WB nhận định thế nào về kinh tế Việt Nam thời hậu cách ly xã hội do Covid-19?

20:30 05/05/2020

Việc thực hiện cách ly xã hội trên toàn quốc trong tháng 4 đã để lại những hậu quả kinh tế nặng nề, thể hiện qua các chỉ số kinh tế chủ đạo, WB phân tích.

 

 

 jjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjj

Hôm nay, Ngân hàng Thế giới (WB) đã công bố báo cáo mới nhất về kinh tế Việt Nam, trong đó WB đưa ra một số nhận xét tổng quan như sau:

Những hành động chống dịch nhanh chóng và quyết liệt của Việt Nam đã góp phần làm phẳng đường cong lây nhiễm vi-rút cô-rô-na.

Việc thực hiện cách ly xã hội trên toàn quốc trong tháng 4 đã để lại những hậu quả kinh tế nặng nề, thể hiện qua các chỉ số kinh tế chủ đạo.

Các hoạt động dịch vụ, chế tạo và chế biến đều suy giảm đáng kể còn doanh số bán lẻ giảm 10% (so cùng kỳ năm trước).

Cụ thể, theo phân tích của WB, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong tháng 4 vẫn gần tương đương cùng kỳ năm trước và các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục quan tâm tới thị trường Việt Nam, với trên 12 tỷ USD vốn đăng ký trong bốn tháng đầu năm 2020.

Điểm sáng là kinh tế Việt Nam có thể sẽ khởi sắc trở lại sau khi nới lỏng các biện pháp cách ly xã hội trên toàn quốc từ ngày 234/2020. Đường cong lây nhiễm của Việt Nam đã đi ngang với chỉ ba ca nhiễm mới trong hai tuần qua. Đến ngày 5/5/2020, có 271 người bị nhiễm vi-rút, trong đó 221 trường hợp đã khỏi bệnh. Hiện chưa ghi nhận ca tử vong nào.

Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19 như thế nào?

Theo các chuyên gia WB, sau khi cầm cự khá tốt trong quý đầu năm 2020 với mức tăng trưởng GDP ước đạt 3,8%, kinh tế Việt Nam có dấu hiệu suy giảm do tình trạng cách ly xã hội toàn quốc trong tháng 4. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IPP) trong tháng 4 giảm 13,3% so với tháng 3, tương đương 10,5% (so cùng kỳ năm trước), là mức giảm lớn nhất từ trước đến nay. 

Doanh số bán lẻ cũng giảm đáng kể (giảm 9,6% so cùng kỳ năm trước) do người tiêu dùng gặp phải nhiều xáo trộn và hạn chế đi lại (kể cả khi có dấu hiệu chuyển dịch sang thương mại điện tử). Vận tải hành khách và hàng hóa giảm lần lượt 27,5% và 7,2%.

Theo Tổng cục Thống kê, việc làm ở các ngành chế tạo và chế biến chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, với 1,2 triệu việc làm bị ảnh hưởng trong Quý 1; tiếp theo là 1,1 triệu việc làm trong các ngành bán buôn và bán lẻ, 740.000 trong các ngành lưu trú và ăn uống. Trong số bị ảnh hưởng, 59% bị mất việc tạm thời, 28% phải làm việc theo ca, còn lại 13% bị mất việc. 

Tỷ lệ thất nghiệp của người lao động có độ tuổi từ 15 trở lên cũng cao hơn so với 5 năm gần đây, lên đến 2,22% vào cuối tháng 3, cao hơn 0,07% so với quý trước đó. Có đến 18.600 công ty phải tạm ngừng sản xuất kinh doanh trong quý I, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ước tính đại dịch có thể ảnh hưởng đến từ 4,6 đến 10,3 triệu người lao động vào cuối Quý 2.

Chỉ số CPI giảm mạnh 1,6% trong tháng 4, khiến cho CPI chỉ tăng 2,9% so cùng kỳ năm trước, so với 4,9% trong tháng 3. Giá cả giảm chủ yếu do sức cầu lương thực thực phẩm trong nước giảm nhẹ và do giá dầu thô thấp kỷ lục trên thị trường quốc tế có tác động truyền dẫn đến giá xăng dầu trong nước.

Kinh tế đối ngoại của Việt Nam chống chọi tốt hơn với Covid-19

Về kinh tế đối ngoại, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng trong những tháng đầu năm 2020, nhưng với tốc độ chậm hơn so với giai đoạn trước COVID, phản ánh sức cầu bên ngoài yếu hơn, sự đứt đoạn của một số chuỗi cung ứng toàn cầu và lệnh cấm xuất khẩu gạo tạm thời (đã được dỡ bỏ). Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tăng 4,7% (so cùng kỳ năm trước) trong giai đoạn tháng 1-4, so với tốc độ tăng trưởng 6,5% cùng kỳ năm 2019. 

Kim ngạch xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài - cỗ máy xuất khẩu của Việt Nam, chỉ tăng 1,5% so với 4,4% trong cùng kỳ năm trước. Mặc dù chưa có ước tính chính thức, nhưng cán cân thu nhập và thương mại dịch vụ (các thành phần còn lại trong tài khoản vãng lai của quốc gia) gần như chắc chắn là suy giảm mạnh do Việt Nam gần như dừng đón khách du lịch nước ngoài (lượng khách giảm 98% trong tháng 4/2020 so với năm trước) và dự kiến kiều hối cũng giảm mạnh.

Trong bốn tháng đầu năm 2020, cam kết vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 12,3 tỷ USD, giảm 15,5% so cùng kỳ năm trước. Điều đáng ngạc nhiên là giá trị vốn FDI cam kết quay đầu bật lại trong tháng 4, tăng 81% so với tháng 3/2020 và 62% so với tháng 4/2019.

Kinh tế Việt Nam có thể khởi sắc trở lại 

Tăng trưởng tín dụng đảo chiều tăng lên trong tháng 3 sau khi chững lại trong 2 tháng đầu năm 2020. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cho biết tăng trưởng tín dụng cuối tháng 3 là 1,3% so với đầu năm - tương đương mức tăng khoảng 11% so cùng kỳ năm trước. NHNN đã thực hiện gói các biện pháp hỗ trợ từ đầu tháng 3 nhằm cho phép các ngân hàng tái cơ cấu vốn vay và giảm lãi suất cho người vay. 

NHNN cũng cân nhắc hỗ trợ tăng thanh khoản cho một số ngân hàng thương mại thông qua việc nâng hạn mức tín dụng, cho phép những ngân hàng này tăng các khoản vay cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính.

Tình hình thực hiện ngân sách trong quý đầu năm 2020 là giảm thu và tăng chi, được dự báo cũng là xu hướng cho những tháng còn lại trong năm. Theo Bộ Tài chính, ước thực hiện thu ngân sách trong quý đầu năm 2020 chỉ tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước. 

Kết quả này phản ánh hiệu quả thu tốt hơn trong hai tháng đầu trước khi hoạt động kinh tế bị chững lại và kết quả thực hiện giãn nộp thuế có hiệu lực đầy đủ trong tháng 4. Trong quý I, tổng chi tăng 8,7% (so cùng kỳ năm trước), cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 5% trong giai đoạn này. Mức tăng này được lý giải là do Chính phủ mong muốn đẩy mạnh triển khai các dự án hạ tầng quan trọng.

Tổ chức Fitch Ratings đã điều chỉnh triển vọng của Việt Nam từ mức “Tích cực” sang mức “Ổn định”, và giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức BB. Triển vọng được sửa đổi cho thấy tác động leo thang của đại dịch COVID-19 với nền kinh tế Việt Nam trong các lĩnh vực xuất khẩu và du lịch, cũng như sức cầu trong nước yếu đi.

Xếp hạng của Fitch khẳng định viễn cảnh tăng trưởng mạnh mẽ trong trung hạn của Việt Nam dựa trên nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, mức nợ chính phủ thấp và khu vực kinh tế đối ngoại có khả năng chống chịu, bao gồm cả dự trữ ngoại hối ở mức khá lớn.

 Theo THCL

  • Cùng chuyên mục

Kỳ vọng phát triển nông sản chủ lực từ chương trình OCOP

Với mục tiêu khai thác tiềm năng bản địa, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp và thúc đẩy khởi nghiệp, chương trình "Mỗi xã, phường một sản phẩm" (OCOP) không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần bảo tồn văn hóa và tạo động lực cho các sản phẩm nông sản chủ lực vươn ra thị trường quốc tế.

Tin tức - 14:28 23/04/2025

Ngoại giao Việt Nam đóng góp vào giải phóng miền nam, thống nhất đất nước-Những bài học lịch sử còn nguyên giá trị

Trong kỷ nguyên mới, ngoại giao Việt Nam phải vươn lên những tầm cao mới để hoàn thành trọng trách vinh quang mới, xứng đáng là đội quân tiên phong, binh chủng hợp thành của cách mạng Việt Nam. Thấm nhuần tư tưởng đó, ngoại giao Việt Nam sẽ phát huy những bài học có giá trị vượt thời đại trong cuộc đấu tranh giải phóng miền nam, thống nhất đất nước để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Tin tức - 06:21 23/04/2025

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh giải phóng mặt bằng, khai thác vật liệu xây dựng cho các dự án đường bộ cao tốc

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 48/CĐ-TTg ngày 22/4/2025 về việc đẩy nhanh tiến độ công tác giải phóng mặt bằng, khai thác vật liệu xây dựng cho các dự án để hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc trong năm 2025.

Tin tức - 06:09 23/04/2025

Đảm bảo cung ứng điện dịp 30/4 - 1/5 và các tháng mùa khô năm 2025

Ngày 22/4, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì buổi làm việc với đại diện các đơn vị ngành năng lượng về tình hình cung ứng điện dịp 30/4 - 1/5 và các tháng mùa khô năm 2025.

Tin tức - 22:33 22/04/2025

Tổng Bí thư: Binh chủng Tăng thiết giáp phải thật sự xứng đáng là lực lượng đột kích mạnh

Tổng Bí thư đề nghị, Binh chủng Tăng thiết giáp phải nỗ lực phấn đấu, cùng với toàn quân tính toán thời gian, tận dụng mọi thời cơ không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp, trình độ khả năng sẵn sàng chiến đấu, thực sự cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Tin tức - 18:09 22/04/2025

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình hòa nhạc đặc biệt “Bản giao hưởng hòa bình”

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), tối 21/4, tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình hòa nhạc đặc biệt “Bản giao hưởng hòa bình”.

Tin tức - 06:14 22/04/2025

Vụ sản phẩm sữa giả: Đăng ký 71 sản phẩm tại Hà Nội là thực phẩm dinh dưỡng

Theo đại diện Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, trong gần 600 sản phẩm thuộc công ty Rance Pharma và công ty Hacofood Group, Chi cục cấp giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố sản phẩm cho 71 sản phẩm (12%). Trong đó, chủ yếu là thực phẩm dinh dưỡng, không có hồ sơ nào có đối tượng là những người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, phụ nữ mang thai…

Tin tức - 09:51 21/04/2025

Đại thắng mùa xuân 1975 - Thành công xuất sắc của nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh

Đại thắng mùa xuân 1975 là dấu mốc trọng đại trong tiến trình phát triển đi lên của dân tộc Việt Nam, là một trong những thành công xuất sắc nhất về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Đảng ta.

Tin tức - 06:11 21/04/2025

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), tối 20/4, tại khuôn viên Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự chương trình.

Tin tức - 05:42 21/04/2025

Ngân hàng Việt và bài toán 'ế' cổ phần ngoại

Trong khi ngành ngân hàng Việt Nam luôn được đánh giá là lĩnh vực hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài, thì thực tế lại cho thấy có nhiều ngân hàng vẫn để tỷ lệ sở hữu của khối ngoại ở mức rất thấp, thậm chí chưa sử dụng đến room ngoại được pháp luật cho phép. Điều này đặt ra nhiều câu hỏi: Vì sao những ngân hàng này không tận dụng hết dư địa để thu hút vốn ngoại? Và liệu đây là sự “thiếu hấp dẫn”, hay là chiến lược chủ động?

Tin tức - 22:03 20/04/2025