đủ các chất protein (đạm), lipid (chất béo), carbohydrate (chất đường bột), vitamin và chất khoáng giúp cơ thể phát triển khoẻ mạnh. Đối với người mắc bệnh tiểu đường, sử dụng sữa không đảm bảo chất lượng ví dụ như chứa hàm lượng đường cao có thể làm tăng đường huyết nhanh chóng, gây mất kiểm soát đường huyết, làm tăng nguy cơ biến chứng của bệnh.

Sữa giả, thuốc giả - tội ác cần nghiêm trị

Thông tư 05 của Bộ Y tế ban hành năm 2016 quy định bác sĩ không được kê thực phẩm chức năng vào đơn thuốc. Do đó, bên cạnh đơn thuốc, hiện đa số bác sĩ kê riêng thực phẩm chức năng vào tờ giấy khác, thường được ghi là "sản phẩm hỗ trợ" hoặc "phiếu chỉ định", "phiếu tư vấn"...

TS.BS Hà Anh Đức, Cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, khẳng định nếu bác sĩ kê đơn chưa đúng, tùy theo hình thức vi phạm sẽ bị phạt hành chính hoặc hình sự với trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng.

Ông Dương Đức Hùng, Giám đốc BV Hữu Nghị Việt Đức, nêu quan điểm: “Quần áo làm giả nhãn mác thì người tiêu dùng chỉ mất tiền, nhưng với thuốc và sữa giả thì người bệnh mất cả sức khỏe, thậm chí là cả tính mạng. Ví dụ kháng sinh giả, trong đó không có hoạt chất kháng sinh, trong khi bệnh nhân đang nhiễm trùng thì làm cho nhiễm trùng nặng lên, sẽ nguy hiểm đến tính  mạng.

Với thuốc giả, sữa giả thì bác sĩ và bệnh nhân đều bị lừa, đều là nạn nhân. Bệnh viện rất phẫn nộ trước tình trạng sản xuất thuốc giả, sữa giả. Những đối tượng làm giả cần phải bị pháp luật nghiêm trị. Không thể bất chấp tất cả chỉ vì lợi nhuận. Đó là tội ác!”.

Bộ Y tế cũng vừa ra công văn yêu cầu nhân viên y tế không kê đơn, tư vấn TPCN. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cũng đã có công văn chỉ đạo giám đốc các bệnh viện trực thuộc bộ; sở y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định pháp luật trong khám bệnh, chữa bệnh đối với việc kê đơn, chỉ định, sử dụng thuốc.

“Tăng cường kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh nếu phát hiện hành vi trong khám bệnh, chữa bệnh như kê đơn, chỉ định sử dụng thuốc đối với các thuốc chưa được cấp phép lưu hành theo quy định của pháp luật về dược trong khám bệnh chữa bệnh; lợi dụng việc kê đơn thuốc để trục lợi; quảng cáo thuốc khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung hoặc không đúng với nội dung đã được xác nhận”, Thứ tưởng Trần Văn Thuấn nhấn mạnh.

Theo VOV

  • Cùng chuyên mục

Sở Y tế Hải Phòng phát đi cảnh báo thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường

Sở Y tế Hải Phòng vừa có công văn gửi các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Các cơ sở kinh doanh dược trên địa bàn thành phố; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật;  Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm về việc cảnh báo thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường.

Chống hàng giả - 15:06 25/04/2025

Bắc Giang phát hiện cơ sở sản xuất thực phẩm giả

Lực lượng chức năng tỉnh Bắc Giang vừa phát hiện cơ sở sản xuất thực phẩm giả tại huyện Lạng Giang, thu giữ trên 500 kg nguyên liệu thực phẩm và nhiều tang vật vi phạm khác.

Chống hàng giả - 09:30 25/04/2025

Bộ Y tế đề nghị thu hồi 12 loại sữa bột giả

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa yêu cầu thu hồi 12 loại sữa bột giả và khuyến cáo người dân không sử dụng 72 sản phẩm sữa của Công ty cổ phần dược Quốc tế Rance Pharma, Công ty cổ phần dược dinh dưỡng Hacofood, đang được tiếp tục điều tra.

Chống hàng giả - 09:36 24/04/2025

Thu hồi toàn quốc 12 loại sữa bột giả

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị rà soát, kiểm tra và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tại địa phương tiến hành thu hồi toàn bộ 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng (dạng sữa bột) là hàng giả hiện đang còn trên thị trường của Công ty cổ phần dược Quốc tế Rance Pharma, Công ty cổ phần dược dinh dưỡng Hacofood.

Chống hàng giả - 07:01 24/04/2025

Hàng giả, hàng nhái ở Bắc Giang đang có chiều hướng gia tăng

Tình trạng hàng giả, hàng nhái tại Bắc Giang đang có chiều hướng gia tăng, diễn ra tinh vi trên nhiều lĩnh vực như: Thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, hàng tiêu dùng, vật tư nông nghiệp... gây ảnh hưởng đến môi trường đầu tư.

Chống hàng giả - 05:54 23/04/2025

Thái Bình mạnh tay chấn chỉnh hoạt động y tế, thẩm mỹ: Xử phạt gần nửa tỷ đồng, điều tra trốn thuế

Công an tỉnh Thái Bình vừa công bố kết quả kiểm tra và xử lý mạnh mẽ các vi phạm trong lĩnh vực y tế và thẩm mỹ trên địa bàn tỉnh trong năm 2025. Lực lượng Cảnh sát kinh tế đã phối hợp với các đơn vị chức năng tiến hành kiểm tra 15 phòng khám chuyên khoa và cơ sở thẩm mỹ, qua đó xử phạt hành chính tổng cộng gần 450 triệu đồng. Đặc biệt, cơ quan công an đang tập trung đấu tranh, làm rõ hành vi trốn thuế tại một số cơ sở khám chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm trên địa bàn.

Chống hàng giả - 21:54 22/04/2025

Siết chặt quản lý dược: Bộ Y tế tăng cường thanh tra, mở đường dây nóng thông tin thuốc giả

Trước diễn biến phức tạp của tình trạng thuốc giả và thuốc không rõ nguồn gốc, đặc biệt sau vụ triệt phá đường dây sản xuất dược phẩm giả quy mô lớn tại Thanh Hóa, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã có những động thái quyết liệt. Bên cạnh việc cảnh báo khẩn cấp, cơ quan này còn chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm nghiệm trên toàn quốc, đồng thời thiết lập đường dây nóng để kịp thời tiếp nhận và xử lý thông tin liên quan đến thuốc giả, bảo vệ sức khỏe người dân một cách tối đa.

Chống hàng giả - 15:40 22/04/2025

Tăng cường hậu kiểm thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng

Sau khi vụ việc sản xuất, buôn bán thuốc giả, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả với quy mô lớn, được phát hiện tại Thanh Hoá, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đề nghị các địa phương tăng cường hậu kiểm các sản phẩm này.

Chống hàng giả - 11:00 22/04/2025

Vụ sữa giả: Sở Công Thương Hà Nội không tiếp nhận hồ sơ tự công bố các sản phẩm

Liên quan đến vụ án gần 600 loại sữa giả, vừa được Bộ Công an triệt phá, Sở Công Thương Hà Nội cho hay, do không phải là đơn vị có quyền quản lý nhà nước đối với các sản phẩm sữa do Công ty cổ phần Dược phẩm quốc tế Rance Pharma, Công ty cổ phần Dinh dưỡng Hacofood Group sản xuất, nên Sở không tiếp nhận hồ sơ tự công bố đối với các sản phẩm sữa của 2 đơn vị này.

Chống hàng giả - 20:24 19/04/2025

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an đẩy nhanh điều tra vụ đường dây sản xuất thuốc giả

Phó Thủ tướng Lê Thành Long thay mặt Thủ tướng ký công điện về xử lý vụ sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Chống hàng giả - 21:05 17/04/2025