Cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực tại Việt Nam ngày càng đi vào chiều sâu
Theo đánh giá của Liên Hợp quốc, tham nhũng đã trở thành một vấn nạn toàn cầu mà không quốc gia nào có thể tránh khỏi. Các báo cáo cho thấy, tham nhũng trên toàn cầu đã cướp đi khoảng 5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới, tương đương 2,6 nghìn tỷ USD.
Ngày Quốc tế Phòng, chống tham nhũng được tổ chức trên toàn cầu vào ngày 9/12 hàng năm nhằm nâng cao nhận thức về tham nhũng và các cách để chống lại "căn bệnh" toàn cầu này.

Đối với Việt Nam, những năm gần đây đã quyết liệt triển khai các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và kiên quyết xử lý những trường hợp tham nhũng, vi phạm điều lệ Đảng, vi phạm pháp luật Nhà nước. Thực tế, cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực ngày càng đi vào chiều sâu, với phương châm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, bất kể người đó là ai. Cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân và đang trở thành xu thế không thể đảo ngược.
Đại tá, PGS.TS Phạm Văn Sơn, nguyên Quyền Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn quân sự, Bộ Quốc phòng đã trao đổi về phòng chống tham nhũng trên toàn cầu.
Thưa PGS.TS Phạm Văn Sơn, "căn bệnh" tham nhũng xuất hiện khi nào?
PGS Phạm Văn Sơn: Chúng ta cần biết rằng, tham nhũng là sản phẩm của xã hội có giai cấp và Nhà nước. Có nhà nước là có nguy cơ sinh ra "căn bệnh" tham nhũng, không phân biệt Nhà nước đó là XHCN hay TBCN.
Theo Báo cáo chỉ số cảm nhận tham nhũng năm 2022 do tổ chức Minh bạch quốc tế công bố trên thế giới: Không có quốc gia nào là không có tham nhũng; không có Nhà nước nào là hoàn toàn minh bạch và trong sạch.
Báo cáo cho thấy, Đan Mạch là quốc gia có điểm số cao nhất thế giới trong bảng xếp hạng. Nhưng cũng chỉ đạt là 90/100 điểm. Và Việt Nam xếp thứ hạng là 80/180 nước trong bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng. Như vậy, đồng nghĩa là còn có 100 quốc gia, vùng lãnh thổ đang xếp dưới nước ta trong bảng xếp hạng đó.
Những vụ tham nhũng lớn trên thế giới, thưa PGS?
PGS Phạm Văn Sơn: Trong lịch sử và đặc biệt là những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến nhiều vụ án tham nhũng gây chấn động thế giới, nhất là với những người đứng đầu của bộ máy Nhà nước. Nổi lên trong số đó có vụ Watergate với bê bối lợi dụng quyền lực chính trị để trục lợi từ năm 1972 - 1974 của Tổng thống Mỹ Richard Nixon, buộc ông phải từ chức trước khi bị phế truất.
Hay như là Arnoldo Aleman, Tổng thống thứ 81 của Nicaragua đã bị bắt với cáo buộc tham nhũng liên quan đến 100 triệu USD. Hay cựu Tổng thống Philippines Joseph Estrada phạm tội nhận 80 triệu USD vì nhận "lại quả" về thuế và tiền hối lộ của các quan chức, phải ngồi tù chung thân vào năm 2013.
Hay như cựu nữ Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye bị kết án 20 năm tù giam vì các tội danh tham nhũng và sử dụng trái phép các quỹ "đen" của chính phủ vào năm 2016... Điều đó cho thấy rõ hơn, tham nhũng là vấn nạn của tất cả các nước, không phân biệt thể chế chính trị.

Hiện nay, tham nhũng là vấn đề mang tính toàn cầu nhưng đồng thời nó cũng chứa đựng những yếu tố đặc thù cả về tính chất, mức độ gắn với từng quốc gia. Về cơ bản, mỗi quốc gia có những nguyên nhân, điều kiện phát sinh tham nhũng riêng, nhưng cũng có một số nguyên nhân, điều kiện mang tính chất chung, tương đồng.
PV: Nguyên nhân tương đồng mà ông muốn nói đến ở đây là gì?
Đại tá Phạm Văn Sơn: Có thể kể đến điều kiện mang tính chất chung, tương đồng đó là sự phát triển của các hình thái Nhà nước, đặc biệt là trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế, chính trị đã tạo ra tiền đề khách quan cho tham nhũng nảy sinh phát triển.
Khi quản lý kinh tế -xã hội còn lỏng lẻo, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện hoặc việc thực thi pháp luật còn yếu; bộ máy hành chính Nhà nước còn cồng kềnh; một số cơ chế xin - cho vẫn tồn tại, chính sách đãi ngộ, nhất là vấn đề tiền lương cho cán bộ công chức chưa thỏa đáng, phẩm chất chính trị, đạo đức của những người có chức có quyền bị suy thoái...… Đây là những căn nguyên trực tiếp của tham nhũng cần phải được quan tâm giải quyết để kiểm soát, hạn chế tham nhũng.
Tham nhũng, tiêu cực được Đảng ta xác định là một trong bốn nguy cơ đe dọa đến sự tồn vong của chế độ. Vì sao tham nhũng, tiêu cực lại có thể gây ra những thiệt hại khó kiểm soát như vậy?
PGS Phạm Văn Sơn: Hậu quả của tham nhũng là vô cùng nguy hại. Nó làm suy giảm lòng tin của nhân dân với Đảng và hệ thống chính trị, cản trở quá trình đi lên CNXH của đất nước, làm chậm nhịp độ phát triển, hạn chế các nguồn lực đầu tư, gây thiệt hại lớn cho Nhà nước và người dân cũng như doanh nghiệp; phá hoại những giá trị đạo đức tốt đẹp, làm tha hóa đạo đức của cán bộ, gây bất bình trong xã hội, làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo.
Bởi lẽ đó, tham nhũng được Đảng ta coi là kẻ thù, là giặc nội xâm và là một trong bốn nguy cơ lớn của sự nghiệp cách mạng, cũng như của chế độ XHCN. Do vậy, phòng chống tham nhũng là cuộc đấu tranh lâu dài, khó khăn, phức tạp và được Đảng ta quan tâm tiến hành trong suốt quá trình cách mạng, đặc biệt là trong quá trình đổi mới. Phòng chống tham nhũng là nhằm làm trong sạch Đảng và bộ máy Nhà nước, để phát triển đất nước.
Trân trọng cảm ơn PGS!
Theo VOV.vn
- Cùng chuyên mục
Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Đà Nẵng có gì mới lạ?
Nhiều hoạt động hấp dẫn đang chờ đón người dân và du khách đến thành phố biển Đà Nẵng trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Xã hội - 05:59 21/04/2025
Thời tiết ngày 15/4: Miền Bắc nắng nóng, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, khu vực Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, trưa chiều trời nắng. Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối và tối có mưa rào và dông, khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Xã hội - 06:48 15/04/2025
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc đã trở thành một trụ cột quan trọng, góp phần xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của quan hệ song phương.
Xã hội - 06:15 15/04/2025
50 năm thống nhất đất nước: Ngày 14/4/1975, Chiến dịch mang tên Hồ Chí Minh
Ngày 14/4/1975, thể theo nguyện vọng của toàn quân, toàn dân, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương chính thức đặt tên Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định là Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Xã hội - 06:14 14/04/2025
Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới
Hội nhập quốc tế đã trở thành một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển quốc gia kể từ công cuộc Đổi mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều chuyển biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, đòi hỏi tư duy về hội nhập cũng phải được cập nhật và nâng tầm trong kỷ nguyên mới. Bài viết "Vươn mình trong hội nhập quốc tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm là một chỉ đạo quan trọng, thể hiện cách tiếp cận mới của Đảng về hội nhập trong điều kiện đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới.
Xã hội - 07:20 12/04/2025
Toàn văn phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII
Tạp chí Thương hiệu và Công luận trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII.
Xã hội - 11:14 10/04/2025
Đề xuất quy định mới về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH
Bộ Nội vụ đề xuất quy định mới về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.
Xã hội - 09:14 10/04/2025
Tàu Thống nhất thiết kế đặc biệt sẽ lăn bánh chào mừng ngày 30/4
Đường sắt tổ chức chạy đôi tàu thiết kế riêng mang tên "Đoàn tàu Thống nhất" dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam 30/4.
Xã hội - 14:16 09/04/2025
Bắc Giang tập trung nguồn lực ưu tiên phát triển các dự án nhà ở xã hội
Tỉnh Bắc Giang đang tập trung nguồn lực ưu tiên phát triển các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) dành cho công nhân và đối tượng thu nhập thấp theo Quyết định số 444/QĐ-TTg ngày 27/2/2025 của Thủ tướng Chính phủ.
Xã hội - 10:33 09/04/2025
Chuyến công tác của Chủ tịch Quốc hội thành công tốt đẹp: Xung lực mới cho quan hệ hợp tác Việt Nam - Armenia - Uzbekistan
Chuyến thăm chính thức Armenia, Uzbekistan của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã kết thúc thành công, thổi một “luồng gió mới” cho quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp sẵn có giữa Việt Nam với hai nước, đồng thời mở ra một thời kỳ hợp tác toàn diện, hiệu quả hơn.
Xã hội - 09:52 09/04/2025
- Tin mới
-
Asia Vibe - Phố hội sôi động mùa hè, tâm điểm an cư, đầu tư tại thành phố biên mậu
-
Tổng Bí thư: Binh chủng Tăng thiết giáp phải thật sự xứng đáng là lực lượng đột kích mạnh
-
Chứng khoán khối ngoại 22/4: Mua ròng gần 600 tỷ đồng trong phiên biến động mạnh
-
Chứng khoán phiên chiều 22/4: Thị trường hồi phục về cuối phiên nhờ lực mua bắt đáy tăng mạnh
-
Siết chặt quản lý dược: Bộ Y tế tăng cường thanh tra, mở đường dây nóng thông tin thuốc giả
-
Công ty Yến sào Khánh Hòa cam kết đồng hành cùng các cơ quan, doanh nghiệp, người tiêu dùng, gìn giữ chất lượng, bảo vệ thương hiệu, xây dựng niềm tin
- Đọc nhiều
-
1
Asia Vibe - Phố hội sôi động mùa hè, tâm điểm an cư, đầu tư tại thành phố biên mậu
-
2
Tổng Bí thư: Binh chủng Tăng thiết giáp phải thật sự xứng đáng là lực lượng đột kích mạnh
-
3
Chứng khoán khối ngoại 22/4: Mua ròng gần 600 tỷ đồng trong phiên biến động mạnh
-
4
Chứng khoán phiên chiều 22/4: Thị trường hồi phục về cuối phiên nhờ lực mua bắt đáy tăng mạnh
-
5
Siết chặt quản lý dược: Bộ Y tế tăng cường thanh tra, mở đường dây nóng thông tin thuốc giả
-
6
Công ty Yến sào Khánh Hòa cam kết đồng hành cùng các cơ quan, doanh nghiệp, người tiêu dùng, gìn giữ chất lượng, bảo vệ thương hiệu, xây dựng niềm tin