Có nên nới trần nợ công, thâm hụt ngân sách để “cứu” nền kinh tế?
Để tăng cường hiệu quả của các chính sách tài khóa và các gói hỗ trợ góp phần sớm phục hồi kinh tế, tạo động lực tăng trưởng mới trong dài hạn, nhiều chuyên gia cho rằng, cần chấp nhận nợ công tăng, thâm hụt ngân sách tăng, tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp trong tầm kiểm soát.
Bội chi NSNN năm 2021 ở mức 4% GDP
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, Bộ Tài chính đã điều hành linh hoạt chính sách tài khóa, hỗ trợ tăng trưởng và đảm bảo nguồn chi cho công tác phòng, chống dịch. Tổng số tiền thuế và thu ngân sách Nhà nước (NSNN) đã gia hạn, miễn, giảm theo các chính sách đã ban hành thực hiện năm 2020 đạt khoảng 129.000 tỷ đồng. Năm 2021, tiếp tục thực hiện một số chính sách đã ban hành trong năm 2020 và ban hành thêm nhiều chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế và các khoản thu NSNN để hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh tháo gỡ khó khăn, với quy mô dự kiến khoảng 140.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Minh Tân, Phó Vụ trưởng Vụ Ngân sách Nhà nước (NSNN), Bộ Tài chính, hiện dư địa chính sách tài khóa, tiền tệ đã giảm đáng kể. Cụ thể, bội chi NSNN năm 2021 đang phấn đấu ở mức 4% GDP theo dự toán; dự kiến năm 2022 cũng ở mức 4% GDP (tương ứng khoảng 5,1% GDP chưa điều chỉnh), đang tạo áp lực lớn trong việc cân đối NSNN các năm tới để đảm bảo mức bội chi ngân sách bình quân giai đoạn 2021 - 2025 trong phạm vi 3,7% GDP theo Văn kiện Đại hội Đảng XIII và Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội về Kế hoạch tài chính quốc gia, vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 - 2025.
Bên cạnh đó, thu NSNN khó khăn cũng là một thách thức trong thời gian tới. Điều này có nguyên nhân một mặt do tác động của dịch Covid -19 là nghiêm trọng và có thể kéo dài, sự đứt gãy các chuỗi cung ứng đòi hỏi phải có thời gian để kinh tế phục hồi (IMF dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2022 thấp hơn năm 2021); mặt khác do việc tiếp tục thực hiện miễn, giảm, giãn một số chính sách thu để hỗ trợ nền kinh tế. Trong khi đó, nhu cầu chi phòng, chống dịch bệnh lớn, nên áp lực gia tăng đối với cân đối NSNN, nhất là ngân sách trung ương…
Dư địa mở rộng chính sách tài khóa còn khá lớn
Tuy nhiên, theo TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính, chính sách tài khóa của Việt Nam gần 2 năm qua được thể hiện qua việc tăng cường kỷ luật tài khóa, kiểm soát thâm hụt NSNN và nợ công. Theo đó, thâm hụt ngân sách/GDP, nợ công/GDP, nợ chính phủ/GDP năm 2020 lần lượt ở mức 3,5%, 43,5% và 38,6% (theo GDP điều chỉnh). Cùng với đó, tăng cường các gói hỗ trợ tài khóa cùng với các gói hỗ trợ tiền tệ (miễn giảm, gia hạn thuế TNDN, TNCN, thuế GTGT, thuế sử dụng đất nông nghiệp, phí trước bạ ôtô sản xuất trong nước, tiền thuê đất...)
Ông Lực cũng thẳng thắn chỉ ra một số hạn chế, thách thức của chính sách tài khóa thời gian qua như: các gói hỗ trợ tài khóa chưa đủ lớn và rộng; thu ngân sách thiếu bền vững; phối hợp chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách khác cần tiếp tục cải thiện; kinh tế thế giới và Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn (nợ xấu tiềm ẩn, áp lực lạm phát tăng lên trong khi phải tiếp tục các chương trình phục hồi, gói hỗ trợ, ngân sách còn hạn hẹp...).
Tổng số tiền thuế và thu ngân sách Nhà nước (NSNN) đã gia hạn, miễn, giảm theo các chính sách đã ban hành thực hiện năm 2020 đạt khoảng 129.000 tỷ đồng
TS. Lực nhấn mạnh, có nhiều thách thức đối với chính sách tài khóa trong thời gian tới, một mặt phải đẩy mạnh hỗ trợ nền kinh tế, mặt khác phải kiểm soát lạm phát. Tuy nhiên, dư địa mở rộng chính sách tài khóa còn khá lớn và có phần thuận lợi hơn chính sách tiền tệ.
“Thâm hụt NSNN, nợ công được kiểm soát tốt trong giai đoạn trước, hiện vẫn trong tầm kiểm soát và thấp hơn các nước trong khu vực trong khi cơ hội tăng vay nợ trong nước (qua phát hành trái phiếu Chính phủ) với lãi suất thấp, rủi ro thấp, tạo dư địa gia tăng chi tiêu ngân sách cho phòng, chống dịch và phục hồi kinh tế; quy mô hỗ trợ tài khóa còn khá khiêm tốn; các cân đối lớn (thâm hụt ngân sách/GDP, nợ công/GDP, nghĩa vụ trả nợ/thu NSNN, lạm phát…) vẫn trong ngưỡng an toàn”, TS. Cấn Văn Lực cho biết.
Do đó, ông Lực cho rằng, nên chấp nhận tăng nợ công, thâm hụt ngân sách để bổ sung các gói hỗ trợ; tập trung nhiều vào hỗ trợ tiền mặt, giảm phí/chi phí, bảo lãnh tín dụng, cho vay ưu đãi (hỗ trợ lãi suất) hơn là giãn hoãn thuế, nghĩa vụ trả nợ.
“Chính sách tài khóa cần phải được triển khai nhanh, gọn, hiệu quả trên cơ sở ứng dụng mạnh công nghệ thông tin, dữ liệu, đồng thời, gắn chương trình phục hồi kinh tế với chiến lược phòng, chống dịch bệnh, đề án cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn…”, TS. Lực nêu ý kiến.
Cùng với đó, cần triển khai thêm hỗ trợ tài khóa và hỗ trợ khác như: tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT), thúc đẩy bảo lãnh vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) qua các quỹ bảo lãnh vay vốn DNNVV tại các địa phương; hỗ trợ 1 phần chi phí đầu vào cho DN (như giảm phí bảo hiểm xã hội, phí công đoàn, hỗ trợ chí phí xét nghiệm, chi phí “3 tại chỗ",...); đầu tư nâng cao năng lực y tế, thiết lập quỹ phòng chống dịch bệnh, tiến tới có quỹ khẩn cấp quốc gia; xem xét giảm 10% tiền điện, cước viễn thông trong năm 2022; tài trợ (20-30%) cho các dự án nâng cấp đổi mới công nghệ của DN trong một số lĩnh vực ưu tiên…
“Tổng các gói hỗ trợ tài khóa mới ước tính khoảng 400.000 tỷ đồng, trong đó ước thực chi khoảng 240.000 tỷ đồng (tương đương 3% GDP)”, TS. Cấn Văn Lực nói.
Còn theo bà Nguyễn Thị Mùi, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, việc giãn, giảm, miễn thuế Bộ Tài chính thực hiện thời gian qua như thế là đủ rồi. Không nên tiếp tục thực hiện miễn, giảm thuế. Bà Mùi cho rằng, trong điều hành chính sách tài khóa thời gian tới, cần mạnh dạn bội chi ngân sách. Bởi trên thực tế, lạm phát của chúng ta hiện thấp, trần nợ công an toàn và bội chi cũng ở ngưỡng an toàn. Trong bối cảnh đó, tăng chi cho đầu tư phát triển là đúng hướng.
“Tuy nhiên, điều chỉnh tăng bội chi cần phải chú ý khối lượng tiền lưu thông nhiều lên phải phối hợp chặt chẽ chính sách tài khóa và tiền tệ; tăng bội chi ngân sách, cái đáng quan tâm đó là năng lực trả nợ của nền kinh tế”, bà Nguyễn Thị Mùi lưu ý.
Diệp Diệp/ VOV.VN
- Cùng chuyên mục
Có chính sách ưu tiên cho tàu hàng đi Hoa Kỳ khi bị áp thuế đối ứng
Cơ quan quản lý chuyên ngành của Bộ Xây dựng đã yêu cầu các doanh nghiệp cảng theo dõi, có kế hoạch ứng phó với khả năng tăng lượng hàng container tồn đọng sau khi Hoa Kỳ áp thuế 46% hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Chính sách - 15:53 10/04/2025
Việt Nam có thể tăng trưởng cao nhất ASEAN+3
Kinh tế tiếp tục đà tăng trưởng tích cực trong cả 3 khu vực: Nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng ổn định; Công nghiệp tiếp tục xu hướng tích cực; Dịch vụ tiếp tục tăng khá....
Chính sách - 16:35 09/11/2024
Công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung ứng phó bão và mưa lũ sau bão
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 88/CĐ-TTg ngày 6/9/2024 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung ứng phó bão số 3 (bão YAGI) và mưa lũ sau bão.
Chính sách - 11:31 07/09/2024
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9/2024
Quy định mới về thang lương, bảng lương, phụ cấp lương với người lao động trong doanh nghiệp nhà nước; sửa quy định mua, bán ngoại tệ giữa dự trữ ngoại hối chính thức với ngân sách nhà nước... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9/2024.
Chính sách - 11:23 04/09/2024
Tăng cường đào tạo nhân lực chất lượng cao lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 83/CĐ-TTg ngày 23/8/2024 về việc tăng cường đào tạo nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây.
Chính sách - 11:36 25/08/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên khai mạc Diễn đàn Trí thức và chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài
Sáng 22/08 tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến dự và phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị Người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ tư và Diễn đàn Trí thức và chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, đón 400 kiều bào từ hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Chính sách - 14:09 22/08/2024
Đề xuất phạt tới 300 triệu đồng với vi phạm hành chính trong đầu tư kinh doanh
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Trong đó, dự thảo quy định rõ về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, hình thức xử phạt, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả.
Chính sách - 12:42 22/08/2024
Khai mạc Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Sáng 19/8/2024, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 36.
Chính sách - 09:54 19/08/2024
Pakistan cấp thị thực miễn phí cho thương nhân và khách du lịch Việt Nam
Pakistan sẽ cấp thị thực miễn phí cho thương nhân và khách du lịch đến từ 126 nước trong đó có Việt Nam có hiệu lực từ ngày 14/08/2024.
Chính sách - 13:50 15/08/2024
Phú Thọ: Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường sách giáo khoa và đồ dùng học tập trước thềm năm học mới 2024 - 2025
Trước thềm năm học mới, nhu cầu về đồ dùng học tập, sách giáo khoa đang tăng nhanh. Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 5 - Cục QLTT tỉnh Phú Thọ đã tăng cường kiểm soát hoạt động kinh doanh mặt hàng phục vụ năm học mới trên địa bàn huyện Thanh Sơn, Tân Sơn.
Chính sách - 16:57 14/08/2024
- Tin mới
-
Asia Vibe - Phố hội sôi động mùa hè, tâm điểm an cư, đầu tư tại thành phố biên mậu
-
Tổng Bí thư: Binh chủng Tăng thiết giáp phải thật sự xứng đáng là lực lượng đột kích mạnh
-
Chứng khoán khối ngoại 22/4: Mua ròng gần 600 tỷ đồng trong phiên biến động mạnh
-
Chứng khoán phiên chiều 22/4: Thị trường hồi phục về cuối phiên nhờ lực mua bắt đáy tăng mạnh
-
Siết chặt quản lý dược: Bộ Y tế tăng cường thanh tra, mở đường dây nóng thông tin thuốc giả
-
Công ty Yến sào Khánh Hòa cam kết đồng hành cùng các cơ quan, doanh nghiệp, người tiêu dùng, gìn giữ chất lượng, bảo vệ thương hiệu, xây dựng niềm tin
- Đọc nhiều
-
1
Asia Vibe - Phố hội sôi động mùa hè, tâm điểm an cư, đầu tư tại thành phố biên mậu
-
2
Tổng Bí thư: Binh chủng Tăng thiết giáp phải thật sự xứng đáng là lực lượng đột kích mạnh
-
3
Chứng khoán khối ngoại 22/4: Mua ròng gần 600 tỷ đồng trong phiên biến động mạnh
-
4
Chứng khoán phiên chiều 22/4: Thị trường hồi phục về cuối phiên nhờ lực mua bắt đáy tăng mạnh
-
5
Siết chặt quản lý dược: Bộ Y tế tăng cường thanh tra, mở đường dây nóng thông tin thuốc giả
-
6
Công ty Yến sào Khánh Hòa cam kết đồng hành cùng các cơ quan, doanh nghiệp, người tiêu dùng, gìn giữ chất lượng, bảo vệ thương hiệu, xây dựng niềm tin