Công nghệ số - ‘lá bài' chiến lược ngăn chặn vi phạm trong thương mại điện tử
Việc ứng dụng công nghệ số được kỳ vọng sẽ đóng góp tích cực cho công cuộc ngăn chặn vi phạm trong môi trường thương mại điện tử.
Khó khăn trong xử lý vi phạm trên môi trường mạng
Theo ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT, hiện nay, thói quen mua sắm của người tiêu dùng đã thay đổi, dẫn đến các cơ sở phải cắt giảm sự hiện diện trên phố để chuyển dịch hình thức kinh doanh sang online. Người tiêu dùng ở bất cứ đâu, bất cứ nơi nào, không phân biệt thành thị hay miền núi đều có thể trở thành người kinh doanh, buôn bán và dễ dàng đặt mua hàng hóa.
Dẫn số liệu cụ thể, ông Linh cho biết, nếu như năm 2020, doanh số bán lẻ trên Internet tại Việt Nam là 13 tỷ USD, đến năm 2022, con số này tăng vọt lên thành 35 tỷ USD. Bên cạnh đó, Việt Nam là nước có tỷ lệ dân số mua sắm cao nhất Đông Nam Á. Gần 1 nửa dân số Việt Nam mua sắm online, cao nhất Đông Nam Á với 49,3 triệu người, tương đương 41% tỷ lệ dân số.
Tuy nhiên, ông Trần Hữu Linh cũng chỉ ra rằng, thương mại điện tử đã và đang đặt ra nhiều thách thức mới cho các lực lượng chức năng trong đấu tranh phòng, chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng. Do vậy, ngăn chặn các hành vi vi phạm trên môi trường mạng, lãnh đạo Tổng cục cho rằng, cần phải có nguồn nhân lực, nhất là công cụ, phương pháp phù hợp chứ không thể “tay không bắt giặc”.
Bởi, theo ông Trần Hữu Linh, nếu không có những chế tài phù hợp, online sẽ trở thành nơi tàng trữ, phân phối, buôn bán hàng giả, từ đó làm giảm niềm tin của người tiêu dùng cũng như cản trở sự phát triển của nền kinh tế. "Chống gian lận thương mại, hàng giả trên mạng cần phải có giải pháp công nghệ cụ thể, để định danh, xác định được người mua, người bán, người vận chuyển, sản phẩm hàng hóa... từ đó góp phần phòng ngừa các rủi ro", Tổng cục trưởng Trần Hữu Linh nhấn mạnh.
Ảnh minh hoạ
Cần áp dụng giải pháp công nghệ tiên tiến
Ông Lê Đức Anh, Giám đốc Trung tâm Tin học và Công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho rằng, thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ, song rất nhiều người tiêu dùng gặp trở ngại khi mua sắm online. Đó là việc chất lượng hàng hóa kém hơn so với quảng cáo; giá cả thường cao hơn so với mua bán trực tiếp; chi phí vận chuyển cao; đặt hàng rắc rối; lo ngại thông tin cá nhân bị tiết lộ; dịch vụ chăm sóc khách hàng kém...
Trở ngại lớn nhất của người tiêu dùng trong mua sắm online đó là chất lượng hàng hóa. Nhiều khi đặt hàng xong, hàng nhận về khác xa so với hình ảnh quảng cáo. Do đó, cần áp dụng giải pháp công nghệ tiên tiến trong định danh người bán, người mua, truy xuất nguồn gốc hàng hóa trong thương mại điện tử để phòng chống hàng giả.
Theo ông Lê Đức Anh, những năm qua, các đơn vị chức năng của Bộ Công Thương đã và đang nỗ lực để hoàn thiện hạ tầng, khung pháp lý và chính sách phát triển thương mại điện tử và kinh tế số. Mới nhất, trong năm 2023, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã xây dựng hệ sinh thái số tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; trong đó bao gồm hệ thống quản lý và giải quyết phản ánh, tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử giữa người dân và doanh nghiệp.
Đặc biệt, hệ sinh thái số sẽ góp phần bảo vệ nhãn hàng trên môi trường trực tuyến, đảm bảo giao dịch trong thương mại điện tử, giải quyết khiếu nại tranh chấp, xác thực và định danh chủ thể trong thương mại điện tử... Qua đó, kỳ vọng, hệ sinh thái số tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả việc đấu tranh, phòng chống hàng giả trên môi trường mạng.
Cùng chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Bình Minh, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) kiến nghị các giải pháp về kinh doanh thương mại điện tử có trách nhiệm, hàng hóa có chất lượng và truy xuất nguồn gốc, bảo vệ môi trường; đào tạo kiến thức thương mại điện tử bền vững cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, phối hợp nhiều công cụ số, phát triển các nền tảng kinh doanh số; đẩy mạnh chuyển đổi số các địa phương, thu hẹp khoảng các giãn cách số giữa các khu vực; hoàn thiện hành lang pháp lý về thương mại điện tử, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi mua sắm online.
Hiện nhiều công nghệ mới hiện đại đã và đang được doanh nghiệp, cơ quan chức năng áp dụng. Theo ông Bùi Minh Cường, Giám đốc Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật (Bộ Khoa học và Công nghệ), nhằm tích cực chống hàng giả triệt để, Nhà xuất bản đã phối hợp với một số công ty sản xuất ra loại tem chống giả thông minh được Bộ Công an và Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận và đảm bảo chống giả tuyệt đối.
“Đối với tem khác khi quét ra hoặc photo lại thì không phân biệt được thật giả nhưng với loại tem thông minh này, khi quét sẽ phát hiện ra đâu là hàng giả và có kết nối cho đơn vị sản xuất là đã xuất hiện hàng giả”, ông Bùi Minh Cường cho biết.
Để đáp ứng nhu cầu trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Nhà xuất bản cũng đang phối hợp các đơn vị nghiên cứu, sản xuất tem chống hàng giả trên không gian mạng, dự kiến đưa vào áp dụng từ đầu năm 2025. Tương lai không xa, tất cả những xuất bản phẩm điện tử của Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật sẽ chống được sách lậu, sách giả trên không gian mạng.
Còn tại Trung tâm Mã số, mã vạch quốc gia (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ), Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa Quốc gia đã và đang vận hành, triển khai được đánh giá là giải pháp quan trọng góp phần bảo đảm chất lượng an toàn của sản phẩm hàng hóa, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, góp phần xây dựng nền kinh tế minh bạch, bền vững về truy xuất nguồn gốc hàng hóa.
Cổng có vai trò kết nối các hệ thống truy xuất nguồn gốc độc lập. Khi người tiêu dùng quét, Cổng sẽ liên kết dữ liệu truy xuất nguồn gốc lại với nhau để cung cấp cho người tiêu dùng bức tranh sơ bộ về sản phẩm qua các bước như: Công đoạn sản xuất, vận chuyển tới tận tay người tiêu dùng.
Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa Quốc gia đã được nghiệm thu từ tháng 11/2022. Thời gian tới, Cổng sẽ kết nối thêm với 6 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Bảo Lâm/vietq
- Cùng chuyên mục
Tập đoàn sản xuất quặng sắt, niken lớn nhất thế giới muốn mở rộng hợp tác tại Việt Nam
Trong chương trình tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng và hoạt động song phương tại Brazil, chiều 7/7, giờ địa phương, tại thành phố Rio de Janeiro, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Vale - Tập đoàn đa quốc gia của Brazil trong lĩnh vực kim loại, khai khoáng và logistics.
Kinh tế - 07:43 08/07/2025
Xuất khẩu phân bón 5 tháng đầu năm đạt hơn 372 triệu USD
Trong 5 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu phân bón đạt 947.654 tấn, trị giá 372,02 triệu USD, tăng 31,3% về lượng, tăng 26,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024.
Kinh tế - 20:44 15/06/2025
Nền kinh tế toàn cầu đang trên đà suy giảm mạnh nhất kể từ những năm 1960
Đó là nhận định của các chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB). Các chuyên gia cho rằng, tăng trưởng kinh tế toàn cầu suy yếu mà cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump là một yếu tố chính gây áp lực lên các nền kinh tế trên toàn thế giới.
Kinh tế - 07:55 13/06/2025
Bắc Giang: Giá trị sản xuất công nghiệp 5 tháng ước đạt 338,8 nghìn tỷ đồng
Giá trị sản xuất công nghiệp (giá hiện hành) tháng năm ước đạt hơn 78 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng ước đạt 338,8 nghìn tỷ đồng, tăng 27,06% so với cùng kỳ năm trước. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt cao nhất, hơn 300 nghìn tỷ đồng.
Kinh tế - 06:25 08/06/2025
Xuất khẩu thủy sản đẩy mạnh chiến lược đa dạng hóa
Sau những tháng tăng trưởng mạnh mẽ, xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã có dấu hiệu chững lại trong tháng 5/2025, với mức tăng thấp nhất kể từ đầu năm. Tuy vậy, kim ngạch xuất khẩu cả 5 tháng vẫn đạt hơn 4 tỷ USD, phản ánh những nỗ lực vượt khó của toàn ngành trong bối cảnh thị trường nhiều “sóng gió”.
Kinh tế - 06:12 04/06/2025
Tăng cường hợp tác thương mại nông sản giữa Việt Nam và Đức
Thương vụ Việt Nam tại Cộng hòa Liên bang Đức đã phối hợp cùng các đơn vị của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Hiệp hội Nông nghiệp Đức (German Agriculture Alliance - GAA) tổ chức Tọa đàm kết nối thương mại nông sản Việt Nam - Cộng hòa Liên bang Đức.
Kinh tế - 14:04 21/05/2025
Xuất khẩu nông sản Thái Lan sớm bị Việt Nam vượt qua
Các doanh nhân Thái Lan bày tỏ quan ngại trước việc nước này dần đánh mất vị thế dẫn đầu về xuất khẩu nông sản, khi mà Việt Nam – nhờ chính sách nhất quán từ chính phủ và sự đầu tư chiến lược đang vươn lên mạnh mẽ và có thể sớm vượt mặt Thái Lan trong lĩnh vực này.
Kinh tế - 07:29 12/05/2025
Động lực mới cho phát triển kinh tế
Tạp chí Thương hiệu và Công luận trân trọng giới thiệu bài viết: "Động lực mới cho phát triển kinh tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Kinh tế - 15:29 11/05/2025
Thúc đẩy thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ để phát triển bền vững
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ theo hướng công bằng, bền vững, lâu dài và để hỗ trợ cuộc đàm phán với Hoa Kỳ trong những ngày tới, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị thúc đẩy thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ.
Kinh tế - 06:28 10/05/2025
Kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp 4 tháng đạt 21,15 tỷ USD, tăng 10,7%
Số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Môi trường thể hiện, trong 4 tháng đầu năm 2025, ngành nông nghiệp và môi trường Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, với kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 21,15 tỷ USD, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2024.
Kinh tế - 14:12 07/05/2025
- Tin mới
-
Tỷ giá USD hôm nay 11/7: Biến động trái chiều tại các ngân hàng, USD Index nhích lên 97,75 điểm
-
Giá xăng dầu hôm nay 12/7: Tăng nhẹ do lo ngại thuế Mỹ và dư cung, trong nước điều chỉnh tăng
-
Giá cà phê hôm nay 12/7: Giảm mạnh trên toàn quốc, Lâm Đồng chạm đáy mới 89.500 đồng/kg
-
Giá tiêu hôm nay 12/7: Quay đầu giảm nhẹ, Lâm Đồng giữ vững mốc 140.000 đồng/kg
-
Giá heo hơi hôm nay 12/7: Miền Bắc và miền Nam giảm nhẹ, miền Trung – Tây Nguyên giữ giá
-
Giá vàng hôm nay 12/7: Tăng dữ dội, vàng SJC vọt lên 121 triệu đồng/lượng
- Đọc nhiều
-
1
Tỷ giá USD hôm nay 11/7: Biến động trái chiều tại các ngân hàng, USD Index nhích lên 97,75 điểm
-
2
Giá xăng dầu hôm nay 12/7: Tăng nhẹ do lo ngại thuế Mỹ và dư cung, trong nước điều chỉnh tăng
-
3
Giá cà phê hôm nay 12/7: Giảm mạnh trên toàn quốc, Lâm Đồng chạm đáy mới 89.500 đồng/kg
-
4
Giá tiêu hôm nay 12/7: Quay đầu giảm nhẹ, Lâm Đồng giữ vững mốc 140.000 đồng/kg
-
5
Giá heo hơi hôm nay 12/7: Miền Bắc và miền Nam giảm nhẹ, miền Trung – Tây Nguyên giữ giá
-
6
Giá vàng hôm nay 12/7: Tăng dữ dội, vàng SJC vọt lên 121 triệu đồng/lượng