Bộ Công Thương dự kiến 2 kịch bản phân giao tổng nguồn xăng dầu năm 2023
Ở kịch bản thứ nhất, tỷ lệ phân giao tổng nguồn cung xăng dầu tối thiểu năm 2023 tăng trưởng 10% so với năm 2022, tương đương 25,9 triệu m3, tấn. Kịch bản thứ 2 là tăng trưởng 15%, tương đương 26,76 triệu m3, tấn.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa chủ trì cuộc họp về kế hoạch phân giao tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2023 và rà soát, đề xuất nội dung sửa đổi Nghị định số 95/2021 và Nghị định số 83/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp.
Về phân giao tổng nguồn xăng dầu năm 2023, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên yêu cầu việc phân giao cần dựa trên con số thực hiện của năm 2022 và tính toán trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế đạt 6,5% trở lên, tương ứng hệ số 1,3-1,4 GDP. Điều này cho thấy, con số phân giao tăng khoảng 10% so với số thực hiện của năm 2022.
Tuy nhiên, trước nhu cầu thực tế của nền kinh tế, theo lãnh đạo Bộ Công Thương, cần phải có phương án 2 để chủ động trong mọi tình huống. Phương án này phải cao hơn phương án 1, tăng 15% so với số thực hiện của năm 2022.
Nêu quan điểm về thực hiện tổng nguồn phân giao, ông Trần Ngọc Năm, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), bổ sung thêm nên có sự phân giao theo quý, tháng để kiểm soát việc tổ chức, tiến độ thực hiện. Theo đó, các thương nhân đầu mối phải bình đẳng, đã là thương nhân đầu mối, trách nhiệm như nhau.
Ông Nguyễn Đăng Trình, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty dầu Việt Nam (PVOil), cho rằng nên xem xét tổng nguồn năm 2023 tăng trưởng phù hợp với năng lực của doanh nghiệp và khả năng cung ứng thị trường.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết trước đây, việc phân giao được thực hiện cho cả năm và Bộ vẫn thường xuyên rà soát theo tháng, quý, 6 tháng, thậm chí rà soát từng thời điểm nếu xảy ra biến cố bất thường. Năm 2022 vẫn rà soát như vậy.
Theo ông Hải, từng thời điểm có thể rà soát lại, nếu phân giao cần thiết phải tăng thì tăng, nhưng nếu tính đến thời điểm đó, có thể điều chỉnh giảm. Nhiệm vụ quan trọng nhất vẫn là nguồn cung được đảm bảo.
"Ngoài ra, các doanh nghiệp đầu mối nên phối hợp, hợp tác với nhau để đảm bảo nguồn cung. Việc phân giao là bước đầu, năm 2023, Bộ Công Thương thực hiện phân giao theo quý, tháng, Bộ Công Thương không cứng nhắc. Nếu đảm bảo đủ nguồn cung thì không bắt phải nhập" - Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói.
Trên cơ sở đóng góp ý kiến, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã đưa ra 2 kịch bản dự kiến về phân giao tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2023.
Theo đó, kịch bản thứ nhất, tỷ lệ tăng trưởng 10% so với năm 2022, tương đương 25 triệu 900 ngàn m3, tấn. Kịch bản thứ 2 tăng trưởng 15%, tương đương 26 triệu 760 ngàn m3, tấn.
Sản lượng này phải được phân bổ từng tháng, quý. Mỗi tháng quý căn cứ vào số liệu thực hiện trên phần mềm quản lý sẽ áp dụng từ 1/1/2023 để có điều chỉnh phù hợp.
"Trong phân giao này cần tách bạch tương đối giữa sản lượng nhập khẩu và mua hàng sản xuất trong nước. Nếu doanh nghiệp nào không có đủ năng lực thì liên kết với nhau để nhập. Từng doanh nghiệp phải có sản lượng nhập để khẳng định trong mọi tình huống có nguồn cung ra thị trường" - Bộ trưởng đề nghị và cho rằng, việc phân giao này phải căn cứ kế hoạch sản xuất của nhà máy trong nước, nhất là kế hoạch duy tu bảo dưỡng định kỳ để có sự điều chỉnh kịp thời.
Bộ trưởng cũng đề nghị các doanh nghiệp đầu mối thường xuyên báo cáo phản ánh những chi phí thực tế phát sinh để cập nhật với Bộ Tài chính. Ngày 20 hàng tháng, Bộ Tài chính sẽ rà soát các chi phí này.
Việt Anh
- Cùng chuyên mục
Bắc Ninh: Giáo dục cộng đồng về di sản văn hóa và ứng xử du lịch
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh (Đại học Thái Nguyên) tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Giáo dục cộng đồng về di sản văn hóa và ứng xử du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; Thực trạng và giải pháp”.
Đời sống - 06:20 06/04/2025
Thời tiết ngày 2/4: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trưa chiều nắng, Nam Bộ có mưa dông
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 2/4, Bắc Bộ trưa và chiều hửng nắng. Nam Bộ tiếp tục có mưa trái mùa, mưa dông chủ yếu xuất hiện vào chiều tối.
Đời sống - 06:38 02/04/2025
Giá vàng hôm nay 16/1: Bật tăng trở lại
Giá vàng hôm nay 16/1/2025 ghi nhận như sau: Cùng chiều với giá vàng thế giới, vàng trong nước cũng tăng theo với mức tăng 200.000 đồng, hiện ở mức 84,8 triệu đồng/lượng.
Đời sống - 06:17 16/01/2025
Giá xăng dầu hôm nay 29/12: Giá xăng dầu thế giới ghi nhận tuần “bỏ túi” 1,4%
Giá dầu Brent và dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) đều tăng 1,4% trong tuần này.
Đời sống - 06:23 29/12/2024
Giá tiêu hôm nay 28/12: Tăng thêm từ 500 đến 1,000 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay tại thị trường nội địa giao dịch trong khoảng 146,000 - 147,000 đồng/kg, thị trường tiếp tục tăng thêm từ 500 đến 1,000 đồng/kg so với hôm qua.
Đời sống - 06:02 28/12/2024
Giá tiêu hôm nay 16/11: Tăng 500 đến 1,000 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay 16/11/2024 thị trường nội địa trong khoảng 138,000 - 139,000 đồng/kg.
Đời sống - 05:57 16/11/2024
Giá heo hơi hôm nay 1/11: Điều chỉnh tăng nhẹ
Giá heo hơi hôm nay 1/11 điều chỉnh lên nhẹ ở một số tỉnh phía Bắc, mốc 64.000 đồng/kg đã trở lại thị trường.
Đời sống - 06:14 01/11/2024
Giá sầu riêng hôm nay 26/10: Thị trường ở mức cao, sầu Thái A đẹp lập đỉnh mới
Giá sầu riêng hôm nay 26/10, thị trường ở mức cao, sầu Thái A đẹp tại khu vực ĐBSCL có kho đã mua tới 150.000 đồng/kg; Ri6 A 125.000 đồng/kg.
Đời sống - 06:05 26/10/2024
Giá sầu riêng hôm nay 23/10: Thị trường tiếp tục tăng, Sầu Thái A 140.000 đồng/kg
Giá sầu riêng hôm nay 23/10, thị trường tiếp tục tăng, sầu Thái A 140.000 đồng/kg, Ri6 A 115.000 đồng/kg, tăng 5.000 đồng/kg so với hôm qua.
Đời sống - 04:57 23/10/2024
Giá heo hơi hôm nay 22/10: Đồng loạt giảm
Giá heo hơi hôm nay 22/10 đồng loạt điều chỉnh giảm. Ghi nhận một số địa phương đã ghi nhận mức giao dịch 60.000 đồng/kg.
Đời sống - 06:16 22/10/2024
- Tin mới
-
Asia Vibe - Phố hội sôi động mùa hè, tâm điểm an cư, đầu tư tại thành phố biên mậu
-
Tổng Bí thư: Binh chủng Tăng thiết giáp phải thật sự xứng đáng là lực lượng đột kích mạnh
-
Chứng khoán khối ngoại 22/4: Mua ròng gần 600 tỷ đồng trong phiên biến động mạnh
-
Chứng khoán phiên chiều 22/4: Thị trường hồi phục về cuối phiên nhờ lực mua bắt đáy tăng mạnh
-
Siết chặt quản lý dược: Bộ Y tế tăng cường thanh tra, mở đường dây nóng thông tin thuốc giả
-
Công ty Yến sào Khánh Hòa cam kết đồng hành cùng các cơ quan, doanh nghiệp, người tiêu dùng, gìn giữ chất lượng, bảo vệ thương hiệu, xây dựng niềm tin
- Đọc nhiều
-
1
Asia Vibe - Phố hội sôi động mùa hè, tâm điểm an cư, đầu tư tại thành phố biên mậu
-
2
Tổng Bí thư: Binh chủng Tăng thiết giáp phải thật sự xứng đáng là lực lượng đột kích mạnh
-
3
Chứng khoán khối ngoại 22/4: Mua ròng gần 600 tỷ đồng trong phiên biến động mạnh
-
4
Chứng khoán phiên chiều 22/4: Thị trường hồi phục về cuối phiên nhờ lực mua bắt đáy tăng mạnh
-
5
Siết chặt quản lý dược: Bộ Y tế tăng cường thanh tra, mở đường dây nóng thông tin thuốc giả
-
6
Công ty Yến sào Khánh Hòa cam kết đồng hành cùng các cơ quan, doanh nghiệp, người tiêu dùng, gìn giữ chất lượng, bảo vệ thương hiệu, xây dựng niềm tin