Cà phê Việt Nam hướng tới phân khúc cao cấp

14:48 18/07/2025

Với giá cà phê thế giới dự báo tiếp tục tăng, ngành cà phê Việt Nam có cơ hội "lập đỉnh" mới về giá bán và kim ngạch nếu sớm dịch chuyển từ xuất khẩu nguyên liệu sang chế biến sâu.

Nhiều thương hiệu cà phê Việt Nam đang tiến hành nghiên cứu và tạo lập các vùng nguyên liệu organic - Ảnh: VGP/Đỗ Hương
Nhiều thương hiệu cà phê Việt Nam đang tiến hành nghiên cứu và tạo lập các vùng nguyên liệu organic - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Dấu ấn mới của ngành cà phê

Ngành cà phê Việt Nam đang ghi dấu ấn mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2025 với kim ngạch xuất khẩu đạt 5,45 tỷ USD, vượt xa kỳ vọng ban đầu và mở ra triển vọng bứt phá trong năm nay. Những con số ấn tượng này không chỉ phản ánh sức bật của ngành mà còn là minh chứng cho sự chuyển mình trong chất lượng và giá trị gia tăng, đặc biệt với sự trỗi dậy của cà phê đặc sản. Thực tế hiện nay, Việt Nam đã bắt đầu sản xuất cà phê đặc sản với giá bán cao gấp rưỡi đến gấp đôi so với mặt bằng thế giới, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong chiến lược phát triển ngành.

Ông Phan Minh Thông, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Phúc Sinh, nhấn mạnh tiềm năng của dòng cà phê đặc sản từ vùng Tây Bắc, đặc biệt là Honey Process Coffee và Natural Process Specialty Coffee từ cà phê Arabica. Những sản phẩm này sở hữu hương vị độc đáo, độ chua, độ ngọt, độ cân bằng và độ sạch vượt trội, được khách hàng tại EU, Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác ưa chuộng. "Nhờ các thuộc tính đặc biệt, cà phê đặc sản không chỉ nâng cao giá trị gia tăng mà còn tạo nên câu chuyện văn hóa, thu hút người tiêu dùng hiện đại", ông Thông chia sẻ.

Ông Thông nhận định, sự cải thiện vượt bậc về chất lượng cà phê Việt Nam trong thập kỷ qua là một yếu tố then chốt. Công ty TNHH Vĩnh Hiệp (Gia Lai) cũng ghi dấu ấn khi kim ngạch xuất khẩu tăng 48% trong 6 tháng đầu năm, chủ yếu nhờ vào nhóm sản phẩm chế biến sâu như cà phê hòa tan và cà phê rang xay, đặc biệt tại thị trường EU. Ông Thái Như Hiệp, Giám đốc công ty, cho biết: "Sự thành công không chỉ đến từ giá cà phê cao mà còn từ câu chuyện trách nhiệm và minh bạch, đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của thị trường khó tính".

Tuy nhiên ngành cà phê vẫn phải đối diện nhiều thách thức trên thị trường quốc tế. EU tiếp tục là thị trường trọng điểm, chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam. Ông Trần Ngọc Quân, Tham tán thương mại tại Bỉ và EU, khuyến nghị doanh nghiệp tập trung vào dòng sản phẩm khác biệt như cà phê chất lượng cao, chế biến sâu, có chứng nhận và đặc sản. Thị trường này đang dịch chuyển mạnh sang tiêu dùng xanh, với các tiêu chuẩn về lao động, môi trường và quy trình sản xuất minh bạch. "Doanh nghiệp cần nhanh nhạy bắt kịp xu hướng này để duy trì lợi thế cạnh tranh," ông Quân nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa), cho rằng mục tiêu chiến lược không chỉ là sản lượng mà là gia tăng giá trị và phát triển bền vững. Ngành định hướng đẩy mạnh tái canh, phát triển vùng trồng chất lượng cao, áp dụng quy trình sản xuất có chứng nhận và tăng tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm chế biến sâu từ 10% hiện nay lên 25-30% trong những năm tới. Điều này đòi hỏi thích ứng với EUDR, vốn yêu cầu truy xuất nguồn gốc và loại bỏ liên quan đến phá rừng sau ngày 31/12/2020. Dù EU gia hạn thực thi EUDR đến 30/12/2025 cho doanh nghiệp lớn và 30/6/2026 cho doanh nghiệp nhỏ, đây vẫn là thách thức lớn nhưng cũng là cơ hội để nâng cao tiêu chuẩn.

Tái canh cây cà phê bằng giống chất lượng cao

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Môi trường, diện tích cà phê hiện tại khoảng 710.000 ha, vượt quy hoạch, nên không khuyến khích mở rộng thêm. Thay vào đó, định hướng đến năm 2030 là điều chỉnh quy mô xuống 610.000-640.000 ha, tập trung tái canh cây cà phê già cỗi bằng giống chất lượng cao và áp dụng kỹ thuật thâm canh. Đặc biệt, phát triển cà phê đặc sản được đặt ra với mục tiêu diện tích đạt 11.500 ha vào năm 2025, chiếm 2% tổng diện tíchvà tăng lên 19.000 ha vào năm 2030, với sản lượng dự kiến khoảng 11.000 tấn.

Để ứng phó với biến đổi khí hậu – nguyên nhân khiến sản lượng niên vụ 2024-2025 giảm 15-20% xuống còn 1,47 triệu tấn – Bộ khuyến khích nghiên cứu giống cà phê chịu hạn, áp dụng tưới nhỏ giọt và mô hình nông nghiệp tái sinh. Đồng thời, hệ thống dữ liệu vùng trồng tại các huyện như Krông Năng, Cư M'gar (Đắk Lắk) và Di Linh (Lâm Đồng) đã được triển khai, đảm bảo 100% diện tích cà phê có truy xuất nguồn gốc, tuân thủ Quy định không gây mất rừng của EU (EUDR). Bộ cũng thúc đẩy liên kết giữa nông dân, doanh nghiệp và thị trường, xây dựng chuỗi sản xuất chất lượng cao gắn với chứng nhận bền vững như 4C, UTZ, RFA.

Ông Trịnh Đức Minh, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột đánh giá Việt Nam đang hội nhập tốt với ngành cà phê nhờ nội lực ngày càng củng cố. Người dân và doanh nghiệp đã có cách ứng xử chuyên nghiệp hơn với thị trường, từ sản xuất đến quảng bá. Sự trỗi dậy của cà phê đặc sản, với giá bán cao hơn gấp rưỡi đến gấp đôi mặt bằng thế giới, là minh chứng rõ nét.

Để hiện thực hóa khát vọng xây dựng thương hiệu quốc gia, Chính phủ cần đóng vai trò kiến tạo. Việc đăng ký và bảo hộ chỉ dẫn địa lý như "Cà phê Buôn Ma Thuột" trên thị trường quốc tế là nền tảng quan trọng. Các chương trình xúc tiến thương mại nên chuyển từ quảng bá chung chung sang kể câu chuyện về vùng nguyên liệu, văn hóa cà phê phin và hành trình bền vững của nông dân. Về phía doanh nghiệp, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) cùng liên kết với nông dân để xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn cao là yếu tố then chốt.

Các sản phẩm như cà phê hòa tan và đặc sản không chỉ gia tăng giá trị kinh tế mà còn củng cố vị thế quốc tế. Tuy nhiên, thách thức từ biến đổi khí hậu, áp lực truy xuất nguồn gốc và cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa Chính phủ, doanh nghiệp và nông dân.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường, cùng với các hiệp hội và doanh nghiệp, đang xây dựng một chiến lược tổng thể, dài hạn. Từ tái canh giống chất lượng cao, áp dụng công nghệ tiên tiến, đến quảng bá thương hiệu, tất cả đều hướng tới mục tiêu đưa ngành cà phê Việt Nam đạt doanh thu 20 tỷ USD/năm như kỳ vọng. Với đà phát triển hiện tại, "vàng nâu" Việt Nam không chỉ là sản phẩm nông nghiệp mà còn là biểu tượng của sự bền vững và bản sắc quốc gia trên thị trường toàn cầu.

Theo Chinhphu.vn

  • Cùng chuyên mục

Mở rộng thị trường, quảng bá sản phẩm thế mạnh của hai nước Việt Nam, Lào

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài nhấn mạnh, Hội chợ mang ý nghĩa thiết thực, góp phần tăng cường kết nối kinh tế, thúc đẩy đầu tư, thương mại, mở rộng thị trường, quảng bá sản phẩm thế mạnh của hai nước Việt Nam, Lào.

Tin tức - 14:28 18/07/2025

Toàn văn phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 12 Khóa XIII

Sáng 18/7, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu khai mạc Hội nghị. Thương hiệu và Công luận trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Tin tức - 10:47 18/07/2025

Thời tiết ngày 18/7/2025: Hà Nội và nhiều nơi hứng chịu nắng nóng gay gắt, chiếu tối mưa rào

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết ngày 18/7/2025 tại Hà Nội và các vùng trên cả nước.

Tin tức - 05:30 18/07/2025

Nhập khẩu thép khổ rộng tăng 26 lần, Bộ Công Thương yêu cầu giám sát chặt

Bộ Công Thương đã có văn bản gửi Cục Hải quan đề nghị tăng cường giám sát và kiểm tra kỹ lưỡng hoạt động nhập khẩu nhóm hàng thép HRC có khổ lớn hơn 1.880 mm, tránh tình trạng khai báo không chính xác hoặc lách luật.

Tin tức - 14:42 17/07/2025

Thời tiết 17/7/2025: Bắc Bộ và Trung Bộ tiếp tục nắng nóng

Dự báo thời tiết 17/7/2025, miền Bắc bắt đầu nắng nóng mạnh và kéo dài trong 2 ngày. Trung Bộ duy trì nắng nóng gay gắt. Cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ vẫn mưa nhiều vào chiều tối.

Tin tức - 05:30 17/07/2025

Hải quan khu vực II: Cưỡng chế, dừng làm thủ tục hải quan với hai doanh nghiệp

Hai doanh nghiệp bị Chi cục Hải quan khu vực II áp dụng biện pháp cưỡng chế, dừng làm thủ tục hải quan do nợ thuế xuất nhập khẩu…

Tin tức - 21:13 16/07/2025

Thủ tướng: Tăng trưởng 8,3-8,5% năm 2025 không là 'mục tiêu bất khả thi'

Nhấn mạnh mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 8,3-8,5% trong năm 2025 là "không thể không làm" và cũng không phải là "mục tiêu bất khả thi", Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ 16 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cho các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị.

Tin tức - 14:00 16/07/2025

Ninh Bình dẫn đầu cả nước ở 3 môn thi tốt nghiệp THPT 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 – lần đầu tiên phổ điểm được công bố trước khi thí sinh biết điểm thi. Đáng chú ý, tỉnh Ninh Bình ghi dấu ấn mạnh mẽ với thành tích nổi bật: 3/12 môn thi có điểm trung bình cao nhất cả nước, gồm Toán, Tin học và Địa lý.

Tin tức - 13:16 16/07/2025

Xuất hiện áp thấp nhiệt đới, khả năng mạnh lên thành bão vào Biển Đông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng 16/7, một vùng áp thấp trên khu vực phía Đông của Philippines đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.

Tin tức - 11:22 16/07/2025

Thời tiết ngày 16/7: Bắc Bộ ngày nắng, chiều tối có mưa dông

Dự báo ngày 16/7, miền Bắc nắng nóng với mức nhiệt cao nhất trên 34 độ C. Từ Thanh Hóa đến Đà Nẵng có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C.

Tin tức - 05:30 16/07/2025