Dùng thuốc điều trị Covid-19 không rõ nguồn gốc: Tiền mất tật mang

09:23 24/09/2021

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều người dân có tâm lý “phòng bệnh hơn chữa bệnh", lợi dụng điều này nhiều đối tượng đã nhập lậu các loại thuốc điều trị Covid-19 không rõ nguồn gốc, chưa được Bộ Y tế cấp phép lưu hành về Việt Nam tiêu thụ.

Tràn lan hàng "xách tay"

Gần đây, trên thị trường xuất hiện nhiều quảng cáo thuốc Arbidol, Areplivir xuất xứ từ Ấn Độ, Nga có khả năng tăng đề kháng, phòng tránh trong điều trị Covid-19. Tài khoản Chuyên Tẹt Nguyễn thành viên nhóm “Chuyên hàng xách tay Nga” trên mạng xã hội Facebook quảng cáo loại thuốc dự phòng Arbidol "giúp điều hoà hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, chống lại virus Covid-19 tối đa", dùng cho cả người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên.

Giá bán cũng không quá đắt loại màu xanh dành cho người muốn phòng bệnh và trẻ em với giá 380.000 đồng/hộp 10 viên. Màu đỏ dành cho đối tượng là F0 - F1 - F2, có giá 480.000/hộp 10 viên. Loại màu xanh đậm dành cho người "bị F0 nặng" có giá 4,2 triệu đồng/hộp 40 viên. "Dùng không hết có thể để dành uống phòng ngừa cúm hàng năm, thuốc hiệu quả và không gây tác dụng phụ"- chủ tải khoản quảng cáo.

Không chỉ quảng cáo bán thuốc dự phòng Covid-19, tài khoản Hương Thanh trên mạng Facebook còn chào mời mua thuốc điều trị Covid-19 mang tên Areplivir, Coronavir. “Thuốc Areplivir, Coronavir do các công ty dược phẩm CHLB Nga sản xuất có tác dụng chữa bệnh cho các trường hợp F0 hiệu quả, không dùng cho phòng bệnh Covid-19. Liệu trình uống tùy vào trọng lượng cơ thể uống từ 8 - 10 viên trong 10 ngày liên tiếp sẽ có kết quả âm tính ngay.

Hàng "xịn", có tác dụng chữa bệnh nên giá bán 3 - 4 triệu đồng/hộp 40 viên”- tài khoản Hương Thanh quảng cáo. Trên một hội nhóm "điều trị F0 tại nhà" hoạt động trên Facebook, cũng xuất hiện không ít lời mời chào mua thuốc Molnupiravir 400mg có tác dụng điều trị Covid-19 với giá 6,5 triệu đồng/hộp và giao tận nhà trên toàn quốc.

Xử lý nghiêm các vi phạm

Thông tin từ Ban chỉ đạo 389 TP Hà Nội cho thấy, từ cuối tháng 8 đến nay lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội liên tục phát hiện các đối tượng buôn lậu thuốc điều trị Covid-19. Cụ thể ngày 2/9, Đội QLTT số 13 (Cục QLTT Hà Nội) qua kiểm tra đã phát hiện Nguyễn Thu Huyền trú tại phường Yên Hòa (Cầu Giấy) tàng trữ 26.000 viên thuốc điều trị Covid-19 do nước ngoài sản xuất không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Ngày 1/9, Đội QLTT số 7 (Cục QLTT Hà Nội) đã phát hiện Nguyễn Thúy Hường trú tại xã Ngũ Hiệp (Thanh Trì) tàng trữ, buôn bán 4.300 viên thuốc điều trị Covid-19 do nước ngoài sản xuất nhưng không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.

Hàng trăm hộp thuốc điều trị Covid -19 nhập lậu bị Đội QLTT số 6 phát hiện. thu giữHàng trăm hộp thuốc điều trị Covid -19 nhập lậu bị Đội QLTT số 6 phát hiện. thu giữ

 

Trước đó, trong tháng 8, đội QLTT số 6 phối hợp với Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường (Công an TP Hà Nội) kiểm tra điểm tập kết, kinh doanh hàng hóa tại đường Đại Mỗ (Nam Từ Liêm) đã phát hiện 100 hộp thuốc trị Covid-19.

Đại diện đội QLTT số 6 cho biết, toàn bộ số thuốc này do nước ngoài sản xuất không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Chủ cơ sở là Trương Văn An khai nhận đã thu mua các sản phẩm trôi nổi trên mạng xã hội với giá từ 100 nghìn - 1 triệu đồng/hộp sau đó bán với giá cao gấp 3 - 4 lần để kiếm lời.

Cục trưởng Cục QLTT Hà Nội Chu Xuân Kiên thông tin, qua các vụ việc phát hiện thời gian qua cho thấy, thủ đoạn của các đối tượng buôn lậu thuốc điều trị Covid-19 chưa được Bộ Y tế cấp phép sử dụng là lợi dụng loại hình quà biếu, quà tặng qua đường bưu chính quốc tế, chia nhỏ lô hàng, khai báo hàng hóa trị giá thấp, khai sai tên hàng để trốn tránh sự quản lý của cơ quan chức năng.

Chia sẻ về giải pháp kiểm soát thị trường chống buôn lậu, Phó Cục trưởng Cục QLTT TP Hà Nội Nguyễn Minh Hùng thông tin: "Đơn vị đã tăng cường rà soát trên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội qua đó phát hiện, xử lý những đối tượng nhập lậu, kinh doanh thuốc điều trị Covid-19 không rõ nguồn gốc, chưa được Bộ Y tế cấp phép, thu lời bất chính”.

Mặc dù lực lượng QLTT đã tích cực ngăn chặn tình trạng buôn lậu các mặt hàng y tế, nhưng Phó Chủ tịch Hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu TP Hà Nội Phạm Bá Dục cho rằng, Bộ Y tế cần công khai các tổ chức được phép nhập khẩu những mặt hàng thuốc hỗ trợ để điều trị cho người bệnh bị nhiễm Covid-19. “Bộ Y tế cần phối hợp với các đơn vị truyền thông, tuyên truyền cho người dân hiểu rõ hiện nay trên thế giới chưa có thuốc đặc trị cho người bị nhiễm Covid-19, qua đó không tiếp tay tiêu thụ những loại thuốc này” - ông Dục kiến nghị.

Ý kiến của cơ quan quản lý, chuyên gia cho thấy người dân không nên mua thuốc điều trị Covid-19 bán trôi nổi, chưa được kiểm chứng, cấp phép. Thuốc phòng bệnh Covid tốt nhất hiện nay vẫn là ý thức tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch, khuyến cáo 5K của Bộ Y tế...

Lê Nam

  • Cùng chuyên mục

Siết chặt quản lý dược: Bộ Y tế tăng cường thanh tra, mở đường dây nóng thông tin thuốc giả

Trước diễn biến phức tạp của tình trạng thuốc giả và thuốc không rõ nguồn gốc, đặc biệt sau vụ triệt phá đường dây sản xuất dược phẩm giả quy mô lớn tại Thanh Hóa, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã có những động thái quyết liệt. Bên cạnh việc cảnh báo khẩn cấp, cơ quan này còn chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm nghiệm trên toàn quốc, đồng thời thiết lập đường dây nóng để kịp thời tiếp nhận và xử lý thông tin liên quan đến thuốc giả, bảo vệ sức khỏe người dân một cách tối đa.

Chống hàng giả - 15:40 22/04/2025

Tăng cường hậu kiểm thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng

Sau khi vụ việc sản xuất, buôn bán thuốc giả, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả với quy mô lớn, được phát hiện tại Thanh Hoá, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đề nghị các địa phương tăng cường hậu kiểm các sản phẩm này.

Chống hàng giả - 11:00 22/04/2025

Vụ sữa giả: Sở Công Thương Hà Nội không tiếp nhận hồ sơ tự công bố các sản phẩm

Liên quan đến vụ án gần 600 loại sữa giả, vừa được Bộ Công an triệt phá, Sở Công Thương Hà Nội cho hay, do không phải là đơn vị có quyền quản lý nhà nước đối với các sản phẩm sữa do Công ty cổ phần Dược phẩm quốc tế Rance Pharma, Công ty cổ phần Dinh dưỡng Hacofood Group sản xuất, nên Sở không tiếp nhận hồ sơ tự công bố đối với các sản phẩm sữa của 2 đơn vị này.

Chống hàng giả - 20:24 19/04/2025

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an đẩy nhanh điều tra vụ đường dây sản xuất thuốc giả

Phó Thủ tướng Lê Thành Long thay mặt Thủ tướng ký công điện về xử lý vụ sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Chống hàng giả - 21:05 17/04/2025

Công an Thanh Hóa hé lộ thủ đoạn của đường dây sản xuất thuốc giả "khủng"

Công an tỉnh Thanh Hóa vừa triệt phá một đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả "khủng" do Nguyễn Tiến Đạt (SN 1991; ngụ quận Thanh Xuân, Hà Nội) cầm đầu với nhiều thủ đoạn hoạt động vô cùng tinh vi.

Chống hàng giả - 20:40 17/04/2025

Từ vụ sản xuất, kinh doanh sữa bột giả - Bộ Y tế yêu cầu rà soát toàn diện

Sau khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết đã triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với 573 nhãn hiệu, Bộ Y tế yêu cầu rà soát toàn diện các hoạt động công bố sản phẩm, điều kiện an toàn thực phẩm…

Chống hàng giả - 09:45 16/04/2025

Buôn lậu thuốc lá: Cuộc chiến không hồi kết

Buôn lậu thuốc lá đang trở thành vấn nạn nhức nhối, gây thất thu lớn cho ngân sách nhà nước. Trong bối cảnh thuế thuốc lá điếu tăng cao, nguy cơ buôn lậu càng trở nên phức tạp hơn bao giờ hết, đặc biệt là sự xuất hiện của thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng.

Chống hàng giả - 08:00 03/04/2025

Quảng Bình: Triệt phá đường dây ma túy khủng, thu giữ gần 30.000 viên ma túy tổng hợp

Ngày 2/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Quảng Bình thông báo đã triệt phá thành công một đường dây mua bán trái phép chất ma túy lớn, thu giữ gần 30.000 viên ma túy tổng hợp và bắt giữ 3 đối tượng cầm đầu. Đây là một chiến công đáng kể trong cuộc chiến chống tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh.

Chống hàng giả - 20:40 02/04/2025

BCĐ 389 Lạng Sơn: Quyết liệt đấu tranh với những phương thức thủ đoạn mới về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Chiều 01/4, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Lạng Sơn tổ chức cuộc họp đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác quý I, phương hướng nhiệm vụ thời gian tới. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Đoàn Thanh Sơn, Trưởng BCĐ 389 Lạng Sơn chủ trì cuộc họp.

Chống hàng giả - 19:10 01/04/2025

Tuyên 8 năm tù cho đối tượng làm giả mũ bảo hiểm Nón Sơn

Tòa án Nhân dân huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng vừa tuyên phạt Nguyễn Sơn Trung 8 năm tù giam về tội "buôn bán hàng giả". Hành vi của Trung bị Tòa án đánh giá là vi phạm nghiêm trọng pháp luật hình sự, xâm phạm trực tiếp đến chính sách quản lý thị trường của Nhà nước, đồng thời gây thiệt hại đến quyền lợi hợp pháp của nhà sản xuất chân chính và người tiêu dùng.

Chống hàng giả - 20:16 26/03/2025