Thương mại điện tử phát triển, hàng giả, hàng nhái nhãn hiệu, hàng xâm phạm SHTT có xu hướng gia tăng

Đây là chia sẻ của ông Đỗ Hồng Trung, Phó Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo 389 Quốc gia tại Lễ kỷ niệm Ngày “Phòng chống hàng giả, hàng nhái” 29/11 và trao tặng danh hiệu “Thương hiệu Vàng – Logo, Slogan ấn tượng” – năm 2023 diễn ra sáng nay (25/11) tại Hà Nội.

Ông Đỗ Hồng Trung, Phó Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo 389 Quốc gia phát biểu tại Lễ kỷ niệm Ngày “Phòng chống hàng giả, hàng nhái” 29/11 và trao tặng danh hiệu “Thương hiệu Vàng – Logo, Slogan ấn tượng” – năm 2023 (Ảnh: Nguyễn Kiên)Ông Đỗ Hồng Trung, Phó Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo 389 Quốc gia phát biểu tại Lễ kỷ niệm Ngày “Phòng chống hàng giả, hàng nhái” 29/11 và trao tặng danh hiệu “Thương hiệu Vàng – Logo, Slogan ấn tượng” – năm 2023 (Ảnh: Nguyễn Kiên)

Hằng năm, Thủ tướng Chính phủ lấy ngày 29/11 hằng năm làm ngày “Phòng chống hàng giả, hàng nhái”, nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về công tác phòng chống hàng giả, hàng nhái. Đây là thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ nhằm hỗ trợ, khích lệ các doanh nghiệp trong phát triển sản xuất kinh doanh, đặc biệt, hướng tới một thị trường hàng hoá trong sạch, lành mạnh và bền vững.

Thủ tướng Chính phủ lấy ngày 29/11 hằng năm làm ngày “Phòng chống hàng giả, hàng nhái”, nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về công tác phòng chống hàng giả, hàng nhái. (Ảnh: Nguyễn Kiên)

Nhân dịp kỷ niệm ngày “Phòng chống hàng giả, hàng nhái” năm 2023, đại diện Văn phòng thường trực 389 Quốc gia nhiệt liệt chúc mừng Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ Thương hiệu Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung và các doanh nghiệp đạt danh hiệu Thương hiệu vàng, logo, slogan ấn tượng năm 2023 nói riêng; sản xuất kinh doanh gặp nhiều thuận lợi và phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới và biểu dương những thành quả, kết quả của Hiệp hội chống hàng giả và các doanh nghiệp hội viên đã đạt được trong thời gian qua.

Vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm Quyền Sở hữu trí tuệ ngày một tinh vi

Trong năm 2023 Nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định xã hội trong bối cảnh biến động của địa chính trị và kinh tế thế giới diễn ra phức tạp, nhiều khó khăn thách thức phía trước đối với các ngành nghề kinh tế, trong đó có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá trong nước phục vụ nhu cầu mua sắm tiêu dùng nội địa và xuất khẩu đi quốc tế. Tuy nhiên, với tinh thần vượt khó trong từng hoàn cảnh cụ thể, tôi tin rằng mỗi doanh nghiệp có sự linh hoạt, sáng tạo tìm ra các giải pháp phù hợp để vượt khó, đảm bảo duy trì và thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thời gian tới.

Ngoài đối mặt với những khó khăn khách quan nói trên, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải đối mặt với nạn hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm Quyền Sở hữu trí tuệ (SHTT) ngày một tinh vi, phức tạp hơn.

Đặc biệt, lợi dụng sự phát triển của thương mại điện tử, thông qua các nền tảng xã hội thì hàng giả, hàng nhái nhãn hiệu, hàng xâm phạm SHTT có xu hướng gia tăng trong thời gian qua, các đối tượng xấu đã thực hiện các hành vi; buôn lậu, sản xuất hàng giả, kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm QSHTT trên các lĩnh vực như; đồ uống, đồ ăn khô là bánh kẹo, thời trang, thuốc lá, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, thuốc tân dược, linh kiện điện tử, xe máy, phụ tùng ô tô, xe máy, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...vv nhìn tổng quan, tất cả các sản phẩm hàng hoá trên thị trường đều có nguy cơ bị làm giả làm nhái đưa vào lưu thông. Các hành vi này trái với quy định pháp luật Việt Nam, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ người dân, doanh thu của doanh nghiệp cũng như thất thu ngân sách nhà nước về thuế.

Ông Đỗ Hồng Trung, Phó Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo 389 Quốc gia phát biểu tại Lễ kỷ niệm Ngày “Phòng chống hàng giả, hàng nhái” 29/11 và trao tặng danh hiệu “Thương hiệu Vàng – Logo, Slogan ấn tượng” – năm 2023 (Ảnh: Nguyễn Kiên)

Nhiều giải pháp cần chú trọng

Trước thực trạng sự phát triển của thương mại điện tử, thông qua các nền tảng xã hội thì hàng giả, hàng nhái nhãn hiệu, hàng xâm phạm SHTT có xu hướng gia tăng, ông Đỗ Hồng Trung, Phó Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo 389 Quốc gia đề xuất nhiều giải pháp truyền tải đến Hiệp hội chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam cũng như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nước:

Cụ thể, đối với hiệp hội VATAP ông Trung đề xuất:

Thứ nhất, Hiệp hội VATAP tiếp tục đại diện cho hội viên trong việc phối hợp với các tổ chức kinh tế và các cơ quan thực thi công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp một cách tích cực và hiệu quả hơn.

Chủ động trong công tác tìm kiếm, chia sẻ thông tin với các lực lượng chức năng về các đối tượng có hành vi sản xuất kinh doanh, vận chuyển, cất giữ và buôn bán hàng giả gây ảnh hưởng tới doanh nghiệp hội viên nói riêng cũng như vi phạm pháp luật Việt Nam nói chung để xử lý theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, Hiệp hội cần tăng cường công tác trao đổi kinh nghiệm, học tập các mô hình trong nước và quốc tế trong công tác chống hàng giả, xây dựng và bảo vệ thương hiệu để hỗ trợ cho hội viên tốt hơn trong thời gian tới.

Thứ ba, tổ chức tuyên truyền cho hội viên chủ trương, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, giúp các hội viên tránh được các vi phạm trong quá trình sản xuất, kinh doanh, xác lập quyền và nghĩa vụ của mình đảm bảo sản xuất kinh doanh bền vững trong thời gian tới.

Đối với khối doanh nghiệp ông Đỗ Hồng Trung đề xuất Khối doanh nghiệp cần chấp hành tốt các quy định của pháp luật Việt Nam trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tuyên truyền trong nội tại doanh nghiệp đến người lao động, người thân nói không với hàng giả hàng nhái, hàng vi phạm quyền SHTT, đồng thời thường xuyên chia sẻ thông tin đến các lực lượng chức năng thực thi công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả mọi lúc mọi nơi, mọi hình thức; Phát huy những giá trị đã đạt được về sản phẩm, về thương hiệu, về giải thưởng và nắm bắt nhu cầu, xu hướng thị trường, xu hướng tiêu dùng để đưa ra các sản phẩm hàng hoá chất lượng cao và có tính cạnh tranh tốt hơn trong thời gian tới.

Đồng thời, tăng cường công tác bảo vệ sản phẩm, bảo vệ thương hiệu thông qua các biện pháp như đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, kiểu dáng công nghiệp, thương hiệu sản phẩm và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chống hàng giả của doanh nghiệp thông qua các phần mềm điện tử, tem điện tử.

 Kiều Tuyết

Bài liên quan

Cùng chuyên mục