Vào ngày Tết, ngoài các món thịt rau thì nhiều người cũng trữ hoa quả để ăn trong đó có quả bưởi.
Ảnh minh họa.
1. Chọn bưởi:
- Có 2 loại bưởi diễn: 1) Chưng cúng thì trái rất to, đẹp, cành lá. Nhưng ăn bị khô, nhạt, không ngọt. 2) Trái nhỏ, xấu nhưng ăn rất ngon.
- Thường chọn loại 2, trái tầm 6 lạng - 1 kg. Cầm lên quả thấy nặng tay là bên trong mọng nước, không bị khô. Trái nào cúng thì lấy trái 1 kg vỏ láng bóng 1 chút. Nhìn cũng ổn áp mà ăn vẫn ngon.
- Để chắc ăn là bưởi mọng nước và ngọt đậm đà, nên check với chỗ mua: “bưởi này hái từ cây mấy tuổi?”. Vì cây càng lão làng, tầm 11 tuổi trở lên, thì 95% là trái ngọt đậm đà không khô.
- Nếu muốn để 2-3 tháng, các chị nên chọn trái có núm trên cuống quả. Vì như vậy vi khuẩn khó xâm nhập, hạn chế quả bị thối, chua.
2. Bảo quản bưởi:
- Mua bưởi về, rửa sạch lau khô (nhất là phần cuống, nếu bị ẩm vài hôm sẽ thối ngay)
- Lau xong thì lấy khăn, thấm 1 ít rượu, lau xung quanh quả bưởi. Sau 3-4 ngày lau, thì bưởi sẽ lên màu vàng đậm hơn bình thường, rất đẹp.
- Lấy vôi tôi chấm lên cuống quả. Bước này là để sát khuẩn, cũng như tránh cho vi khuẩn xâm nhập vào quả bưởi.
- Nếu muốn vỏ bưởi tươi lâu, không bị héo, các chị lấy khăn ẩm lau vỏ bưởi (tránh phần cuống). 2-3 ngày 1 lần. Cách này sẽ cấp nước cho quả, vỏ lâu bị nhăn nheo.
- Điều cuối cùng vô cùng quan trọng, phải kiểm tra thường xuyên. Nếu có trái nào bị thối, nục… phải loại ra ngay. Nếu để, thối nục nó sẽ lây lan sang trái khác.
THU TRANG