Đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả: Cần sự chung tay của cả cộng đồng

09:48 29/07/2022

Tại buổi tọa đàm “Nhận diện và giải pháp ngăn chặn buôn lậu, hàng giả, hàng nhái và gian lận thương mại”, các đại biểu đánh giá: “Tình hình buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại hiện nay vẫn diễn biến phức tạp, thủ đoạn tinh vi, khó lường…”.

Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), Trần Hữu Linh
Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường, Trần Hữu Linh

Ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương

Từ đầu năm 2022, khi dịch Covid-19 giảm thì thực trạng và quy mô tình hình buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại  tăng trở lại, mức độ ngày càng tinh vi, phức tạp. 

Hàng giả hiện xuất hiện ở hầu hết các ngành hàng khác nhau và tại nhiều địa phương. Nhiều vụ việc vi phạm có tính chất rất nghiêm trọng, nhất là kinh doanh hàng hóa trên môi trường thương mại điện tử, chuyển phát nhanh, gây khó khăn cho công tác kiểm tra, xử lý của lực lượng chức năng.

Trước thực trạng đó, để ngăn chặn, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm, Tổng cục Quản lý thị trường đang hoàn thiện, trình lãnh đạo Bộ Công Thương xem xét trình Thủ tướng Chính phủ 3 Đề án về công tác chống hàng giả, đó là.

Đề án xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm. Muốn chống hàng giả triệt để thì cần phải có một hệ thống truy xuất nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Đây là chiến lược dài hạn và rất quan trọng; Đề án chống gian lận thương mại trên môi trường thương mại điện tử; Đề án nâng cao năng lực thực thi cho lực lượng Quản lý thị trường. 

Các đề án trên sẽ phân công nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, các lực lượng thực thi trong công tác đấu tranh chống hàng giả, gian lận thương mại.

Tôi cho rằng, để đấu tranh hiệu quả với vấn nạn này, các lực lượng chức năng thực thi cần đẩy mạnh công tác phối hợp chặt chẽ; đẩy mạnh truyền thông, tuyên truyền đến các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh không sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng hóa kém chất lượng, hàng gian lận thương mại; tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật để người dân không tiếp tay, mua, sử dụng hàng hóa vi phạm.

Đồng thời, tích cực tuyên truyền, vận động người dân hưởng ứng, tham gia Chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” theo Quyết định số 386/QĐ-TTg ngày 17/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Chủ tịch Hiệp hội chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP), Nguyễn Đăng Sinh
Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP), Nguyễn Đăng Sinh

Ông Nguyễn Đăng Sinh, Chủ tịch Hiệp hội chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) 

Đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại cần đồng bộ và sự chung tay của cả cộng đồng xã hội.

Với chức năng, nhiệm vụ của mình, những năm qua, Hiệp hội VATAP đã chủ động đồng hành cùng các lực lượng chức năng thực thi, các doanh nghiệp trong công tác đấu tranh, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại và đạt nhiều kết quả tích cực.

Trong tình hình mới, nhiệm vụ, khối lượng công việc nhiều; công tác phối hợp, tuyên truyền đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại còn nhiều phức tạp, đòi hỏi Hiệp hội và các đơn vị trực thuộc và các doanh nghiệp hội viên cần tích cực thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, chú trọng xây dựng, phát triển thương hiệu, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; đồng hành cùng các cơ quan, đơn vị, các lực lượng chức năng, thực hiện có hiệu quả trong công tác hoạt động và sản xuất, kinh doanh, bảo đảm quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Nhân đây, Hiệp hội VATAP cũng đề nghị các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thành viên khi phát hiện sản phẩm của mình bị làm giả thì cần chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng, nhất là lực lượng Quản lý thị trường trong việc cung cấp hồ sơ, chứng từ pháp lý để làm cơ sở giúp cơ quan thực thi kiểm tra, xử lý vi phạm.

Trưởng phòng quản lý hoạt động thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công Thương), Nguyễn Hữu Tuấn
Trưởng phòng Quản lý hoạt động thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Bộ Công Thương - Nguyễn Hữu Tuấn

Trưởng phòng Quản lý hoạt động thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Bộ Công Thương - Nguyễn Hữu Tuấn

Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp thì việc kinh doanh trên môi trường thương mại điện tử như chiếc  phao cứu sinh cho các doanh nghiệp để tồn tại qua mùa đại dịch.

Tuy nhiên, khi giá trị và số lượng các giao dịch thương mại tăng lên qua nền tảng này đi kèm đó cũng là vấn đề hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm trên môi trường trực tuyến cũng tăng cao, thủ đoạn tinh vi, phức tạp hơn.

Đặc biệt, các đối tượng vi phạm, livestream bán hàng ở một nơi nhưng kho hàng hóa lại ở một địa chỉ khác, thậm chí ở nhiều tỉnh, thành phố khác nhau, gây khó khăn cho công tác nắm bắt, kiểm tra, xử lý vi phạm của lực lượng chức năng.

Bên cạnh đó, cũng phải nhìn nhận rằng, chính bản thân nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa chú trọng đến việc bảo vệ thương hiệu của đơn vị mình. Do vậy, công tác truyền thông đôi khi cũng còn hạn chế hoặc các doanh nghiệp biết là sản phẩm hàng hóa của mình bị làm giả nhưng không muốn công khai việc nhận dạng hàng giả. Doanh nghiệp cũng chưa quan tâm áp dụng công nghệ mới trong việc bảo vệ sản phẩm hàng hóa của mình, như ứng dụng về truy xuất nguồn gốc hay tem chống giả.

Về phía người tiêu dùng, đôi khi vẫn biết là hàng giả, hàng nhái nhưng vẫn chuộng thương hiệu đó và vẫn muốn sử dụng vì giá rẻ nên đã vô tình tiếp tay cho thực trạng hàng giả phát triển. 

Giám Đốc Nhà máy URC Hà Nội (Công ty TNHH URC Việt Nam), Phạm Quốc Lộc
Giám Đốc Nhà máy URC Hà Nội (Công ty TNHH URC Việt Nam), Phạm Quốc Lộc

Giám Đốc Nhà máy URC Hà Nội (Công ty TNHH URC Việt Nam), Phạm Quốc Lộc

Vấn nạn hàng giả, hàng nhái đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội, ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp làm ăn chân chính, đến quyền lợi, sức khỏe người tiêu dùng và kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Chúng tôi tự hào về sản phẩm của mình luôn bảo đảm chất lượng, đúng nguồn gốc xuất xứ và an toàn vệ sinh thực phẩm. Công ty không ngừng đầu tư về kỹ thuật và nghiên cứu, áp dụng công nghệ để kiểm soát, bảo đảm sản phẩm luôn đạt chất lượng, phục vụ người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, URC cũng chú trọng thực hiện chiến dịch truyền thông, giới thiệu tên những nhãn hàng sản phẩm chính hãng của doanh nghiệp trên những kênh truyền thông fanpage, website… để người tiêu dùng nhận biết và từ đó, doanh nghiệp cũng nhận được những phản hồi của khách hàng về thông tin sản phẩm khi xuất hiện hàng giả. 

Đối với những kênh phân phối hàng hóa của URC thì đơn vị cũng thực hiện hướng dẫn những nhà phân phối biết cách xác định hàng thật, hàng giả. Nhân viên phân phối hàng hóa phải sát sao với thị trường, để phát hiện kịp thời những hàng giả, hàng nhái, từ đó phối hợp cùng cơ quan chức năng triển khai biện pháp ngăn chặn, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 

Nguyễn Kiên (lược ghi)

Theo Thuonghieucongluan.com.vn

  • Cùng chuyên mục

Siết chặt quản lý dược: Bộ Y tế tăng cường thanh tra, mở đường dây nóng thông tin thuốc giả

Trước diễn biến phức tạp của tình trạng thuốc giả và thuốc không rõ nguồn gốc, đặc biệt sau vụ triệt phá đường dây sản xuất dược phẩm giả quy mô lớn tại Thanh Hóa, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã có những động thái quyết liệt. Bên cạnh việc cảnh báo khẩn cấp, cơ quan này còn chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm nghiệm trên toàn quốc, đồng thời thiết lập đường dây nóng để kịp thời tiếp nhận và xử lý thông tin liên quan đến thuốc giả, bảo vệ sức khỏe người dân một cách tối đa.

Chống hàng giả - 15:40 22/04/2025

Tăng cường hậu kiểm thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng

Sau khi vụ việc sản xuất, buôn bán thuốc giả, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả với quy mô lớn, được phát hiện tại Thanh Hoá, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đề nghị các địa phương tăng cường hậu kiểm các sản phẩm này.

Chống hàng giả - 11:00 22/04/2025

Vụ sữa giả: Sở Công Thương Hà Nội không tiếp nhận hồ sơ tự công bố các sản phẩm

Liên quan đến vụ án gần 600 loại sữa giả, vừa được Bộ Công an triệt phá, Sở Công Thương Hà Nội cho hay, do không phải là đơn vị có quyền quản lý nhà nước đối với các sản phẩm sữa do Công ty cổ phần Dược phẩm quốc tế Rance Pharma, Công ty cổ phần Dinh dưỡng Hacofood Group sản xuất, nên Sở không tiếp nhận hồ sơ tự công bố đối với các sản phẩm sữa của 2 đơn vị này.

Chống hàng giả - 20:24 19/04/2025

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an đẩy nhanh điều tra vụ đường dây sản xuất thuốc giả

Phó Thủ tướng Lê Thành Long thay mặt Thủ tướng ký công điện về xử lý vụ sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Chống hàng giả - 21:05 17/04/2025

Công an Thanh Hóa hé lộ thủ đoạn của đường dây sản xuất thuốc giả "khủng"

Công an tỉnh Thanh Hóa vừa triệt phá một đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả "khủng" do Nguyễn Tiến Đạt (SN 1991; ngụ quận Thanh Xuân, Hà Nội) cầm đầu với nhiều thủ đoạn hoạt động vô cùng tinh vi.

Chống hàng giả - 20:40 17/04/2025

Từ vụ sản xuất, kinh doanh sữa bột giả - Bộ Y tế yêu cầu rà soát toàn diện

Sau khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết đã triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với 573 nhãn hiệu, Bộ Y tế yêu cầu rà soát toàn diện các hoạt động công bố sản phẩm, điều kiện an toàn thực phẩm…

Chống hàng giả - 09:45 16/04/2025

Buôn lậu thuốc lá: Cuộc chiến không hồi kết

Buôn lậu thuốc lá đang trở thành vấn nạn nhức nhối, gây thất thu lớn cho ngân sách nhà nước. Trong bối cảnh thuế thuốc lá điếu tăng cao, nguy cơ buôn lậu càng trở nên phức tạp hơn bao giờ hết, đặc biệt là sự xuất hiện của thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng.

Chống hàng giả - 08:00 03/04/2025

Quảng Bình: Triệt phá đường dây ma túy khủng, thu giữ gần 30.000 viên ma túy tổng hợp

Ngày 2/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Quảng Bình thông báo đã triệt phá thành công một đường dây mua bán trái phép chất ma túy lớn, thu giữ gần 30.000 viên ma túy tổng hợp và bắt giữ 3 đối tượng cầm đầu. Đây là một chiến công đáng kể trong cuộc chiến chống tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh.

Chống hàng giả - 20:40 02/04/2025

BCĐ 389 Lạng Sơn: Quyết liệt đấu tranh với những phương thức thủ đoạn mới về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Chiều 01/4, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Lạng Sơn tổ chức cuộc họp đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác quý I, phương hướng nhiệm vụ thời gian tới. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Đoàn Thanh Sơn, Trưởng BCĐ 389 Lạng Sơn chủ trì cuộc họp.

Chống hàng giả - 19:10 01/04/2025

Tuyên 8 năm tù cho đối tượng làm giả mũ bảo hiểm Nón Sơn

Tòa án Nhân dân huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng vừa tuyên phạt Nguyễn Sơn Trung 8 năm tù giam về tội "buôn bán hàng giả". Hành vi của Trung bị Tòa án đánh giá là vi phạm nghiêm trọng pháp luật hình sự, xâm phạm trực tiếp đến chính sách quản lý thị trường của Nhà nước, đồng thời gây thiệt hại đến quyền lợi hợp pháp của nhà sản xuất chân chính và người tiêu dùng.

Chống hàng giả - 20:16 26/03/2025