Giải pháp nào chặn đứng đường cát nhập lậu?

11:37 18/06/2021

Các ngành chức năng đang quyết liệt phối hợp đồng bộ để giải quyết tận gốc việc hàng trăm nghìn tấn đường nhập lậu qua biên giới làm lũng đoạn thị trường đường trong nước.

Đường lậu vào nước ta tăng theo cấp số nhân

Thời gian qua, việc buôn lậu, vận chuyển trái phép đường qua biên giới vẫn tăng theo chiều hướng phức tạp. Chỉ trong đợt cao điểm Tết Nguyên đán 2021 đã có hàng chục vụ với gần 20.000 kg đường nhập lậu bị phát hiện.

Theo số liệu thống kê của tổ chức Đường quốc tế (ISO), ước tính mỗi năm, lượng đường nhập lậu vào Việt Nam từ 500.000 tấn lên đến gần 1 triệu tấn, chủ yếu từ Campuchia và Lào, với giá rẻ hơn 1.000-2.000 đồng/kg.

Cả 2 nguồn đường không rõ nguồn gốc xuất xứ của Campuchia và Lào, từ 2008 - 2019, lượng nhập lậu vào Việt Nam hàng năm ước tính từ 100.000 - 890.661 tấn. Trong đó, từ 2015 - 2019, con số này tăng đột biến lên 490.000 - 890.000 tấn/năm, tương đương 30% đến trên 100% so với lượng đường sản xuất trong nước.

Đường lậu khiến ngân sách nhà nước thâm hụt lớn, doanh nghiệp đường bị cạnh tranh nên phải thu hẹp quy mô sản xuất, thậm chí ngưng hoạt động, người dân trồng mía không đảm bảo thu nhập, thua lỗ và có xu hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng.

Mạnh tay dập tắt "cơn dịch" đường lậu

Để tạo ra sân chơi công bằng và bảo vệ người tiêu dùng, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã yêu cầu các lực lượng chức năng thực hiện tăng cường công tác phát hiện, đấu tranh, bắt giữ và xử lý các hành vi buôn lậu, tăng cường kiểm tra, giám sát đối với mặt hàng đường cát nhập khẩu trên thị trường. 

BCĐ 389 quốc gia cũng đã đề xuất đưa yêu cầu truy xuất nguồn gốc mặt hàng đường thành yêu cầu bắt buộc đối với mọi cơ sở sản xuất chế biến đường. Theo đó, hệ thống này cần kết hợp với công nghệ như sử dụng mã QR nhằm kiểm tra tính hợp pháp và xuất xứ hàng hóa một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Các đơn vị chức năng cần điều tra, xử lý nghiêm thành phần bảo kê, tiếp tay cho buôn lậu và gian lận thương mại đường nhập lậu; tăng mức xử phạt với hành vi vi phạm.

Gần 150 tấn đường cát nghi vấn hàng nhập lậu được cơ quan chức năng bắt giữ tại TP Hồ Chí Minh hôm 15/5 vừa qua. Nguồn: vov.vn.Gần 150 tấn đường cát nghi vấn hàng nhập lậu được cơ quan chức năng bắt giữ tại TP Hồ Chí Minh hôm 15/5 vừa qua (Nguồn: vov.vn)

Bộ Tài Chính cũng đã kiến nghị Bộ Công Thương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 qui định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nâng mức phạt tiền và hình thức phạt bổ sung đối với trường hợp cố ý vận chuyển hoặc vận chuyển nhiều lần mặt hàng đường nhập lậu.

Song song đó, nhà nước cần tiếp tục kiểm soát nhập khẩu, đấu tranh quyết liệt, ngăn chặn một cách hiệu quả, triệt phá, xử lý nghiêm tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại đường từ Thái Lan và các nước tuồn vào Việt Nam. Lực lượng chức năng cần thường xuyên có các chiến dịch kiểm tra, rà soát, xử lý nghiêm vi phạm ở thị trường nội địa.

Chuyên gia kinh tế Hoàng Trọng Khuê nhận định: "Thuế chống phá giá, chống trợ cấp tạm thời được coi là giải pháp quan trọng. Ngoài việc các cơ quan chức năng đang nổ lực hết sức để ngăn chặn nạn đường lậu, người tiêu dùng cũng cần tỉnh táo hơn trong việc lựa chọn sử dụng đường có nhãn mác, đảm bảo các quy chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài ra, nông dân cần tiếp tục cải tiến quy trình canh tác nâng cao năng suất cây mía. Một khi chúng ta làm chủ được thị trường trong nước mới có thể đạt được mục tiêu xa hơn bên ngoài Việt Nam".

Để đạt được điều này, các doanh nghiệp cần chủ động phối hợp với các cơ quan ban ngành để đưa ra những phương án, giải pháp phù hợp, nhằm tạo điều kiện, hỗ trợ, giúp đỡ cho người nông dân yên tâm bám trụ với nghề, tạo ra được vùng nguyên liệu ổn định, bền vững. Cùng với những chính sách phòng vệ từ chính quyền, các doanh nghiệp, nhà máy cần nỗ lực tìm kiếm những giải pháp "gần" bà con nông dân hơn để cùng vực dậy, mở rộng vùng nguyên liệu năng suất cao trong dài hạn. Các chương trình hỗ trợ về giống, thuốc trừ sâu, củng cố thủy lợi, đầu tư giao thông…., đảm bảo quyền lợi cho người trồng mía trên phương châm "cùng thắng, cùng chia sẻ rủi ro" nên được tính toán áp dụng tại nhiều địa phương. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng gợi ý doanh nghiệp cần tăng cường công tác nghiên cứu chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, công tác bảo vệ thực vật, giống…; Sớm hiện đại hóa các nhà máy, đa dạng các sản phẩm, phụ phẩm từ bã mía như điện, phân bón…

Kết hợp đồng bộ cùng lúc nhiều giải pháp một cách chặt chẽ và quyết liệt không chỉ giúp tăng cường "sức đề kháng" cho ngành đường trong thời kỳ hội nhập, mà còn mở ra lộ trình phát triển bền vững cho người trồng mía cũng như ngành mía đường Việt Nam.

 Theo VTV

Tags:
Tags:
  • Cùng chuyên mục

Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Đà Nẵng có gì mới lạ?

Nhiều hoạt động hấp dẫn đang chờ đón người dân và du khách đến thành phố biển Đà Nẵng trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.

Xã hội - 05:59 21/04/2025

Thời tiết ngày 15/4: Miền Bắc nắng nóng, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, khu vực Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, trưa chiều trời nắng. Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối và tối có mưa rào và dông, khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Xã hội - 06:48 15/04/2025

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc đã trở thành một trụ cột quan trọng, góp phần xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của quan hệ song phương.

Xã hội - 06:15 15/04/2025

50 năm thống nhất đất nước: Ngày 14/4/1975, Chiến dịch mang tên Hồ Chí Minh

Ngày 14/4/1975, thể theo nguyện vọng của toàn quân, toàn dân, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương chính thức đặt tên Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định là Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Xã hội - 06:14 14/04/2025

Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Hội nhập quốc tế đã trở thành một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển quốc gia kể từ công cuộc Đổi mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều chuyển biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, đòi hỏi tư duy về hội nhập cũng phải được cập nhật và nâng tầm trong kỷ nguyên mới. Bài viết "Vươn mình trong hội nhập quốc tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm là một chỉ đạo quan trọng, thể hiện cách tiếp cận mới của Đảng về hội nhập trong điều kiện đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới.

Xã hội - 07:20 12/04/2025

Toàn văn phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Tạp chí Thương hiệu và Công luận trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII.

Xã hội - 11:14 10/04/2025

Đề xuất quy định mới về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH

Bộ Nội vụ đề xuất quy định mới về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.

Xã hội - 09:14 10/04/2025

Tàu Thống nhất thiết kế đặc biệt sẽ lăn bánh chào mừng ngày 30/4

Đường sắt tổ chức chạy đôi tàu thiết kế riêng mang tên "Đoàn tàu Thống nhất" dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam 30/4.

Xã hội - 14:16 09/04/2025

Bắc Giang tập trung nguồn lực ưu tiên phát triển các dự án nhà ở xã hội

Tỉnh Bắc Giang đang tập trung nguồn lực ưu tiên phát triển các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) dành cho công nhân và đối tượng thu nhập thấp theo Quyết định số 444/QĐ-TTg ngày 27/2/2025 của Thủ tướng Chính phủ.

Xã hội - 10:33 09/04/2025

Chuyến công tác của Chủ tịch Quốc hội thành công tốt đẹp: Xung lực mới cho quan hệ hợp tác Việt Nam - Armenia - Uzbekistan

Chuyến thăm chính thức Armenia, Uzbekistan của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã kết thúc thành công, thổi một “luồng gió mới” cho quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp sẵn có giữa Việt Nam với hai nước, đồng thời mở ra một thời kỳ hợp tác toàn diện, hiệu quả hơn.

Xã hội - 09:52 09/04/2025